tiêu phung phí, chẳng mấy chốc ta sẽ rơi vào nghèo túng nợ nần. Bởi vậy, có thể khẳng định, tiết kiệm chính là nền tảng đảm bảo cho sự phát triển lâu dài, bền vững của mỗi cá nhân nói riêng cũng như xã hội nói chung. Vậy nhưng, ngày nay, vẫn cịn khơng ít kẻ sử dụng phung phí, thậm chí là tận thu tận diệt sản vật tự nhiên, khơng có ý thức giữ gìn, nâng niu tài sản chung của bản thân và nhân loại. Đồng thời, cũng có những người lầm lẫn giữa tiết kiệm với ki bo, bủn xỉn, không biết cách cho đi dù chỉ một đồng. Là thế hệ trẻ nắm giữ tương lai của đất nước, chúng ta cần nói khơng với các hiện tượng tiêu cực này và bắt đầu thực hành tiết kiệm từ những điều nhỏ nhất: tắt đèn khi ra khỏi phòng, vặn vòi nước
thật chặt nếu khơng sử dụng... Bởi đúng như Benjamin Frankmin đã nói: “Hãy
cẩn thận với những chi phí nhỏ. Một lỗ roo bé có thể làm đắm cả con tàu.”
Hiện nay, lối sống “ảo” ở một bộ phận giới trẻ đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Vậy, “sống ảo” là gì? Nó có tác động như thế nào tới cuộc sống của chúng ta? Theo tơi, đó là lối sống quá phụ thuộc vào mạng xã hội, thiếu đi sự liên lệ cần có với cuộc sống thực tại. Lối sống này đã và đang để lại rất nhiều hệ lụy cho một bộ phận thanh thiếu niên. Trước hết, dành quá nhiều thời gian lang thang trên mạng sẽ khiến ta thiếu đi cơ hội học tập, giao tiếp trực tiếp với những người xung quanh cũng như gây ra các vấn đề về thể chất: cận thị, cong vẹo cột sống… Đồng thời, đắm mình trong một thế giới mà mọi thứ đưa lên đều được chỉnh sửa kĩ lưỡng và đầy hào nhoáng, ta sẽ dễ cảm thấy ghen tị và rơi vào trạng thái tự ti, bất hạnh. Đó là chưa kể đến một số bị ám ảnh bởi những nút “like”, những lời khen sáo rỗng trên mạng xã hội để rồi dùng đủ mọi chiêu trò để thu hút sự chú ý. Chẳng hạn, cách đây không lâu, dư luận từng xôn xao trước sự việc một nam thanh niên nhảy cầu Tân Hóa sau khi nhận được 40 nghìn lượt thích hay một người khác tự thiêu khi có được điều
tương tự. Đây đều là những hành động mù quáng, gây tổn hại cho bản thân
cũng như tác động tiêu cực tới xã hội. Bởi vậy, tất cả chúng ta cần nghiêm túc lên án những hiện tượng này, cẩn trọng khi ấn từng nút “like”, từng lời bình luận và trân trọng hơn những giá trị đích thực của cuộc sống. Mạng xã hội là con dao hai lưỡi. Hãy sử dụng một cách thơng minh và chắc chắn nó sẽ đem lại cho bạn nhiều lợi ích.
a
Thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với cả cơ hội và thách thức, địi hỏi thế hệ trẻ phải có những thay đổi phù hợp để có thể thích ứng và thành cơng. Như chúng ta đã biết, trong lịch sử, nhân loại đã trải
qua ba cuộc cách mạng công nghiệp, đem tới sự thay đổi tồn diện cho cuộc sống của con người. Khơng phải ngoại lệ, cuộc cách mạng 4.0 với nền tảng là cơng nghệ vạn vật kết nối, tự động hóa và trí tuệ nhân tạo, được dự đốn sẽ tạo ra một bộ mặt hoàn toàn mới cho thế giới. Những công việc năng nhọc và khơng địi hỏi tính sáng tạo sẽ được thay thế bằng rô bốt, Internet với tốc độ siêu nhanh và phủ sóng khắp mọi nơi cũng thay đổi cách ta làm việc và giao tiếp. Đồng thời, những cỗ máy với khả năng tính tốn, xử lí siêu việt sẽ xuất hiện nhiều hơn tại các cơ quan, viện nghiên cứu, đe dọa trực tiếp tới việc làm của hàng triệu lao động. Viễn cảnh ấy không hề xa vời bởi mới đây, Google đã tạo ra một phần mềm có thể giành chiến thắng tuyệt đối trước nhà vô địch cờ vây thế giới, một công ti tại Nhật Bản đang bắt đầu thử nghiệm rô bốt thay cho nhân viên văn phịng và ơ tô tự hành cũng xuất hiện ngày càng nhiều trên
đường phố... Đối mặt với thực tế này, ta – những chủ nhân tương lai của đất
nước – cần phải làm gì? Câu trả lời rất đơn giản: tất cả chúng ta cần nghiêm túc học tập, trau dồi tri thức, phát triển khả năng sáng tạo, tư duy khoa học của bản thân. Bởi giờ đây, cơ hội được chia đều cho tất cả. Tiến bước thật mạnh mẽ và tiếp nhận thành quả văn minh nhân loại hay mãi mãi tụt lại phía sau, câu trả lời phụ thuộc hoàn toàn vào sự nỗ lực của bạn.