HOẠT ĐỘNG VỀ THÔNG TIN THUỐC, DƯỢC LÂM SÀNG,

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP cơ sở thực tập khoa dược bệnh viện đa khoa sông thương bắc giang (Trang 61 - 66)

DƯỢC TRONG BỆNH VIỆN.

9.1. Hoạt động của hội đồồ̀ng thuốc điều trị

9.1.1. Tổ chức

Hội đồng thuốc và điều trị gồm 8 thành viên do Giám đốc thành lập:

Thành phần hội đồng gồm:

STT Họ và Tên

1 Dương Quốc Huy

2 Vũ Thị Hòa

3 Nguyễn Văn Biển

4 Đinh Thị Minh

Nguyệt

5 Nguyễn Quang Đường

6 Đào Hữu Tiến

7 Nguyễn Đức Vinh

8 Nguyễn Đức Vạn

9.1.2. Hoạt động của hội đồng.

Hoạt động của Hội đồng Thuốc và điều trị trong bệnh viện được thực hiện quy định tại Điều 11 Thông tư 21/2013/TT-BYT quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và điều trị trong bệnh viện do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, theo đó:

1) Hội đồng họọ̣p định kỳ hai tháng 1 lần hoặc đột xuất do Chủ tịch Hội đồng triệu tập. Hội đồng có thể họọ̣p đột xuất để giải quyết các vấn đề phát sinh giữa các kỳ họọ̣p định kỳ của Hội đồng.

2) Hội đồng xây dựng quy chế làm việc, kế hoạch hoạt động và nội dung họọ̣p định kỳ trong 1 năm.

3) Phó Chủ tịch kiêm ủy viên thường trực Hội đồng chịu trách nhiệm tổng hợp tài liệu liên quan về thuốc cho các buổi họọ̣p của Hội đồng. Tài liệu phải được gửi trước cho các ủy viên Hội đồng để nghiên cứu trước khi họọ̣p.

4) Hội đồng thảo luận, phân tích và đề xuất ý kiến, ghi biên bản và trình Giám đốc bệnh viện phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

5) Hội đồng thực hiện sơ kết, tổng kết và báo cáo định kỳ 6 và 12 tháng theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này.

6) Phân công nhiệm vụ cho các thành viên và thành lập các tiểu ban Chủ tịch Hội đồng phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên. Tùy vào quy mô của Hội đồng, Giám đốc bệnh viện ra quyết định thành lập một trong các nhóm (tổ) hoặc tiểu ban và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong tiểu ban:

+ Tiểu ban xây dựng danh mục thuốc và giám sát sử dụng thuốc trong bệnh viện; + Tiểu ban giám sát sử dụng kháng sinh và theo dõi sự kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh thường gặp;

+ Tiểu ban xây dựng hướng dẫn điều trị;

+ Tiểu ban giám sát ADR và sai sót trong điều trị; + Tiểu ban giám sát thông tin thuốc.

9.2. Hoạt động DLS, thông tin thuốc

- Tham gia phân tich, đanh gia tinh hinh sư dung thuôc;

- Tham gia tư vấn trong quá trình xây dựng danh mục thuốc của đơn vị, đưa ra

ý kiến hoặc cung cấp thông tin dựa trên bằng chứng về việc thuốc nào nên đưa vào hoặc bỏ ra khỏi danh mục thuốc để bảo đảm mục tiêu sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả;

- Tham gia xây dựng các quy trình chun mơn liên quan đến sử dụng thuốc: quy trình pha chế thuốc (dùng cho chuyên khoa nhi, chuyên khoa ung bướu, dịch truyền nuôi dưỡng nhân tạo ngồi đường tiêu hóa), hướng dẫn điều trị, quy trình kỹ thuật của bệnh viện;

- Tham gia xây dựng quy trình giám sát sử dụng đối với các thuốc trong danh mục (bao gồm các thuốc có khoảng điều trị hẹp, nhiều tác dụng phụ nghiêm trọọ̣ng, kháng sinh, thuốc cần pha truyền đặc biệt (chuyên khoa nhi, ung bướu), thuốc cần điều kiện bảo quản đặc biệt) do Giám đốc bệnh viện ban hành trên cơ sở được tư vấn của Hội đồng Thuốc và Điều trị;

- Hướng dẫn và giám sát việc sử dụng thuốc trong bệnh viện;

51

- Thông tin thuôc cho người bệnh va cán bộ y tê: dược sĩ lâm sàng cập nhật thông tin sử dụng thuốc, thông tin về thuốc mới, thông tin cảnh giác dược gửi đến cán bộ y tế và đến người bệnh bằng nhiều hình thức khác nhau như: trực tiếp, văn bản, bảng tin bệnh viện, thư điện tử, tranh ảnh, tờ hướng dẫn, trang thông tin điện tử;

- Tập huấn, đào tạo về dược lâm sàng: dược sĩ lâm sàng lập kế hoạch, chuẩn bị tài liệu, cập nhật kiến thức sử dụng thuốc cho bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên, hộ sinh viên của đơn vị mình. Kế hoạch và nội dung được Giám đốc bệnh viện phê duyệt;

- Báo cáo định kỳ hằng tháng, hằng quý, hằng năm và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Ban Giám đốc, Hội đồng Thuốc và Điều trị: Dược sĩ lâm sàng báo cáo công tác sử dụng thuốc trong buổi họọ̣p của Hội đồng Thuốc và Điều trị hoặc buổi giao ban của đơn vị, có ý kiến trong các trường hợp sử dụng thuốc chưa phù hợp;

- Theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) và là đầu mối báo cáo các phản ứng có hại của thuốc tại đơn vị theo quy định hiện hành;

- Tham gia các hoạt động, cơng trình nghiên cứu khoa họọ̣c, đặc biệt là các nghiên cứu liên quan đến vấn đề sử dụng thuốc an toàn - hợp lý, vấn đề cải tiến chất lượng và nâng cao hiệu quả công tác dược lâm sàng, nghiên cứu sử dụng thuốc trên lâm sàng;

- Tham gia hội chẩn chuyên môn về thuốc, đặc biệt trong các trường hợp bệnh nặng, bệnh cần dùng thuốc đặc biệt, người bệnh bị nhiễm vi sinh vật kháng thuốc;

- Tham gia bình ca lâm sàng định kỳ tại khoa lâm sàng, tại bệnh viện;

- Giám sát chặt chẽ việc tuân thủ quy trình sử dụng thuốc đã được Hội đồng Thuốc và Điều trị thông qua và Giám đốc bệnh viện phê duyệt;

- Tham gia xây dựng và thực hiện quy trình giám sát điều trị thông qua theo dõi nồng độ thuốc trong máu (Therapeutic Drug Monitoring - TDM) tại các bệnh viện có điều kiện triển khai TDM.

9.3. Theo dõi phản ứng có hại của thuốc và hướng giải quyết:

- Đối với điều dưỡng và bác sĩ điều trị:

+ Điều dưỡng khi thấy biến cố bất lợi xảy ra báo cáo ngay cho bác sĩ biết.

52

+ Bác sĩ, điều dưỡng theo dõi trong suốt quá trình thực hiện thuốc trên bệnh nhân, đặc biệt là các thuốc có nguy cơ cao gây ADR. Bác sĩ điều trị xử trí các triệu chứng lâm sàng kịp thời. Bác sĩ, điều dưỡng ghi chép ADR và cách xử lý vào bệnh án, vào sổ theo dõi ADR của khoa.

+ Bác sĩ điều trị, điều dưỡng thông báo cho dược sĩ lâm sàng.

- Đối với dược sĩ lâm sàng và Dược sĩ phụ trách ADR:

+ Dược sĩ xuống khoa lâm sàng xem xét hồ sơ bệnh án, tiền sử dùng thuốc của bệnh nhân, đồng thời theo dõi tiến triển lâm sàng và chỉ số xét nghiệm của bệnh nhân trước và sau khi gặp ADR.

+ Xem xét tình trạng, mức độ của các biến cố bất lợi trên bệnh nhân. Tìm hiểu nguyên nhân gây ra ADR. Thống nhất với bác sĩ về biến cố bất lợi trên bệnh nhân.

+ Thu thập các báo cáo ADR của các khoa lâm sàng. Ghi chép ADR vào biểu mẫu báo cáo ADR.

+ Tổng hợp và gửi báo cáo ADR bản gốc đã thu thập về TT ADR quốc gia theo quy định (3 tháng 1 lần).

+ Báo cáo khẩn cấp về TT ADR quốc gia và Bộ Y tế khi gặp các phản ứng bất lợi nghi ngờ do chất lượng của sản phẩm hoặc các trường hợp xảy ra gây hậu quả nghiêm trọọ̣ng, cấp bách.

+ Lưu hồ sơ các báo cáo ADR. Làm báo cáo tổng hợp các trường hợp hàng năm.

Ảnh sổ theo dõi phản ứng có hại của thuốc:

53

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP cơ sở thực tập khoa dược bệnh viện đa khoa sông thương bắc giang (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w