thời kỳ hậu khủng hoảng kinh tế thế giới và Việt Nam là thành viên của WTO 3.2.1. Cơ hội
Theo dự báo, trong tương lai không xa, dịch vụ giao nhận kho vận (logistics) sẽ trở thành một ngành kinh tế quan trọng tại Việt Nam, đóng góp tới 15% GDP cả nước. Đặc biệt, trong 10 năm tới, khi kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam có thể đạt mức 200 tỉ USD/năm thì nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics lại càng lớn.
Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, các hoạt động đầu tư và thương mại không ngừng gia tăng. Sản xuất phát triển, nhu cầu vận tải hàng hóa cùng các dịch vụ hỗ trợ từ khâu sản xuất đến khâu phân phối, lưu thông hàng hóa ngày càng cao, đang tạo ra cơ hội lớn cho phát triển các dịch vụ Logistics của công ty.
Việt Nam gia nhập tổ chức WTO, mở rộng quan hệ giao thương tạo cơ hội cho công ty trong việc mở rộng thị trường, cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài sẽ gay gắt hơn. Do đó, để tồn tại đòi hỏi công ty phải nâng cao chất lượng dịch vụ, điều chỉnh giá cước phù hợp…mọi yếu tố đều phải cạnh tranh, từ đó hình ảnh uy tín công ty sẽ được nâng lên.
Khả năng cạnh tranh của công ty với các doanh nghiệp cùng ngành ngày càng được nâng lên rõ rệt. Bên cạnh đó hoạt động xuất khẩu được chính phủ ưu tiên phát triển nên dịch vụ kèm theo như hoạt động giao nhận hàng xuất cũng sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn.
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế thương mại lớn nhất nước. Đây là điều kiện cơ bản thuận lợi giúp công ty mở rộng, giao lưu, tiếp cận thông tin mới nhất về thị trường, nắm bắt một cách đầy đủ và kịp thời nhất.
Tuy thị trường logistics Việt Nam mới chỉ đang ở giai đoạn đầu của việc phát triển, nhưng so với các quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Á, đây là thị trường có sự tăng trưởng nhanh về kinh tế, đặc biệt là sản xuất và bán lẻ - những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của ngành logistics nói chung và những công ty đang hoạt động kinh doanh về lĩnh vực này như DACO nói riêng.