Bên cạnh giải pháp hoàn thiện pháp luật về vấn đề thành lập tổ chức hành nghề cơng chứng thì em cịn kiến ngị thêm một số giải pháp giúp hoàn thiện vấn đề này
-Tiếp tục nâng cao nhận thức về chủ trương xã hội hóa hoạt động cơng chứng, tạo sự thống nhất, đồng bộ
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động công chứng -Thu hút nguồn lực tham gia hoạt động hành nghề công chứng; nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ công chứng viên
-Việc quy hoạch phát triển tổ chức nghề công chứng ở từng địa phương là cần thiết để đảm bảo cho người dân ở vùng sâu, vùng xa khi có yêu cầu cũng được công chứng kịp thời,thuận lợi và dễ dàng.
Quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng đã đề ra giải pháp thực hiện là “xây dựng cơ chế, chính sách thu hút các nguồn lực tham gia hoạt động hành nghề công chứng… quy hoạch phát triển đội ngũ công chứng viên đến năm 2020 gắn với Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020”.
Đây là một địi hỏi tất yếu đặt ra, chỉ có thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng theo quy hoạch khi và chỉ khi phát triển được một đội ngũ công chứng viên tương ứng về số lượng và chất lượng.
Do vậy Nhà nước chỉ đạo cho Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố nên tạo điều kiện cho tổ chức hành nghề công chứng phát triển và thành lập được ở nhiều nơi đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội của từng vùng miền nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân một cách tốt nhất.
-Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh kịp thời xử lý nghiệm các hành vi vi phạm pháp luật và những biểu hiện tiêu cực trong hoạt động công chứng.
Tiểu kết Chương 3
Trên đây là những giải pháp hoàn thiện pháp luật của các cơ quan và kiến nghị của bản thân em nhằm góp phần hồn thiện hoạt động thành lập tổ chức hành nghề công chứng ở nước ta trong thời gian tới. Tuy nhiên để các kiến nghị trên có thể được đưa vào áp dụng trên thực tế cần phải có sự quan tâm và tham gia của các ban ngành quản lý để cùng chung sức đổi mới và hoàn thiện thiện tổ chức, hoạt động của Ngành Cơng chứng nước nhà nói chung và hoạt động Thành lập tổ chức hành nghề cơng chứng nói riêng.
KẾT LUẬN
Trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường, theo định hướng xã hội chủ nghĩa,hoạt động công chứng ở Việt Nam đang chứng tỏ là một công cụ đắc lực phục vụ quản lý nhà nước có hiệu quả góp phần tích cực phịng ngừa tranh chấp, tạo ra sự an toàn cho các quan hệ pháp lý cho các quan hệ giao dịch trong xã hội. Do đó cần chú trọng nâng cao quản lý nhà nước về công chứng, chức thực để làm cho hoạt động công chứng, chứng thực để đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.Tuy nhiên,đến nay trong hoạt động công chứng của nước nhà nói chung và vấn đề thành lập tổ chức hành nghề cơng chứng nói riêng vẫn cịn tồn đọng khá nhiều bất cập và hạn chế. Để khắc phục những tồn hại, hạn chế và vướng mắc nêu trên trong thời gian tới chúng ta cần tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động cơng chứng, phát huy vai trị của công chứng trong phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính và cải cách tư pháp.
Tin rằng trong thời gian tới đây,vấn đề thành lập các tổ chức hành nghề cơng chứng sẽ giúp ích rất nhiều vào việc đẩy mạnh phát triển ngành công chứng nước nhà
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Nghị định số 75/2000/NĐ/CP về công chứng,chứng thực
2. Nghị định số 31/CP ngày 18/5/1996 về tổ chức và hoạt động của Chính phủ
3.Nghị định 29/2015/NĐ-CP,Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng
4. Luật Công chứng 2006 5.Luật Công chứng 2014
6.Luật số 28/2018/QH14 sửa đổi,bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch
7.Quyết định số 2104/QĐ-TTg Phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020”
8. Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp
9.Cổng thông tin điện tử viện kiểm sát nhân dân tối cao 10.Thư viện pháp luật