Các biến số nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò của siêu âm Doppler xuyên sọ trong hồi sức bệnh nhân chấn thương sọ não nặng (Trang 48 - 54)

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.5. Các biến số nghiên cứu

2.5.1. Các biến số

2.5.1.1. Biến số nghiên cứu chính

- Vận tốc dịng máu tâm thu (FVs)

- Vận tốc dịng máu trung bình (FVm)

- Chỉ số mạch đập (PI) của động mạch não giữa 2 bên

- Tương quan giữa chỉ số mạch đập và áp lực nội sọ

- Tương quan giữa chỉ số mạch đập và áp lực tưới máu não tính tốn

- Tương quan giữa áp lực tưới máu não tính tốn (bằng áp lực nội sọ) và áp lực tưới máu não ước lượng (bằng siêu âm Doppler xuyên sọ)

2.5.1.2. Biến số nghiên cứu phụ

- Tỉ lệ phẫu thuật

- Tỉ lệ biến chứng đầu dò áp lực nội sọ

- Tỉ lệ tử vong (trong quá trình nghiên cứu)

- Tỉ lệ co thắt động mạch não giữa

- Mức độ co thắt động mạch não giữa

- Thời điểm co thắt động mạch não giữa 2.5.1.3. Biến số nền

- Chấn thương sọ não nặng

2.5.2. Định nghĩa các biến số

- Tuổi:

+ Biến số liên tục, số nguyên, đơn vị là năm

+ Chia thành 3 nhóm < 35 tuổi, 35 – 60 tuổi, > 60 tuổi.

- Giới tính:

+ Biến số định danh, + Nhị giá: nam/ nữ

- Chấn thương sọ não nặng: được định nghĩa dựa vào thang điểm hôn mê Glasgow, điểm  8 điểm được phân loại nặng.

- Điểm Glasgow:

+ Ghi nhận tại các thời điểm nhập viện, nhập phòng hồi sức, bắt đầu nghiên cứu, kết thúc nghiên cứu và các thời điểm khảo sát siêu âm Doppler xuyên sọ

Bảng 2.1: Thang điểm hôn mê Glasgow

Điểm Tiêu chuẩn

Mở mắt Đáp ứng lời nói Đáp ứng vận động

1 Không mở mắt Không đáp ứng Không đáp ứng

2 Khi kích thích đau Ú ớ Duỗi cứng mất não

3 Khi gọi Từ ngữ vô nghĩa Gồng cứng mất vỏ

4 Tự nhiên Trả lời lú lẫn Khơng chính xác với kích thích đau

5 Khơng mở mắt Chính xác với kích thích đau

6 Đúng theo y lệnh Tổng cộng: 13 – 15 điểm: nhẹ 9 – 12 điểm: trung bình 6 – 8 điểm: nặng 3 – 5 điểm: rất nặng “Nguồn: Teasdale, 2014” [88]

- Tiền căn bệnh lý mạch máu não: Biến nhị giá: có/ khơng

Thu thập bằng cách phỏng vấn thân nhân bệnh nhân

- Tiền căn bệnh lý nặng ở cơ quan khác: + Biến nhị giá: có/ khơng

+ Thu thập bằng cách phỏng vấn thân nhân bệnh nhân + Ghi nhận khi bệnh lý làm suy chức năng cơ quan.

- Tổn thương não trên phim cắt lớp:

Dập não xuất huyết/ Máu tụ trong não

Máu tụ ngoài màng cứng/ Máu tụ dưới màng cứng Phù não/ Thoát vị não

Xuất huyết dưới nhện Xuất huyết não thất

Xuất huyết thân não/ Tổn thương sợi trục + Ghi nhận tổng hợp các lần chụp cắt lớp sọ não

- Huyết áp động mạch trung bình: + Biến số định lượng

+ Đo tự động không xâm lấn hoặc xâm lấn tại động mạch quay hay động mạch đùi, đơn vị mmHg

- Nhiệt độ cơ thể:

+ Biến số định lượng, đơn vị 0C

+ Đo bằng nhiệt kế thuỷ ngân tại nách

- SpO2:

+ Biến số định lượng + Đo ở đầu ngón tay

- Điều trị thuốc thẩm thấu:

+ Biến số nhị giá: có/ khơng

+ Gồm mannitol và dung dịch muối ưu trương

- Điều trị vận mạch:

+ Biến số nhị giá: có/ khơng

+ Ghi nhận khi có bất cứ thời điểm sử dụng vận mạch trong quá trình nghiên cứu

- Truyền máu:

+ Ghi nhận khi có bất cứ thời điểm truyền máu trong quá trình nghiên cứu

- Phẫu thuật:

+ Biến số nhị giá: có/ khơng

- Loại phẫu thuật:

+ Biến số nhị giá: mở nắp sọ/ đặt lại nắp sọ

- Tỉ lệ biến chứng đầu dò áp lực nội sọ: + Biến số nhị giá: có/ khơng

+ Gồm các biến chứng: tụt đầu dò, chảy máu vùng đặt đầu dò, nhiễm trùng vùng đặt đầu dò xác định bởi kết quả cấy vi khuẩn đầu dò sau khi rút.

- Tỉ lệ tử vong:

+ Biến số nhị giá: có/ khơng

+ Ghi nhận nếu tử vong trong thời gian  14 ngày sau đặt đầu dò áp lực nội sọ

- Áp lực nội sọ:

+ Biến số định lượng, được đo bằng đầu dị trong nhu mơ não của Codman, giá trị hiển thị trên màn hình theo dõi, đơn vị mmHg

+ Ghi nhận tại các thời điểm khảo sát siêu âm Doppler xuyên sọ

+ Chia 2 nhóm: áp lực nội sọ bình thường ≤ 20 mmHg, tăng áp lực nội sọ > 20 mmmHg [1], [28].

- Áp lực tưới máu não (tính tốn bằng áp lực nội sọ):

+ Biến số định lượng, được tính tự động và hiển thị trên màn hình theo dõi (= huyết áp động mạch trung bình – áp lực nội sọ), đơn vị mmHg

+ Chia 2 nhóm: áp lực tưới máu não bình thường ≥ 65 mmHg, giảm áp lực tưới máu não < 65 mmHg [1], [28].

- Thời gian khảo sát siêu âm Doppler xuyên sọ: + Biến số định lượng, đơn vị ngày

+ Tính từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc nghiên cứu

- Vận tốc dịng máu tâm thu/ trung bình/ tâm trương: + Biến số định lượng, đơn vị cm/s

+ Máy siêu âm hiển thị khi khảo sát động mạch não giữa mỗi bên

- Chỉ số mạch đập:

+ Biến số định lượng

+ Máy siêu âm hiển thị khi khảo sát động mạch não giữa mỗi bên

Vận tốc dòng máu và chỉ số mạch đập được so sánh với trị số bình thường tham khảo theo Blanco [24], các ngưỡng thay đổi nặng dựa theo Goutorbe [41], Le Moigno [52] và Roberto [74]:

Bảng 2.2: Thông số siêu âm Doppler xuyên sọ động mạch não giữa tham khảo

Vận tốc dòng máu tâm thu FVs Vận tốc dịng máu trung bình < 30 cm/s 90 – 100 cm/s [24] 55 – 80 cm/s FVm [52] [24]

Vận tốc dòng máu tâm trương FVd < 20 cm/s [41], [52] 35 – 55 cm/s [24] Chỉ số mạch đập PI 0,81 – 0,97 ≥ 1,4 [24] [74]

“Nguồn: Blanco, 2018 [24]; Goutorbe, 2001 [41]; Le Moigno, 2001 [52]; Roberto, 2011 [74]”

- Co thắt động mạch não giữa: + Biến số nhị giá: có/ khơng

+ Co thắt khi FVm động mạch não giữa 1 hoặc 2 bên > 120 cm/s

- Mức độ co thắt động mạch não giữa: 3 mức độ theo tiêu chuẩn của Marshall [55] và Lindegaard [53]:

Nhẹ: FVm > 120 – 150 cm/s hay LR 3,0 – 4,5 Trung bình: FVm 150 – 200 cm/s hay LR 4,5 – 6,0 Nặng: FVm > 200 cm/s hay LR > 6,0

- Thời điểm co thắt động mạch não giữa: + Biến số định lượng, đơn vị ngày + Tính với ngày 0 là ngày chấn thương

- Áp lực tưới máu não ước lượng (bằng siêu âm Doppler xuyên sọ): +

+

Biến số định lượng, đơn vị mmHg Được tính theo hai cơng thức:

eCPP1 = MAP × FVd/FVm + 14 (công thức 1) [35], [43], [79] eCPP2 = 89,646 – 8,258 x PI (công thức 2) [21]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò của siêu âm Doppler xuyên sọ trong hồi sức bệnh nhân chấn thương sọ não nặng (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)