GIẢI PHÁP 1 Ưu nhược điểm

Một phần của tài liệu KDQT (13) (Trang 35 - 39)

1. Ưu nhược điểm

Hoạt động kinh doanh nhận uỷ thác XNK tuy mới diễn ra trong vòng hơn 5 năm trở lại đây nhưng nó đã có nhiều đóng góp tích cực trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước trong thời kỳ của sự chuyên môn hoá hợp tác hoá phát triển cao độ, yếu tố thời cơ được các công ty đặc biệt quan tâm xem xét, hình thức xuất nhập khẩu “door to door” hiện nay được dùng rất phổ biến. Vậy hoạt động xuất nhập khẩu uỷ thác đã đem lại những thắng lợi và kinh nghiệm như thế nào, chúng ta hãy cùng nhau xem xét những ưu điểm và nhược điểm của nó:

hoạt động XNK uỷ thác giúp các công ty mở thêm các mối quan hệ với các công ty kinh doanh XNK trong và ngoài nước.

Mang lại các khoản lợi nhận không nhỏ từ phí uỷ thác thu được. Thúc đẩy quá trình XNK của các công ty được diễn ra nhanh chóng hơn, dễ dàng và thuận tiện mau chóng hoàn vốn nhằm đảm bảo yếu tố thời cơ đối với các công ty kinh doanh , hoặc kịp thời tái sản xuất đối với những đơn vị sản xuất.

Củng cố và xây dựng uy tín cho công ty trong và ngoài nước giúp các đơn vị sản xuất kinh doanh trong nước thâm nhập vào thị trường thế giới nhanh chóng, kịp thời , tìm đúng thị trường mà mình cần. Vì là động lực để kích thích các đơn vị sản xuất kinh doanh trong nước sản xuất các mặt hàng xuất khẩu để đem về cho đất nức nhiều ngoại tệ hơn nhằm phục vụ cho công cuộc đổi mới đất nước, hướng theo công nghiệp hoá và hiện đại hó góp phần phát triển kinh tế một cách nhanh chóng và ổn định.

Giúp Nhà nước điều chỉnh cán cân thanh toán mậu dịch nhằm tránh sự thâm hụt mậu dịch do nhập siêu gây ra. Tạo niềm tin tưởng ở các đơn vị nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ công nghiệp hoá và hiện đại hoá sản xuất trong nước nhờ có các công ty nhận uỷ thác nhập khẩu có trình độ nghiệp vụ cao khả năng chuyên môn tốt và nhất là về khả năng giao dịch đàm phán với nước ngoài và kinh nghiệm hiểu biết sâu rộng, cặn kẽ, có quan hệ bạn hàng với nước ngoài, uy tín với nước ngoài. Do vậy họ có khả năng cung ứng dịch vụ một cách tốt nhất, hiệu quả nhất mà các đơn vị nhập khẩu uỷ thác đòi hỏi.

1.2. Nhược điểm

Đây cũng là hoạt động hay xẩy ra khiếu nại tranh chấp vì đồng bộ thống nhất giữa đơn vị nhậ uỷ thác và đơn vị uỷ thác cũng như phía nước ngoài. Tính đồng bộ, thống nhất được thể hiện trong khi thanh toán và giao nhận hàng giữa các bên . Nếu như các bên không thực hiện một cách nghiêm chỉnh hoạt động uỷ thác xuất nhập khẩu thì sẽ dẫn đến việc điều chỉnh hoạt

động xuất nhập khẩu uỷ thác vẫn còn chưa được hoàn thiện thống nhất, các văn bản của các cơ quan Bộ, ngành liên quan vẫn chồng chéo nhau, vẫn còn nhiều cấp thủ tục và nhiều giấy tờ phụ thuộc vào nhiều cơ quan khác nhau.

2. Kiến nghị

Nhà nước cần có những chính sách ưu tiên, khuyến khích các đơn vị hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu uỷ thác phát triển vì đây cũng là một biện pháp hỗ trợ, khuyến khích xuất khẩu. Hơn nữa bằng cách điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu uỷ thác mà nhà nước cũng có thể phần nào cân đối được cán cân mậu dích, đẩy mạnh xuất nhập khẩu, nhập khẩu các mặt hàng phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý, tránh sự chồng chéo lẫn nhau tạo sự thống nhất đồng bộ và ổn định riêng biệt và cụ thể.

Đối với công ty:

Giảm các khoản phí nhằm tọ nên sự hiệu quả đối với hoạt động xuất nhapạ khẩu uỷ thác, bởi vì đối với hoạt động xuất nhập khẩu uỷ thác sẽ có thể phát sinh rất nhiều các khoản chi phí thì lợi nhuận sẽ ít vậy dẫn đến sự tích phí uỷ thác cao, điều này dẫn đến khả năng cạnh tranh của công ty sẽ thấp đi hiện nay có rất nhiều các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu kiêm cả dịch vụ giao nhận uỷ thác.

Quản lý, kiểm tra chất lượng hàng hoá chặt chẽ sẽ dẫn đến việc hàng hoá mà công ty nhận uỷ thác XNK có chất lượng tốt dẫn đến uy tín của công ty phát triển tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường

KẾT LUẬN

Sự mở rộng quan hệ quốc tế nói chung và phát triển ngành ngoại thương nói riêng là tất yếu khách quan trong việc thực hiện đường lối chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước ta. Từ kinh nghiệm của các nước và của

bản thân, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định những định hướng lớn trong chính sách ngoại thương của nước ta là phải tiếp tục khắc phục tình trạng kinh tế tự cấp, tự túc, khép kín, chia cắt.

Các đơn vị cơ sở, các ngành, các địa phương cho đến toàn bộ nền kinh tế phải phát huy lợi thế tương đối, không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá đáp ứng tốt nhất nhu cầu của sản xuất và đời sống, hướng mạnh về xuất khẩu thay thế nhập khẩu những mặt hàng trong nước sản xuất có hiệu quả.

Tóm lại trên cơ sở chính sách của nàh nước ta như trên thì hoạt động xuất nhập khẩu uỷ thác tuy mới phát triển trong mấy năm gần đây song nó đang ngày càng được nhà nước quan tâm, chú ý đến.

Nó đem lại cho nhà nước và các tổ chức kinh tế , sản xuất kinh doanh những khoản lợi nhuận nhất.

Nó góp phần thúc đẩy và tăng cường quan hệ tốt đẹp giữa nước ta và nước ngoài.

Trong tình hình các mối quan hệ quốc tế ngày càng trở nên phức tạp, đầy biến động , quan hệ buôn bán với nước ngoài đầy những trắc trở, khó khăn, thì hoạt động xuất nhập khẩu uỷ thác tạo nên sự chuyên môn hoá cao độ trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, tạo nên sự thuận tiện với hình thức “door to door” và đảm bảo được sự tín nhiệm đối với những yêu cầu đòi hỏi của khách hàng.

Một phần của tài liệu KDQT (13) (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w