GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Một phần của tài liệu SKKN luyện đọc cho HS lớp 1 (Trang 28 - 31)

Với kết quả nghiên cứu của mình, tơi xin nêu một số kinh nghiệm nhỏ mà

cá nhân tơi đã tích lũy được trong q trình giảng dạy để việc thực hiện sáng kiến đem lại hiệu quả cao và tiếp tục được áp dụng cho các năm học sau:

Nhà trường cần trang bị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đầy đủ trên các lớp học và đảm bảo đường truyền Internet luôn ổn định.

Tổ chuyên môn cần thực hiện hiệu quả các buổi sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài dạy, khuyến khích giáo viên trong tổ tích cực trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, ...

Giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ nội dung bài học, nắm chắc mục tiêu và yêu cầu cần đạt. Giáo viên chuẩn bị giờ dạy chu đáo, vận dụng linh hoạt các phương pháp, các hình thức tổ chức dạy học để học sinh học tập hào hứng, sơi nổi, phát huy tính tích cực cho học sinh.

Trong mỗi giờ tập đọc, giáo viên phải hướng dẫn cách đọc cho học sinh thật tỉ mỉ từng từ ngữ, từng câu văn, từng đoạn văn, bài văn. Giáo viên kiên trì uốn nắn, sửa chữa kịp thời tùy theo từng đối tượng học sinh.

Giáo viên cần không ngừng học tập, nghiên cứu nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thơng tin trong giảng dạy để có thể khai thác tối ưu kho học liệu điện tử, thiết kế bài giảng Power point, ...

Giáo viên giàu lịng u nghề mến trẻ, nhiệt tình trong giảng dạy, phải kiên trì uốn nắn, sửa chữa cách phát âm sai cho học sinh thật tận tình chu đáo.

Xây dựng tốt phong trào “Đôi bạn cùng tiến” để học sinh giúp đỡ nhau trong học tập.

Kích thích các em hứng thú học tập mơn Tiếng Việt bằng cách tổ chức trị chơi học tập, các câu lạc bộ: Câu lạc bộ bạn yêu thơ, hoặc các buổi ngoại khóa Tiếng Việt.

Học sinh phải có đủ sách vở, đồ dùng học tập, bộ đồ dùng thực hành Toán và Tiếng Việt 1, có tinh thần tự giác, tích cực trong học tập, giúp đỡ các bạn trong lớp.

Phụ huynh đồng tình ủng hộ chương trình giáo dục và nhà trường, phối kết hợp chặt chẽ với giáo viên trong quá trình học tập của con.

CHƯƠNG III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1. Kết luận 1. Kết luận

Dạy học là trách nhiệm, nghĩa vụ của mọi người giáo viên. Dạy học trở thành niềm vui, niềm đam mê của mọi người thầy có tâm huyết với nghề. Vì vậy chúng ta phải ln tìm tịi những phương pháp mới tích cực, có tính điển hình để giảng dạy nhằm trang bị cho mọi đối tượng học sinh nhận biết, thông hiểu và vận dụng vào giải quyết các tình huống, vấn đề trong học tập và trong cuộc sống một cách có hiệu quả thì người thầy sẽ thành cơng trong sự nghiệp của mình.

Thực tế áp dụng “Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1” đã giúp học sinh nâng cao kĩ năng đọc nói riêng và kết quả học tập mơn Tiếng Việt nói chung, đảm bảo chuẩn đầu ra kĩ năng đọc của học sinh lớp 1. Các em đọc đúng và lưu loát; Biết ngắt hơi đúng chỗ; Trả lời được các câu hỏi đơn giản về nội dung của văn bản dựa vào gợi ý; Nhận biết được hình dáng, hành động của nhân vật thể hiện qua một số từ ngữ trong câu chuyện dựa vào gợi ý của giáo viên; Nêu được nhân vật yêu thích nhất và bước đầu biết giải thích vì sao; Đọc và hiểu nội dung của một số văn bản tự chọn, … Kĩ năng đọc tốt, là công cụ để học sinh học tốt các môn học khác.

Áp dụng những kinh nghiệm trên, bước đầu tôi đã thu được kết quả đáng trân trọng. Tuy còn rất khiêm tốn, song nó đã phần nào thể hiện sự cố gắng vươn lên trong giảng dạy của bản thân tơi. Sự tìm tịi, sáng tạo những cách dạy hay sẽ giúp học sinh hứng thú học tập, ham thích đến trường. Từ đó chất lượng giáo dục của lớp tôi cũng như của nhà trường đã được nâng lên rõ rệt.

Để rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1 có hiệu quả giáo viên cần vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học và đưa ra các biện pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh. Giáo viên cần dẫn dắt học sinh đọc một cách nhẹ nhàng, tạo cho các em sự tin cậy, yêu mến, tinh thần vui vẻ để học tập.

Tuy nhiên điều quan trọng hơn cả vẫn là lịng u trẻ, sự kiên trì, nhẫn nại và ý thức trách nhiệm của một người thầy giáo, cô giáo. Hãy cùng học, cùng đọc với các bạn nhỏ ở mọi lúc mọi nơi, mọi môn học, không nên hời hợt, cho qua khi các em đọc sai lỗi và đừng bao giờ tiếc lời khen dành cho học sinh khi các em tiến bộ.

2. Đề xuất

Để chất lượng giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh được nâng cao, tôi xin được đưa ra một vài ý kiến đề xuất với các cấp lãnh đạo như sau:

2.1. Với Sở GD & ĐT, Phòng GD & ĐT

- Tạo điều kiện nhiều hơn để giáo viên được giao lưu, học tập ở các trường bạn.

- Tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng năng lực giảng dạy môn Tiếng Việt cho giáo viên.

2.2. Với lãnh đạo nhà trường

- Tổ chức các chuyên đề về phương pháp giảng dạy, đặc biệt là phương pháp hướng dẫn học sinh luyện đọc Tiếng Việt để giáo viên học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm dạy học;

- Đầu tư thêm và tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học, sách, tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác giảng dạy;

Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi trong việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1 mà bản thân tôi đã đúc rút, triển khai thực hiện, bước đầu đã có hiệu quả. Trong thực tế giảng dạy mỗi người đều có “bí quyết” riêng của mình nhằm mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng dạy và học. Song bên cạnh đó sáng kiến của tôi chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế. Tôi rất mong được các cấp trên cùng các bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến bổ sung để kinh nghiệm dạy học của tôi thêm hồn thiện, góp phần nhỏ bé đưa sự nghiệp giáo dục phát triển.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Thanh Miếu, ngày 4 tháng 4 năm 2022

Người viết

Thời điểm

khao sát Nội dung

Năm học 2020-2021 2021-2022 TS % TS % Giữa học kì I Đọc đúng, lưu loát 57 30,3 52 29,7

Đọc đúng, chưa lưu loát 102 54,3 98 56,0

Đánh vần sau đó đọc trơn 29 15,4 25 14,3

Giữa học kì II

Đọc đúng, lưu lốt 105 55,9 110 62,9

Đọc đúng, chưa lưu loát 67 35,6 59 33,7

Một phần của tài liệu SKKN luyện đọc cho HS lớp 1 (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)