Xác định độ tinh sạch của HTKNRCN đa giá F(ab’)2:

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án nghiên cứu sản xuất huyết thanh kháng nọc rắn cạp nia đa giá f(ab’)2 từ huyết tương ngựa; đánh giá chất lượng chế phẩm trong phòng thí nghiệm (Trang 29 - 31)

Theo tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng HTKNR, yêu cầu chỉ số protein toàn phần phải < 150 g/l (tiêu chuẩn của WHO là < 100g/l) (bảng 2.1, 2.2). Sản phẩm HTKNR sản xuất có lượng protein là 49,8g/l (bảng 3.17), đạt tiêu chuẩn Việt Nam và cả WHO. Lượng F(ab’)2 đặc hiệu chống nọc RCN chiếm 95,6% (= 46,26 g/l) trong tổng số lượng protein 49,8 g/l cho thấy kết quả tinh chế rất hiệu quả, HTKN-RCN được chế tạo có độ tinh sạch cao; lượng albumin chiếm 1,4 g/l (= 2,8%) (bảng 3.17) vẫn đạt tiêu chuẩn Việt Nam nhưng chưa đạt tiêu chuẩn của WHO.

4.2. BÀN VỀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HTKN-RCN ĐA GIÁ F(ab’)2 TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM:4.2.1. Kiểm định cơ sở & vấn đề kiểm soát chất lượng: 4.2.1. Kiểm định cơ sở & vấn đề kiểm soát chất lượng:

4.2.1.1. Tính “An toàn” của chế phẩm:

Kết quả thử nghiệm an toàn trên chuột lang Cobay (bảng 3.18), thử nghiệm chí nhiệt tố (bảng 3.19) trên thỏ, và kết quả cấy khuẩn (bảng 3.20) cho thấy HTKN-RCN nghiên cứu sản xuất đã đạt tiêu chuẩn an toàn, vô khuẩn và không có chất gây sốt.

- Xác định LD50: theo bảng 3.21, đã xác định liều chết trung bình của nọc RCN Việt Nam (gồm cả 2 loài

RCN bắc và RCN nam) là 2,17 µg/chuột nhắt trắng (18 - 20g). Việc tính toán theo công thức Karber đã được lựa chọn do dễ sử dụng, dễ tính toán hơn so với các công thức tính LD50 khác mà vẫn đảm bảo độ chính xác.

- Xác định ED50:. Xác định hiệu lực trung hòa nọc 50% (ED50) của HTKNR là tiêu chuẩn so sánh HTKNR giữa các lô của một cơ sở sản xuất cũng như với các cơ sở khác. Chuột nhắt trắng nên dùng nhóm 5-6 con, trọng lượng 18-20 g/con. Dung dịch nọc cố định trộn đều với HTKNR (tăng dần). Theo dõi số lượng chuột sống 50% sau khi tiêm tĩnh mạch hỗn dịch nọc - LD50 và HTKNR/24 giờ để xác định khả năng bảo vệ (hay hiệu lực) của HTKNR. Bảng 3.22. cho thấy, liều hiệu lực trung hòa, có khả năng giải độc cứu người của HTKN cạp nia (ED50)= 57.14 LD50/ml = 124.2 µg/ml. Kết quả này phù hợp với “Phiếu trả lời kết quả kiểm định số: 00610/SPĐT-NC (bảng 3.23) của Viện Kiểm định quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm y tế, Bộ y tế.

4.2.2. Kiểm định chất lượng cấp Quốc gia:

Kết quả ở bảng 3.23 cho thấy: HTKN-RCN đa giá F(ab’)2 của đề tài nghiên cứu đạt toàn bộ các tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam, theo Dược điển Việt Nam IV, 2009 như mục tiêu nghiên cứu đề ra. Tham khảo và đối chiếu với Tiêu chuẩn chất lượng HTKNR của WHO, 2008 (bảng 2.2), thấy: HTKN-RCN của đề tài đạt 9/10 tiêu chuẩn quan trọng nhất theo tiêu chuẩn của WHO (bảng 2.2 và bảng 3.17).

KẾT LUẬN

1. Đã xác lập quy trình sản xuất và sản xuất thành công lần đầu tiên tại Việt Nam và trên thế giới HTKN- RCN đa giá F(ab’)2 của hai loài RCN Bungarus multicinctus và Bungarus candidus. Sản phẩm đã được chuẩn hóa theo Tiêu chuẩn quốc gia, Dược điển Việt Nam IV, 2009 về HTKNR dùng cho người và theo Khuyến cáo của WHO, (Guidelines, 2008). Phương pháp tinh chế có hiệu quả cao trong tập trung cô đặc và tinh sạch mảnh F(ab’)2, một yếu tố cần thiết để trung hòa độc tố nọc RCN, với mức độ cô đặc globulin đạt 97,2%; trong đó F(ab’)2 chiếm 95,6%; lượng albumin được loại bỏ gần như hoàn toàn (chỉ còn 2,8%).

2. HTKN-RCN đa giá F(ab’)2 từ ngựa đã khẳng định tính “An toàn” và “Hiệu lực” trong phòng thí nghiệm qua Kiểm định chất lượng cấp cơ sở và Kiểm định quốc gia. Sản phẩm được xác nhận đạt tất cả các chỉ tiêu (8/8) về tính an toàn (an toàn chung, chí nhiệt tố, vô khuẩn và các tiêu chuẩn lý hóa: pH, nồng độ merthiolat, nồng độ NaCl, hàm lượng protein) và có hiệu giá 267,5 LD50/lọ (5ml), trung hòa được 620 µg nọc rắn cạp nia.

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án nghiên cứu sản xuất huyết thanh kháng nọc rắn cạp nia đa giá f(ab’)2 từ huyết tương ngựa; đánh giá chất lượng chế phẩm trong phòng thí nghiệm (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w