Phân bố lao động trên 6 vùng địa lý

Một phần của tài liệu Đánh giá bất bình đẳng giới trong thu nhập của người lao động ở khu vực đô thị việt nam (Trang 34 - 35)

6 vùng địa lý Cả nước Thành thị

Nữ Nam Nữ Nam

Đồng bằng Sông Hồng 1.179 1.502 425 412

Trung du MN phía Bắc 678 1.129 229 260

BTB & DH miền trung 1.299 1.755 469 533

Tây Nguyên 470 561 145 169

Đông Nam Bộ 913 868 428 351

ĐB Sông Cửu Long 1.245 1.415 346 349

Chung 5.784 7.230 2.042 2.074

Nguồn: Bộ dữ liệu VHLSS 2010 (n =13.014)

Khu vực thành thị thuộc các vùng đồng bằng Sông Hồng, Duyên hải miền trung, Đông Nam bộ và đồng bằng Sông Cửu Long là những nơi tập trung lao động lớn của cả

nước. Do điều kiện địa lý không thuận lợi, điều kiện kinh tế chưa phát triển khu vực thành thị của vùng Tây Nguyên và trung du miền núi phía bắc tập trung ít lao động.

3.2.2 Trình độ

Xét về trình độ chun mơn cũng như học vấn của người lao động, ở cùng một cấp học, số lao động nam tập trung nhiều hơn so tương đối với các lao động nữ. Đặc biệt, đa phần người lao động cả nam lẫn nữ tập trung chủ yếu ở nhóm dưới Phổ thơng trung học (cấp 3 trở xuống) và các cấp dạy nghề. 84% lao động nữ có trình độ từ dưới trung học chuyên nghiệp và con số này là 90% ở lao động nam. Điều này cho thấy, đa phần người lao động Việt Nam có mức học vấn khơng cao. Riêng ở khu vực thành thị, trình độ học vấn của người lao động cao hơn, đặc biệt là các lao động có trình độ cao. Lực lượng lao động có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên ở khu vực này chiếm tỷ lệ khá cao (17% ở lao động nữ và 14% ở lao động nam). Điểm đặc biệt là các lao động nữ có trình độ học vấn cao chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới ở cùng một cấp học. Lao động nữ ở khu vực thành thị có xu hướng học cao hơn các lao động nam.

Một phần của tài liệu Đánh giá bất bình đẳng giới trong thu nhập của người lao động ở khu vực đô thị việt nam (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w