TUONG LAI
1. Công tác nghiên cứu khách hàng và thâm nhập thị trường
Về công tác nghiên cứu khách àhng và thị trường công ty rất chú trọng. Hàng năm công ty đã cố gắng chuẩn bị trước về công tác thị trường, bởi vì có một thị trường để tiêu thụ (để sản xuất) hoặc có một thị trường
cung cấp hàng nguyên vật liệu, linh kiện và phụ kiện phục vụ tiêu dùng và sản xuất (để nhập khẩu) góp phần ổn định xuất nhập khẩu trong năm, cũng như làm ổn định tình hình sản xuất trong nước từ đó chủ động ký kết và thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu uỷ thác trong nước.
Thị trường xuất nhập khẩu của công ty khá tộng lớn bao gồm: Nhật, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc, Philipin, Thái Lan, Tây Đức, Tiệp Khắc, Nga, Ba Lan, Pháp, Trung Quốc… Thị trường Châu Mỹ có bạn hàng Chi Lê, Canada, Châu Phi, Angeri… Công ty tiến hành xuất nhập khẩu uỷ thác ở Châu á - Thái Binh Dương vì đường vận tải gần , giá hàng rẻ, danh mục mặt hàng rất phong phú (thị trường EC).
Trong công tác xâm nhập thị trường, công ty đã xây dựng được một số mạng lưới thương nhân nước ngoài có độ tin cậy cao, công ty có một số bạn hàng ở Đông Âu và Liên Xô (cũ), do đó cũng nắm bắt được khá rõ tình hình thị trường ở đây. Phương châm hoạt động của Công ty là: bình đẳng hai bên cùng có lợi và chiếu cố lẫn nhau.
Trong công tác xuất nhập khẩu uỷ thác, vấn đề cốt lõi là tìm nguồn hàng để xuất khẩu và tìm khách hàng (là các xí nghiệp nhập khẩu linh kiện, nguyên vật liệu để phục vụ sản xuất), các thương nhân nhập khẩu hàng tiêu dùng. Vì vậy muốn có hàng hoá xuất nhập khẩu phải đẩy mạnh sản xuất.
Do ý thức được việc đó, công ty các địa phương, các đơn vị là môi trường sống và tồn tại của công ty.
Chính vì lẽ đó mà trong khi thực hiện hoạt động uỷ thác xuất nhập khẩu công ty đã đáp ứng được nhiều các yêu cầu cho địa phương, xí nghiệp tham gia ngay từ khi cơ sở lập kế hoạch sản xuất làm sao cho có tính hiện thực. Tạo vốn ban đầu, về tính chất, đặc điểm của từng mặt hàng mà công ty có kế hoạch ứng vốn.
Trong khâu thanh toán cũng áo dụng linh hoạt theo yêu cầu của địa phương.
Chính vì năng động và linh hoạt trong quan hệ với các địa phương mà công ty đã thu hút được các đơn vị và cơ sở có hành xuất khẩu, cũng như các xí nghiệp có nhu cầu nhập khẩu về với mình, tạo sự tín nhiệm cao.
2. Công tác bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ trong Công ty vụ của các cán bộ trong Công ty
Việc ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu uỷ thác là quan trọng nhưng việc thực hiện hợp đồng lại càng quan trọng hơn, vì vậy công ty TOCONTAP đã rấp chú trọng nâng cao trình độ, nghiệp vụ, chuyên môn của mình trong việc XNK uỷ thác. Hàng năm công ty cử các cán bộ có năng lực, nhiệt tình trong công ty đi học thêm các khoá học tại một số trường đại học như Ngoại thương, đại học Kinh tế, đại học TC- KT… nhằm nâng cao trình độ hiểu biết của các cán bộ cũng như chuyên môn hoá thật nhuần nhuyễn, tinh thông các nghiệp vụ để thích ứng với những chức năng và nhiệm vụ mới của công ty, các cán bộ này sẽ trở thành lực lượng nòng cốt trong công ty giúp công ty đứng vững trên thị trường trong nước cũng như ngoài nước.
Do đó mà công ty đã chọn lọc một đội ngũ cán bộ tinh thông về nghiệp vụ, có hiểu biết rộng, năng động, bám sát các đơn vị, các cơ sở cung ứng hàng hoá nhập khẩu cũng như đơn vị nhập khẩu, nắm được xu hướng biến động giá cả ở thị trường trong cũng như ngoài nước. Lãnh đạo trong công ty thường xuyên tổ chức các cuộc hợp tác, trao đổi rút kinh nghiệm và tiếp thu ý kiến cho các cán bộ nghiệp vụ trong công ty và giám đốc công ty luôn theo dõi quá trình thực hiện hoạt động từ đầu đến cuối để nhắc nhỏ kịp thời.
Ngoài ra, công ty cũng luôn trao đổi học hỏi thêm kinh nghiệm với Công ty và Tổng công ty có chất lượng xuất nhập khẩu uỷ thác nhiều và có tổng giá trị lớn.
3. Công tác khuyến khích nguồn tài chính của Công ty
Trong công tác kinh doanh xuất nhập khẩu uỷ thác nếu có vốn hoạt động mà chỉ ngồi chờ người uỷ thác đến với mình và mình chỉ là người phục
vụ đơn thuận thì kinh doanh không thể có hiệu quả. Các địa phương thì muốn quay vòng vốn nhanh, vì vốn của địa phương rất hạn chế, vì vậy, công ty cũng cần có các khoản vốn để hỗ trợ cho các địa phương giúp các địa phương quay vòng vốn nhanh thì hiệu quả kinh tế mới cao và do đó sự tín nhiệm đối với công ty ngày càng lớn.
Do vậy, đứng trước tình hình trên công ty TOCONTAP thường xuyên phải cơ cấu lại các khoản tài chính, công ty rút hết các khoản vốn hoạt động không hiệu quả, ứ động lâu ngày tại những cơ sở yếu kém không còn khả năng phát triển nửa, cũng như những khoản nợ khác của công ty. Sau đó công ty sử dụng số tiền này như một kho đệm tài chính nhằm tạo ra sức mạnh trong những hoạt động XNK mới nói chung cũng như hoạt động XNK uỷ thác nói riêng, tạo ra sức mạnh cạnh tranh bằng cách tác động vào quan hệ thanh toán cùng với uy tín của mình mhằm ràng buộc họ chặt chẽ hơn.
Nhiệm vụ của công ty là tự tạo ra nguồn vốn hỗ trợ cho sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty, quản lý khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đó, đảm bảo hỗ trợ sản xuất … bù đắp các chi phí, cân đối giữa xuất khẩu và nhập khẩu , làm tròn nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước, phấn đấu thực hiện chỉ tiêu xuất khẩu ngày càng cao.