BIỆN PHÁP AN TỒN SỬA CHỮA THIẾT BỊ CƠ KHÍ THUỶ LỰC Điều 203 Biện pháp an toàn thao tác xả nước sơ bộ đường ống áp lực qua

Một phần của tài liệu Vận hành cơ khí thủy lực (Trang 26 - 33)

- Từ mỏ hàn, mỏ cắt đến chai ôxy: > 5m.

BIỆN PHÁP AN TỒN SỬA CHỮA THIẾT BỊ CƠ KHÍ THUỶ LỰC Điều 203 Biện pháp an toàn thao tác xả nước sơ bộ đường ống áp lực qua

Điều 203. Biện pháp an toàn thao tác xả nước sơ bộ đường ống áp lực qua tổ máy số 1.

1. Ngừng các tổ máy H1, H2 đảm bảo MC901, MC902 cắt tốt ba pha. 2. MC901, MC902 ra vị trí thử nghiệm.

3. Đóng van bướm, van cân bằng H1, H2. Cắt AB lực, AB điều khiển, treo biển “Cấm mở! có người đang làm việc”.

4. Lặn vệ sinh ngưỡng vận hành cửa nhận nước.

5. Hạ hoàn toàn van vận hành cửa nhận nước, cắt AB lực, AB điều khiển treo biển “Cấm đóng điện! có người đang làm việc”.

6. Xả nước sơ bộ đường hầm qua tổ máy H1 (hoặc H2):

- Đóng AB điều khiển, AB lực van bướm và van cân bằng H1. - Chuyển chế độ điều khiển tổ máy số 1 về tại chỗ (hoặc từ xa). - Kiểm tra tổ máy sẵn sàng khởi động.

- Mở van bướm tại màn hình điều khiển tại chỗ H1 (hoặc theo logic khởi động).

- Khởi động tổ máy H1 ở chế độ không tải khơng kích từ. - Theo dõi q trình khởi động đến khi tốc độ đạt định mức.

- Theo dõi khi áp lực trước van bướm cịn ....Mpa thì thao tác ngừng máy. - Theo dõi q trình ngừng máy an tồn.

- Kiểm tra, nạp khí ép goăng chèn trục.

- Kiểm tra bơm tháo cạn tổ máy đã sẵn sàng làm việc.

- Đóng lại van bướm H1, cắt AB lực, AB điều khiển treo biển “Cấm đóng điện, có người đang làm việc”.

- Mở van tháo cạn đường ống áp lực ĐO1 & ĐO2 của tổ máy 1 và 2. - Theo dõi áp lực đường ống về 0Mpa.

Điều 204. Biện pháp an toàn để làm việc trong đường hầm áp lực, đường ống áp lực, van bướm, van cân bằng của tổ máy 1.

1. Đảm bảo đã thực hiện xả nước sơ bộ đường ống áp lực theo Điều 203. 2. Lặn vệ sinh ngưỡng cánh phai hạ lưu H1.

3. Hạ cánh phai hạ lưu H1. 4. Xả khí chèn trục turbine H1.

5. Kiểm tra hệ thống Bơm tháo cạn sẵn sàng làm việc 6. Mở van tháo cạn buồng xoắn (van BX1).

7. Mở van tháo cạn ống xả về bể tháo cạn (Van OX1).

8. Chạy 2 bơm tháo cạn bằng tay hoặc tự động (Lưu ý: Nếu nước chẩy về

bể lớn phải chạy thêm bơm chìm).

9. Xác định nước buồng xoắn, ống xả H1 đã cạn (bằng van kiểm tra tại lỗ tròn vào ống xả và mức nước bể tháo cạn đã cạn, bơm tự động ngừng).

10. Mở lỗ tròn vào buồng xoắn tổ máy H1 (chú ý nới đều các bu lơng, nếu khơng thấy nước rị ra thì mới mở hết).

11. Mở các cửa vào hầm áp (nếu cần).

12. Đóng AB điều khiển, AB lực của van bướm, van cân bằng. 13. Mở hoàn tồn van bướm H1.

14. Chốt cơ khí treo biển cấm thao tác.

15. Cắt AB lực, AB điều khiển van bướm, van cân bằng H1, treo biển “Cấm

đóng điện, có người đang làm việc”.

17. Làm việc trong đường hầm áp, đường ống áp lực, van bướm, van cân bằng phải tuân thủ các quy định an toàn khi làm việc trên cao, trong hầm sâu và hành lang ngầm.

Lưu ý : Biện pháp an toàn sửa chữa van bướm, van cân bằng của tổ máy 2 tương

tự.

Điều 205. Biện pháp an tồn để sửa chữa bánh xe cơng tác (tổ máy H1). 1. Tổ máy H1 đã ngừng.

2. Đưa MC 901 ra vị trí thử nghiệm. 3. Đóng van bướm, van cân bằng.

4. Cắt AB lực, AB điều khiển van bướm, van cân bằng treo biển “Cấm

đóng điện! có người đang làm việc”.

5. Cắt điện các bơm dầu áp lực, treo biển “Cấm đóng điện! có người đang làm việc”.

6. Đóng van dầu áp lực từ bình tính năng đến máy điều tốc, treo biển “Cấm mở! có người đang làm viêc”.

7. Mở van xả áp lực bình dầu điều tốc về 0MPa. 8. Đăng ký H2 ngừng hoặc phát công suất tối thiểu. 9. Lặn vệ sinh ngưỡng phai hạ lưu H1.

10. Hạ cửa phai hạ lưu H1.

11. Xả khí ép gioăng chèn trục bằng tay.

12. Kiểm tra hệ thống bơm tháo cạn tổ máy đã sẵn sàng làm việc. 13. Mở van xả nước buồng xoắn H1 (Van BX1).

14. Mở van tháo cạn ống xả H1 về bể tháo cạn (Van OX1).

15. Xác định nước đã cạn bằng cách mở van kiểm tra vị trí lỗ trịn vào ống xả khơng cịn nước và bể tháo cạn đã cạn.

16. Mở cửa tròn vào buồng xoắn, lưu ý nới đều các bulong nếu không thấy nước rị thì tiếp tục mở tiếp.

17. Mở cửa trong vào turbine, lưu ý nới đều các bulong nếu không thấy nước rị thì tiếp tục mở tiếp.

18. Dùng vịi nước rửa sạch bùn rêu khu vực làm việc và lối đi lại. 19. Lắp hệ thống quạt hút, đẩy khơng khí.

20. Ánh sáng làm việc có điện áp ≤ 12V, máy biến áp là loại cách ly đặt ở ngồi, có trang bị đèn pin dự phịng.

21. Lắp điện thoại liên lạc.

22. Bắc thang, giàn giáo dưới bánh xe công tác. Giàn giáo phải được kiểm tra, nghiệm thu trước khi đưa vào sử dụng.

23. Làm việc trong buồng bánh xe công tác phải tuân thủ các quy định an toàn khi làm việc trên cao, trong hầm sâu và hành lang ngầm.

24. Khi hàn trong buồng bánh xe công tác phải kéo hai dây, tiếp địa tại chỗ và phải có biện pháp chống cháy.

25. Khi nghỉ hết giờ làm việc phải kiểm tra đủ số lượng người đã ra theo danh sách ghi trong phiếu công tác, cắt các nguồn điện.

26. Cấm kiểm tra, làm việc một mình trong buồng bánh xe cơng tác.

Lưu ý : Biện pháp an tồn để đội cơng tác sửa chữa bánh xe công tác tổ

máy H2 được thực hiện tương tự.

Điều 206. Biện pháp an toàn để sửa chữa ổ đỡ, ổ hướng trên, ổ hướng dưới. 1. Tổ máy đã ngừng.

2. Đưa MC901 ra vị trí sửa chữa. 3. Đóng van bướm, van cân bằng.

4. Cắt AB lực, AB điều khiển van bướm, van cân bằng treo biển “Cấm

đóng điện, có người đang làm việc”.

5. Cắt AB lực, AB điều khiển bơm nước làm mát của tổ máy treo biển “Cấm đóng điện, có người đang làm việc”.

6. Đóng các van nước vào làm mát các ổ, treo biển “Cấm mở! có người

đang làm việc”.

7. Cắt điện các thiết bị đo lường, tín hiệu, bảo vệ của các ổ. 8. Xả hết dầu các ổ về thùng phi chứa dầu.

9. Kích máy sửa chữa.

10. Làm việc trong ổ đỡ, ổ hướng phải thực hiện các quy định an toàn khi làm việc trong bình chứa, bể chứa.

11. Các miếng Secment khi đưa ra sửa chữa phải được bảo quản tránh khỏi bị chầy xước, phải đánh số đúng thứ tự quy định.

12. Ánh sáng làm việc có điện áp ≤ 12V, máy biến áp là loại cách ly đặt ở ngoài.

13. Khi hàn phải tiếp địa tại chỗ và có biện pháp chống cháy.

14. Khi nghỉ hết ngày làm việc phải bịt kín các mặt bích xung quanh ổ.

Điều 207. Biện pháp an tồn để sửa chữa ổ hướng tuabine, gioăng chèn trục H1.

1. Tổ máy đã ngừng.

2. Đưa MC đầu cực ra vị trí thí nghiệm. 3. Đóng van bướm, van cân bằng.

4. Cắt AB lực, AB điều khiển van bướm, van cân bằng treo biển “Cấm

đóng điện! có người đang làm việc”.

5. Cắt AB lực, AB điều khiển hai bơm dầu áp lực treo biển “Cấm đóng

điện! có người đang làm việc”.

6. Đóng van dầu áp lực từ bình tích năng đến máy điều tốc treo biển “Cấm

mở! có người đang làm việc”, mở van xả hết áp lực dầu trong bình.

7. Đăng ký H2 ngừng hoặc phát công suất tối thiểu. 8. Lặn vệ sinh ngưỡng phai hạ lưu H1.

9. Hạ cửa phai hạ lưu H1.

10. Kiểm tra các bơm tháo cạn sẵn sàng làm việc. 11. Mở van xả nước buồng xoắn H1 (Van BX1).

12. Mở van tháo cạn ống xả H1 về bể tháo cạn (Van OX1).

13. Chạy các bơm tháo cạn bằng tay (nếu thấy nước chảy về bể nhiều thì đóng bớt van tháo cạn).

14. Xác định nước buồng xoắn, ống xả H1 đã cạn bằng cách mở van kiểm tra thấy khơng cịn nước, bể tháo cạn đã cạn.

15. Xả khí ép gioăng chèn trục bằng tay.

16. Đóng van nước vào làm mát ổ hướng turbine, treo biển “Cấm mở! có

người đang làm việc”.

17. Cắt điện các thiết bị đo lường, tín hiệu, bảo vệ của ổ hướng. 18. Rút hết dầu của ổ hướng turbine về bể chứa.

19. Làm việc tại ổ hướng tua bin phải thực hiện các quy định an toàn khi làm việc trong bình chứa, bể chứa.

20. Ánh sáng làm việc có điện áp ≤ 12V, máy biến áp là loại cách ly đặt ở ngoài.

21. Các miếng Secment khi đưa ra sửa chữa phải được bảo quản tránh khỏi bị chầy xước, phải đánh số đúng thứ tự quy định.

22. Khi hàn phải tiếp địa tại chỗ và có biện pháp chống cháy.

23. Khi nghỉ hết ngày làm việc phải bịt kín các mặt bích xung quanh ổ.

Điều 208. Biện pháp an toàn để sửa chữa Secvomotor. 1. Tổ máy đã ngừng.

2. Đóng van bướm, van cân bằng.

3. Cắt AB lực, AB điều khiển van bướm, van cân bằng treo biển “Cấm đóng điện! có người đang làm việc”.

5. Cắt AB lực, AB điều khiển hai bơm dầu áp lực treo biển “Cấm đóng

điện! có người đang làm việc”.

6. Đóng van dầu áp lực từ bình tích năng đến máy điều tốc treo biển “Cấm

mở! có người đang làm việc”, mở van xả hết áp lực dầu trong bình dầu áp lực

điều tốc về 0 Mpa.

7. Nạp khí chèn trục.

8. Hút hết dầu trong Sécvômôtơ và trên đường ống về téc. 9. Dùng đèn di động điện áp 12V máy biến áp cách ly.

Điều 209. Biện pháp an tồn để sửa chữa bình áp lực dầu điều tốc, máy điều tốc.

1. Tổ máy đã ngừng.

2. Đưa MC901 ra vị trí sửa chữa. 3. Đóng van bướm, van cân bằng.

4. Cắt AB lực, AB điều khiển van bướm, van cân bằng treo biển “Cấm

đóng điện! có người đang làm việc”.

5. Chuyển các khoá điều khiển của 2 bơm dầu áp lực về vị trí “Cắt”.

6. Cắt AB lực, AB điều khiển hai bơm dầu áp lực treo biển “Cấm đóng

điện! có người đang làm việc”.

7. Đóng van dầu áp lực điều tốc từ bình tới máy điều tốc treo biển “Cấm

mở! có người đang làm việc”, mở van xả hết áp lực trong bình dầu áp lực.

8. Rút hết khí nitơ trong bình (nếu cần thiết khi khám nghiệm bình).

9. Dùng đèn di động làm việc điện áp 12V. Người vào làm việc phải tuân thủ các quy định làm việc trong bình chứa, bể chứa.

Điều 210. Biện pháp an toàn sửa chữa lưới chắn rác cửa nhận nước. 1. Ngừng tổ máy H1, H2.

2. Đóng van bướm, van cân bằng H1, H2.

3. Cắt AB lực, AB điều khiển van bướm, van cân bằng treo biển “Cấm

đóng điện! có người đang làm việc”.

4. Đóng van vận hành cửa nhận nước. 5. Nếu sửa chữa lưới chắn rác thì tiến hành:

 Rút lưới chắn rác về kho sửa chữa.  Hạ lưới chắn rác dự phòng.

6. Mở van vận hành cửa nhận nước (theo quy trình nạp nước tuyến năng lượng).

7. Bắc các giàn giáo (Giàn giáo phải theo phương án đã được duyệt, chỉ khi có biên bản của chủ tịch hội đồng nghiệm thu mới được phép làm việc trên giàn giáo).

8. Trong quá trình làm việc phải chấp hành các biện pháp an toàn khi làm việc trên cao.

Điều 211. Biện pháp an toàn sửa chữa van vận hành cửa nhận nước:  Đảm bảo đã ngừng tổ máy H1, H2.

 Hạ van vận hành cửa nhận nước, cắt điện treo biển “Cấm đóng điện! có người đang làm việc”.

 Lặn vệ sinh ngưỡng cửa van sửa chữa.  Hạ van sửa chữa.

 Nâng van vận hành cửa nhận nước về vị trí cao trình sửa chữa và chốt cơ khí treo cánh van. Cắt nguồn điện cơ cấu nâng hạ, treo biển “Cấm đóng điện! có người đang làm việc”

 Làm việc phải tuân thủ quy trình làm việc trên cao, hành lang ngầm.

Điều 212. Biện pháp an toàn sửa chữa van vận hành cửa xả tràn mặt: 1. Phải thực hiện cho từng cánh van.

2. Hạ cánh van vận hành cửa van cần sửa chữa. Cắt AB điều khiển, AB lực, treo biển “Cấm đóng điện! có người đang làm việc”.

3. Lặn kiểm tra vệ sinh ngưỡng phai sửa chữa của cửa van. 4. Dùng cẩu chân dê hạ cửa van phẳng sửa chữa.

5. Đóng AB điều khiển, AB lực động cơ nâng hạ cánh van vận hành cửa cần sửa chữa.

6. Nhấc cánh van vận hành để xả hết nước trong khoang van, rồi tiếp tục hạ xuống cách mặt đất 0,5m sao cho nước rò rỉ qua van phẳng chảy qua.

7. Cắt AB lực, AB điều khiển động cơ nâng hạ cánh van vận hành, treo biển “Cấm đóng điện! có người đang làm việc”.

8. Bắc các giàn giáo nếu cần thiết (Giàn giáo phải theo phương án đã được duyệt, chỉ khi có biên bản của chủ tịch hội đồng nghiệm thu mới được phép làm việc trên giàn giáo).

9. Trong quá trình làm việc phải chấp hành các biện pháp an toàn khi làm việc trên cao, trong hầm sâu.

Điều 213. Biện pháp an toàn để sửa chữa van sửa chữa cửa xả tràn mặt: 1. Phải thực hiện lần lượt cho từng cánh van.

3. Dùng cẩu dê thượng lưu nhấc các cánh van phẳng đưa về kho van sửa chữa.

4. Bắc các giàn giáo nếu cần thiết (Giàn giáo phải theo phương án đã được duyệt, chỉ khi có biên bản của chủ tịch hội đồng nghiệm thu mới được phép làm việc trên giàn giáo).

5. Trong quá trình làm việc phải chấp hành các biện pháp an toàn khi làm việc trên cao, trong hầm sâu.

Điều 214. Biện pháp an toàn sửa chữa van vận hành van xả sâu. 1. Kiểm tra van vận hành van xả sâu đang đóng.

2. Lặn vệ sinh ngưỡng cửa van sửa chữa van xả sâu. 3. Hạ van sửa chữa van xả sâu.

4. Nhấc cánh van vận hành van xả sâu để xả hết nước trong khoang van, rồi tiếp tục hạ xuống cách mặt đất 0,5m sao cho nước rò rỉ qua van phẳng chảy qua.

5. Cắt AB lực, AB điều khiển động cơ nâng hạ cánh van vận hành van xả sâu, treo biển “Cấm đóng điện! có người đang làm việc”.

6. Bắc các giàn giáo nếu cần thiết (Giàn giáo phải theo phương án đã được duyệt, chỉ khi có biên bản của chủ tịch hội đồng nghiệm thu mới được phép làm việc trên giàn giáo).

7. Trong quá trình làm việc phải chấp hành các biện pháp an toàn khi làm việc trên cao, trong hầm sâu.

Điều 215. Biện pháp an toàn sửa chữa van sửa chữa van xả sâu . 1. Tháo cạn mức nước hồ chứa về cao trình 889.00m

2. Bắc các giàn giáo nếu cần thiết (Giàn giáo phải theo phương án đã được duyệt, chỉ khi có biên bản của chủ tịch hội đồng nghiệm thu mới được phép làm việc trên giàn giáo).

3. Trong quá trình làm việc phải chấp hành các biện pháp an toàn khi làm việc trên cao, trong hầm sâu.

Chương X

Một phần của tài liệu Vận hành cơ khí thủy lực (Trang 26 - 33)