(Phần lý thuyết) Đề số:

Một phần của tài liệu Trưởng ca_ ôn tập chức danh, quyền hạn trưởng ca trong nhà máy điện (Trang 25 - 45)

Đề số: 03

Câu 1. Trình bầy thủ tục giao, nhận ca của Trưởng ca? Trình bày sơ đồ nối địa chính phân tích ưu nhược điểm của sơ đồ?Nguyên tắc sử lý sự cố? (1,4 điểm)

Câu 2. Mối quan hệ công tác trong xử lý sự cố (giữa Trưởng ca nhà máy với điều độ A0, A1; giữa Trưởng ca NM với Ao, A1 và Phó GĐ kỹ thuật)? (1,4 điểm)

Câu 3. Quy định về quá tải máy phát điện, chỉ huy của Trưởng ca khi máy phát điện bị quá tải? Xử lý sự cố khi máy phát điện bị cháy? (1,4 điểm)

Câu 4. Các bảo vệ của các máy biến áp tự dùng, ảnh hưởng của các hệ thống thiết bị khi mất điện tự dùng? Các thao tác chuyển sang nguồn dự phòng? (1,4 điểm)

Câu 5. Chỉ huy của Trưởng ca thao tác đưa tổ máy tuabine thủy lực vào vận hành sau sửa chữa đại tu? (1,4 điểm)

Câu 6. Các trường hợp cấm khởi động? Các trường hợp phải ngừng khẩn cấp tổ máy tuabine thuỷ lực? Nêu các bảo vệ cơ khí thuỷ lực đi báo tín hiệu và ngừng tổ máy; nguyên nhân và cách xử lý? (1,5 điểm)

Câu 7. Biện pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức để đảm bảo an toàn khi sửa chữa Ổ hướng tuabine và cơ cấu chèn trục tuabine? (1,5 điểm)

Ghi chú: Điểm đánh giá “đạt yêu cầu” từ 7 điểm trở lên và khơng có thành viên GK

Đề số: 03

Câu 1 : Trình bầy thủ tục giao, nhận ca của Trưởng ca? Trình bày sơ đồ nối địa chính phân tích ưu nhược điểm của sơ đồ?Nguyên tắc sử lý sự cố? (1,4 điểm)

Trả lời

Trình bầy thủ tục giao, nhận ca của Trưởng ca :

Điều 26 .Nhận ca.

Trước khi nhận ca, Trưởng ca phải:

1) Đến sớm ít nhất 15 phút trước lúc nhận ca.

2) Nắm vững phương thức vận hành nhà máy, các thiết bị đang làm việc, thiết bị đang sửa chữa, các đội công tác đang làm việc, các tiếp địa cố định và di động, chế độ vận hành các tổ máy thông qua việc xem xét các đồng hồ đo lường, xem xét sơ đồ bảng điện trực quan, sơ đồ nổi.

3) Xem xét và nắm vững nội dung ghi chép trong sổ nhật ký vận hành Trưởng ca ít nhất từ ca trực gần nhất của mình, xem xét tờ ghi thơng số chính, lịch sử sự kiện trên hệ thống DCS, sổ ghi thiếu sót thiết bị, sổ mệnh lệnh Công ty, sổ đăng ký sửa chữa thiết bị và sổ thông báo bảo vệ Rơle.

4) Yêu cầu người giao ca giải thích những phần chưa nắm rõ để xác định sự đúng đắn việc kiểm tra xem xét của mình.

5) Sau khi nghe báo cáo nhận ca của Trưởng kíp, Trực chính trung tâm, Cho phép nhân viên dưới quyền nhận ca và thông báo những mệnh lệnh, thông báo mới, những lưu ý vận hành thiết bị trong ca.

6) Làm thủ tục ký nhận ca trong sổ nhật ký vận hành.

7) Sau khi nhận ca xong phải báo cáo tình hình vận hành nhà máy cho KSĐH HTĐ Miền Bắc (A1) biết.

Trước khi giao ca, Trưởng ca phải:

1) Nghe báo cáo về tình trạng thiết bị, những điểm chú ý của Trưởng kíp, Trực chính trung tâm, Trực chính gian máy.

2) Kiểm tra xem xét tình trạng vận hành các thiết bị chính, kiểm tra sơ đồ nổi phù hợp với thực tế, kiểm tra tờ ghi thơng số chính và ký xác nhận.

3) Thơng báo và giải thích cho Trưởng ca đến nhận ca về các mệnh lệnh, thông báo bảo vệ rơ le, đăng ký sửa chữa, thiếu sót thiết bị, cải tiến thiết bị... và các lưu ý đặc biệt vận hành thiết bị.

4) Hoàn thành việc ghi chép trong sổ nhật ký vận hành Trưởng ca. 5) Cho phép các trực ban dưới quyền giao ca.

6) Làm thủ tục ký giao ca.

Trình bày sơ đồ nối địa chính phân tích ưu nhược điểm của sơ đồ :

Nguyên tắc sử lý sự cố :

Điều 11. Nguyên tắc xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia

1. Nhân viên vận hành có trách nhiệm áp dụng các biện pháp xử lý sự cố theo quy định để nhanh chóng loại trừ sự cố và ngăn ngừa sự cố lan rộng. 2. Nhân viên vận hành có trách nhiệm nhanh chóng khơi phục việc cung cấp điện cho khách hàng, đặc biệt là các phụ tải quan trọng và đảm bảo chất lượng điện năng về tần số, điện áp.

3. Trong quá trình xử lý sự cố, Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia được phép vận hành hệ thống điện với tần số và điện áp khác với tiêu chuẩn quy định ở chế độ vận hành bình thường tại Quy định hệ thống điện truyền tải, Quy định hệ thống điện phân phối do Bộ Công Thương ban hành nhưng phải nhanh chóng thực hiện các giải pháp để khôi phục hệ thống điện về trạng thái vận hành bình thường, đảm bảo sự làm việc ổn định của hệ thống điện.

4. Nhân viên vận hành phải nắm vững diễn biến sự cố, tình trạng thiết bị đã được tách ra khi sự cố, phân tích các hiện tượng sự cố, dự đốn thời gian khôi phục.

5. Lệnh chỉ huy xử lý sự cố được truyền đi bằng lời nói hoặc bằng tín hiệu điều khiển.

6. Lệnh chỉ huy xử lý sự cố bằng lời nói do Điều độ viên cấp trên truyền đạt trực tiếp tới Nhân viên vận hành cấp dưới tuân thủ theo Quy định quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành. Lệnh chỉ huy xử lý sự cố phải chính xác, ngắn gọn và rõ ràng. Điều độ viên cấp trên ra lệnh phải chịu hồn tồn trách nhiệm về lệnh của mình trong q trình xử lý sự cố.

7. Trong thời gian xử lý sự cố, nghiêm cấm sử dụng các phương tiện thông. 8. Trong quá trình xử lý sự cố, Nhân viên vận hành phải tuân thủ các quy định của Thông tư này, các quy chuẩn kỹ thuật, TCVN, quy trình, quy định chuyên ngành, quy định khác của pháp luật và tiêu chuẩn an toàn của thiết bị điện do nhà chế tạo quy định.

Câu 2 : Mối quan hệ công tác trong xử lý sự cố (giữa Trưởng ca nhà máy với điều độ A0, A1; giữa Trưởng ca NM với Ao, A1 và Phó GĐ kỹ thuật)? (1,4 điểm)

Trả Lời

Mối quan hệ cơng tác trong xử lý sự cố :

1. Giữa Trưởng ca nhà máy với điều độ A0, A1 :

Điều 14. Quan hệ công tác trong xử lý sự cố

1. Quan hệ công tác giữa Nhân viên vận hành cấp dưới và Nhân viên vận

hành cấp trên

a) Nhân viên vận hành cấp dưới phải chấp hành các mệnh lệnh của Nhân

viên vận hành cấp trên. Đối với những lệnh có nguy cơ đe dọa đến tính mạng

con người và an tồn thiết bị thì được phép chưa thực hiện nhưng phải báo cáo

Nhân viên vận hành cấp trên;

b) Nhân viên vận hành cấp trên có quyền đề nghị Lãnh đạo trực tiếp của

Nhân viên vận hành cấp dưới thay thế Nhân viên vận hành này trong trường hợp

có đầy đủ lý do cho thấy Nhân viên vận hành cấp dưới không đủ năng lực xử lý

sự cố hoặc vi phạm nghiêm trọng quy chuẩn kỹ thuật, quy trình liên quan.

2.Giữa Trưởng ca NM với Ao, A1 và Phó GĐ kỹ thuật

1. Lãnh đạo trực tiếp của Nhân viên vận hành cấp dưới có quyền ra lệnh cho Nhân viên vận hành dưới quyền mình để xử lý sự cố, nhưng lệnh đó khơng

được trái với lệnh của Nhân viên vận hành cấp trên và quy chuẩn kỹ thuật, tiêu

chuẩn, quy định khác có liên quan;

b) Khi lệnh của Lãnh đạo trực tiếp trái với lệnh của Nhân viên vận hành cấp trên, Nhân viên vận hành cấp dưới có quyền khơng thi hành lệnh của Lãnh

đạo trực tiếp và báo cáo Nhân viên vận hành cấp trên, trừ trường hợp có nguy cơ

đe dọa đến tính mạng con người và an tồn thiết bị;

2. Khi có đầy đủ lý do cho thấy Nhân viên vận hành không đủ năng lực xử lý sự cố, Lãnh đạo trực tiếp có quyền tạm đình chỉ cơng tác Nhân viên vận hành

trong ca trực đó, tự mình xử lý sự cố hoặc chỉ định Nhân viên vận hành khác thay thế, đồng thời báo cáo cho Nhân viên vận hành cấp trên biết.

Nhân viên vận hành đang xử lý sự cố, trừ Lãnh đạo cấp trên có trách nhiệm, Lãnh đạo trực tiếp của đơn vị. Trường hợp cần thiết, Nhân viên vận hành hoặc Lãnh đạo trực tiếp của đơn vị có quyền yêu cầu cán bộ chun mơn có liên quan

đến việc xử lý sự cố đến phòng điều khiển của đơn vị để xử lý sự cố.

4. Khi có sự cố nghiêm trọng, Nhân viên vận hành phải kịp thời báo cáo sự cố cho Lãnh đạo trực tiếp của đơn vị mình biết. Lãnh đạo trực tiếp có trách

Câu 3 : Quy định về quá tải máy phát điện, chỉ huy của Trưởng ca khi máy phát điện bị quá tải? Xử lý sự cố khi máy phát điện bị cháy? (1,4 điểm)

Trả lời

Quy định về chế độ làm việc quá tải của máy phát điện :

Trong vận hành bình thường máy phát điện khơng được phép làm việc quá tải với dòng điện cao hơn trị số định mức ứng với nhiệt độ quy định của môi trường làm mát. Trong những điều kiện sự cố, máy phát điện được phép quá tải ngắn hạn dòng điện stator và rotor theo đúng những điều kiện quy định của nhà chế tạo hoặc theo bảng:

Bội số quá tải 1,5 1,4 1,3 1,25 1,2 1,15 1,1

Thời gian quá tải (phút) Stator 2 3 4 5 6 15 60

Rotor 2 3 4 5 6 15 60

Chỉ huy của Trưởng ca khi máy phát điện bị quá tải: - Lệnh cho nhân viên giám sát việc quá tải của MF - Căn cứ vào dòng stator

- Giảm công suất của tổ máy về = hoặc dưới công suất đmđể tần số về 50hZ - Nếu khơng khơng giảm được cơng suất thì báo điều độ xin dừng máy tách lưới,

vì tổ máy khơng theo được

Xử lý sự cố khi máy phát điện bị cháy : 1.Dừng khẩn cấp

2.Cắt MC đầu cực 3.Cắt MC kích từ

4.Cắt các AB hạ thế của TU 5.Chuyển nguồn tự dùng

6.Huy động toàn bộ nhân lực trong ca để xử lý sự cố MF cháy tách MF ra khỏi ngọn lửa, chữa cháy theo quy trình

7.Huy động toàn bộ nhân lực của nhà máy để chữa cháy (bình chữa cháy, van chữa cháy trong buồng MF…)

8.Điện báo cơ quan phòng cháy chữa cháy gần nhất 9.Báo cáo điều độ cấp trên về sự cố cháy MF

Câu 4 : Các bảo vệ của các máy biến áp tự dùng, ảnh hưởng của các hệ thống thiết bị khi mất điện tự dùng? Các thao tác chuyển sang nguồn dự phòng? (1,4 điểm)

Trả Lời

Các bảo vệ của các máy biến áp tự dùng : 1. Bảo vệ quá dòng 51

2. Bảo vệ quá dòng pha đất 51N 3. Bảo vệ thấp áp 27

nh hưởng của các hệ thống thiết bị khi mất điện tự dùng :

Trong nhà máy thuỷ điện nếu mất điện tự dùng thì tồn bộ các thiết bị phụ của tổ máy, các thiết bị phụ trợ của Nhà máy sẽ ngừng làm việc. Nếu mất điện trong thời gian dài các tổ máy sẽ phải ngừng sự cố do khơng duy trì được áp lực điều chỉnh cánh hướng, nguy cơ sự cố hệ thống điện một chiều, ngập trong nhà máy do các trạm bơm không làm việc, mất hệ thống ánh sáng,...

Các thao tác chuyển sang nguồn dự phòng :

Thao tác chuyển đổi hệ thống điện tự dùng từ nguồn MBA TD91, TD92 cấp sang nguồn máy phát Diesel:

1. Kiểm tra máy phát Diesl sẵn sàng khởi động 2. khởi động máy phát D bằng tay

3. Kiểm tra điện áp máy phát Diesel ổn định, đủ 3 pha 4. Đóng AB đầu ra máy phát D

5. Chuyển khóa điều khiển của MC từ “ tự động “ về “ bằng tay “. 6. Kiểm tra MC : 443 đang cắt. ( chưa cắt thì cắt đi )

7. Cắt MC441,kiểm tra cắt tốt. 8. Cắt DCL 941-3, kiểm tra cắt tốt. 9. Cắt MC442, kiểm tra cắt tốt. 10.Cắt DCL 942-3, kiểm tra cắt tốt. 11.Đóng MC401, kiểm tra đóng tốt. 12.Đóng MC413, kiểm tra đóng tốt, 13. Đóng MC423, kiểm tra đóng tốt.

14. Chuyển các khóa điều khiển của MC từ “ bằng tay” về “tự động”.

Câu 5 : Chỉ huy của Trưởng ca thao tác đưa tổ máy tuabine thủy lực vào vận hành sau sửa chữa đại tu? (1,4 điểm)

Trả lời

Nêu trình tự thao tác để đưa tổ máy tuabine thuỷ lực vào vận hành sau sửa chữa đại tu :

1. Các phiếu lệnh đã khóa , tổ máy đủ điều kiện vận hành.

2. Vào buồng xoắn, ống xả kiểm tra các công việc đã kết thúc, vệ sinh sạch sẽ, khơng cịn đơn vị cơng tác nào trong ống xả, buồng xoắn.

4. Tiến hành đóng cửa vào buồng xoắn, ống xả. Kiểm tra van tháo cạn, buồng xoắn ống xả đã đóng.

5. Đưa hệ thống điều tốc vào làm việc :

- Kiểm tra mức dầu trong bể xả đạt tiêu chuẩn - Áp lực trong bình tích năng đạt tiêu chuẩn - 2 bơm dầu áp lực làm việc tự động tốt

- Cấp nguồn xoay chiều, một chiều cho hệ thống điều tốc. - Chuyển khóa về đúng chế độ ( từ xa )

6. Kiểm tra các ổ :

- Kiểm tra mức dầu các ổ đã đạt chưa

- Kiểm tra các van nước làm mát đã mở chưa

- Kiểm tra các van lên các đồng hồ đo áp lực, đồng hồ đo mức dầu đã mở chưa. - Kiểm tra tại các ổ có bị rị rỉ hay khơng.

6 Thao tác nạp nước buồng xoắn ống xả 7. Đưa hệ thống nước kỹ thuật vào làm việc :

- Kiểm tra và mở các van nước kỹ thuật ( trừ 1 số van thường đóng , van xả đáy).

- Tiến hành cấp nước cho hệ thống nước kỹ thuật bằng các mở các van điện từ . Kiểm tra tồn bộ hệ thống có bị rị rỉ không, lưu lượng nước qua các ổ đạt tiêu chuẩn, các bộ lọc làm việc tốt và không bị chênh áp quá mức quy định, kiểm tra bơm vét nắp tuabine làm việc tốt.

8. Đưa hệ thống khí vào làm việc :

- Kiểm tra hệ thống phanh và hệ thống khí chèn trục , các van đóng mở đúng phương thức.

- Áp lực khí đủ điều kiện vận hành - Các van đến đồng hồ đo áp lực đã mở.

9. Tiến hành kích máy : duy trì 2 – 5 phút sau đó hạ kích.

10. Tiến hành phanh thử tổ máy và giải trừ phanh : trước khi tiến hành phanh máy, mở van cấp khí cho phanh và xả , lặp lại động tác này 3 lần cho dầu trong khi kích xả hết về bể chứa, sau đó tiến hành phanh và giải trừ phanh.

11. Kiểm tra sevomotor :

- Đã mở chốt bằng tay chưa, mở các van đúng phương thức vận hành

- Tiến hành mở van dầu áp lực. Kiểm tra lại tồn bộ hệ thống dầu áp lực có bị bục vỡ ở đâu khơng.

12.Kiểm tra bơm vét dầu có làm việc tự động tốt khơng. 13.Sẵn sàng chạy tổ máy .

Câu 6 : Các trường hợp cấm khởi động? Các trường hợp phải ngừng khẩn cấp tổ máy tuabine thuỷ lực? Nêu các bảo vệ cơ khí thuỷ lực đi báo tín hiệu và ngừng tổ máy; nguyên nhân và cách xử lý? (1,5 điểm)

Trả Lời

Các trường hợp cấm khởi động tổ máy tuabine thủy lực :

1) Mực nước hồ chứa dưới mực nước chết

2) Cánh phai thượng lưu hạ lưu chưa mở hoàn toàn 3) Hư hỏng van phá chân không;

4) Hệ thống nước kĩ thuật chưa sẵn sàng

5) Hệ thống van đĩa van cân bằng chưa sẵn sàng 6) Hư hỏng hệ thống kích từ

7) Hư hỏng một bơm dầu MHY hoặc mạch tự động khởi động các bơm dầu; 8) Hệ thống phanh tổ máy bị hư hỏng;

9) Mức dầu các ổ thấp hơn mức quy định ,Chất lượng dầu điều chỉnh hoặc dầu bôi trơn tổ máy không đảm bảo tiêu chuẩn

10)Bộ điều tốc hư hỏng khơng cịn khả năng tự động bảo vệ lồng tốc khi sa thải phụ tải, cũng như tín hiệu, bảo vệ áp lực dầu thấp làm việc không ổn định;

11)Bộ điều tốc có lỗi trong bộ phận điều khiển kỹ thuật số hoặc trong bộ phận điều chỉnh cơ khí thuỷ lực.

12)Hệ thống báo cháy, chữa cháy chưa sẵn sàng .

Một phần của tài liệu Trưởng ca_ ôn tập chức danh, quyền hạn trưởng ca trong nhà máy điện (Trang 25 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w