- Từ mỏ hàn, mỏ cắt đến chai ôxy: > 5m.
QUI ĐỊNH AN TỒN ĐỐI VỚI CƠNG TÁC LẶN.
Điều 216. Những người được đào tạo làm nghề lặn theo các chương trình chính quy về lý thuyết và thực hành được gọi là thợ lặn.
Điều 217. Người học lặn phải là nam giới, tuổi từ 20 đến 30 khơng có bệnh hay khuyết tật ảnh hưởng tới việc bơi lặn theo đúng tiêu chuẩn hiện hành của Bộ Y tế nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam.
Điều 218. Các thợ lặn phải được học tập và nắm vững quy phạm an tồn về cơng tác lặn do Bộ giao thông ban hành, hàng năm phải được kiểm tra định kỳ đạt kết quả mới được lặn và làm việc trong lịng nước.
Điều 219. Các cơng việc lặn tiến hành ở độ sâu 20m trở lại gọi là công việc lặn ở độ sâu nhỏ, ở từ 20m đến 45m gọi là độ sâu vừa, lớn hơn 45m gọi là công việc lặn sâu.
Điều 220. Trang bị lặn nặng và trang bị lặn nhẹ bao gồm:
1. Trang bị lặn nặng cách phân biệt thân thể thợ lặn với môi trường nước bằng một áo lặn có chất liệu dày và chắc, có mũ đồng cứng. Hơ hấp được bảo đảm bằng một đệm khí dồn ở trên áo lặn với khí truyền từ bề mặt (trang bị lặn 3 bulông hoặc 12 bulông). Độ nổi của trang bị này khá lớn do đó phải dùng đối trọng lớn để giữ vững tư thế ở dưới đáy.
2. Trang bị lặn nhẹ cách biệt thân thể thợ lặn với mơi trường nước bằng các kiểu áo lặn có chất liệu mỏng và mềm không dùng mũ kim loại rắn. Thợ lặn thở bằng khí trong các bình khí nén chun dùng mang theo hoặc truyền khí từ bề mặt. Loại lặn này khơng có đệm khí trong áo lặn cho nên độ nổi nhỏ, không cần đối trọng lớn
Điều 221. Những cuộc lặn mà chỉ có 2 thợ lặn thì khơng được phép lặn, trừ trường hợp lặn bằng trang bị lặn nhẹ thở ôxy.
Điều 222. Tiêu chuẩn để phân cấp thợ lặn gồm:
1. Phương pháp đào tạo ban đầu về lý thuyết và thực hành lặn. 2. Tính chất và chất lượng cơng việc làm trong lòng nước. 3. Tổng số giờ đã làm việc trong lịng nước.
4. Độ sâu tối đa thợ có thể xuống và làm việc. 5. Hiệu suất công tác lặn.
6. Thể lực và sức chịu đựng của thợ lặn trong mơi trường áp suất cao.
Điều 223. Thợ lặn sâu có hai cấp:
1. Thợ lặn sâu bậc 2 có thể lặn từ 45 100m. 2. Thợ lặn sâu bậc 1 có thể lặn quá 100m.
Điều 224. Khi thực hiện lặn ở thượng lưu, hạ lưu thuộc khu vực các tổ máy nhất thiết phải làm thủ tục phiếu công tác. Trong phiếu công tác phải ghi rõ nhiệm vụ nơi làm việc và biện pháp đảm bảo an tồn trong q trình lặn.
Điều 225. Các thợ lặn chỉ được phép lặn sau khi đã được kiểm tra kiến thức và các trang thiết bị lặn, về kỹ thuật an tồn trong các cơng việc lặn và phải được bộ môn Y tế cấp quy định xác nhận đủ điều kiện lặn. Trường hợp phải lặn vượt cấp quy định về cấp bậc hoặc trình độ phải được các cơ quan quản lý kỹ thuật và Y học cấp Bộ quyết định và cấp giấy phép.
Điều 226. Trước khi lặn người phụ trách đơn vị, cần phổ biến cho thợ lặn về tính chất các cơng việc sắp tiến hành bằng mơ hình bản vẽ.
Điều 227. Thợ lặn chỉ được lặn sau khi đã nắm chắc sự toàn vẹn của các trang thiết bị lặn. Chỉ cho thợ lặn xuống tới độ sâu mà cơ quan quản lý kỹ thuật và Y học cấp Bộ đã xác nhận cho họ trong năm đó.
Điều 228. Trước mỗi cuộc lặn cán bộ Y tế phải kiểm tra sức khoẻ thợ lặn bằng cách hỏi, đếm mạch, đo huyết áp. Kết quả được ghi vào sổ theo dõi sức khoẻ thợ lặn có chữ ký xác nhận của thợ lặn. Nếu thấy nghi ngờ thì tuyệt đối không cho lặn và báo cáo cho lãnh đạo.
Điều 229. Chế độ nghỉ ngơi của thợ lặn trước và sau khi hoàn thành một cuộc lặn: Độ sâu khi lặn (m)
Nghỉ hồn tồn Khơng làm việcnặng Thời gian bắt buộc phải ở gần
buồng áp suất sau khi
lặn (giờ)
Thời gian bắt buộc phải trở lại trên tàu hoặc nơi ở sau khi lặn (giờ) Trước khi lặn (giờ) Sau khi lặn (giờ) Trước khi lặn (giờ) Sau khi lặn (giờ) 20 0,5 0,5 2,0 1,0 - 2 60 1,0 1,0 4,0 6,0 1,0 6,0 90 2,0 2,0 12,0 24,0 2,0 8,0
Điều 230. Chỉ được lặn ở các khu vực biển, hồ có sóng từ cấp 3 trở xuống. Nếu thợ lặn làm việc gần bờ ở độ sâu nhỏ hơn 3m trong vùng bờ thoải thì khi có sóng cấp 2 cũng phải đình chỉ cơng tác lặn.
Trường hợp đặc biệt phải cấp cứu người có thể cho phép vi phạm nhưng khi có sóng cấp 5 thì tuyệt đối cấm lặn.
Điều 231. Điều kiện bình thường để tiến hành cơng tác lặn kỹ thuật dưới nước là:
1. Sóng khơng lớn quá cấp 2 (chiều cao từ đỉnh tới chân sóng khơng q 0,5m).
2. Việc đi lại dưới đáy của thợ lặn được tự do.
3. Nhiệt độ của nước không thấp hơn 120C (khi thợ lặn dùng bộ đồ lặn nhẹ).
4. Phạm vi khảo sát không có chướng ngại nguy hiểm như bom mìn, đường dây cáp ngầm, dây kẽm gai.
Trong thực tế khác với các điều kiện trên thì phải có biện pháp bảo đảm an tồn lặn.
Điều 232. Cơng tác lặn có thể tiến hành khi tốc độ dòng chảy dưới 1m/s. Khi tốc độ dòng chảy trên 1m/s thì trong từng trường hợp do tổ trưởng lặn quyết định khả năng cho thợ lặn xuống nước làm việc.
Khi nước chảy xiết người ta dùng các thiết bị bảo vệ làm giảm tác động của dòng chảy như (tấm chắn dịng chảy).
Điều 233. Để tiến hành bất kỳ cơng việc lặn nào, cần phải thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo đảm an toàn cho thợ lặn.
Điều 234. Trong khi thợ lặn đang làm việc cấm: Cho chân vịt tàu quay, mở máy tàu. Xung quanh khu vực đang lặn bán kính 30m khơng cho các vật di động hoạt động gây nguy hiểm cho hiện trường lặn.
Điều 235. Phân công trong tổ lặn hoặc trạm lặn trước khi lặn: 1. Một thợ lặn làm việc trong lòng nước: (Số 1).
2. Một thợ lặn giữ dây hơi dây hiệu và chỉ huy cuộc lặn: (Số 2) còn gọi là thợ lặn bảo đảm.
Điều 236. Một thợ lặn trực ở máy điện thoại và bảo đảm việc truyền khí: (Số 3) cịn có nhiệm vụ xuống giúp thợ lặn dưới nước, gọi là thợ lặn thường trực.
Điều 237. Trường hợp truyền khí bằng bơm tay phải bảo đảm:
1. Nếu lặn ở độ sâu 6m: 3 người.
2. Nếu lặn ở độ sâu từ 6 15m: 4 người.
3. Nếu lặn độ sâu từ 15 25m: 6 người.
Truyền khí thở bằng một bơm tay, khơng được lặn ở độ sâu lớn hơn 15m. Lặn ở độ sâu từ 15m và khơng được q 25m, khơng có máy nén khí cơ giới thì cho phép dùng 2 bơm tay ghép lại để cung cấp khí thở cho thợ lặn.
Điều 238. Để đảm bảo an toàn cho thợ lặn tới 20m trở lại, cần có sẵn tại chỗ một bộ phận trang bị lặn nhẹ thở bằng ôxy. Sẵn sàng cho thợ lặn thường trực sử dụng để xuống giúp thợ lặn ở dưới nước.
Trong các cuộc lặn sâu hơn 20m cần chuẩn bị sẵn sàng thêm một bộ trang bị truyền khí bề mặt.
Điều 239. Nếu lặn đêm hoặc lặn sâu thì phải chuẩn bị hệ thống đèn chiếu sáng dưới nước và đèn chiếu sáng nơi làm việc. Phải đảm bảo chiếu sáng thật tốt trên sàn trạm lặn và thang lên xuống.
Dụng cụ và các loại công cụ, vật liệu khác của thợ lặn dưới nước phải sơn màu trắng.
Điều 240. Phải đo trước độ sâu và nhiệt độ nước. Không được xác định độ sâu chỉ bằng trị số áp suất trong ống dây truyền khí.
Điều 241. Để thả thợ lặn xuống đáy, ở chỗ lặn phải cột cố định một dây dọi, khi tới đáy thợ lặn cố định dây dọi tại chỗ làm việc.
Thợ lặn bước xuống nước bằng thang lặn rồi lần theo dây dọi để xuống đáy. Thang lặn phải thả xuống nước tới mức mà thợ lặn khi đứng ở bậc cuối, thì mũ lặn khơng vượt khỏi mặt nước.
Điều 242. Trước mỗi cuộc lặn, thợ lặn sắp xuống nước phải tiến hành cơng việc kiểm tra tình trạng trang thiết bị lặn dưới sự theo dõi của tổ trưởng lặn. Khi nắm chắc tình hình bình thường của các trang bị, thợ lặn báo cáo cho người chỉ huy cuộc lặn để ghi vào nhật ký lặn về sự tiến hành kiểm tra trang thiết bị lặn.
Điều 243. Thợ lặn phải kiểm tra hoạt động của trang bị lặn có thơng khí và của thiết bị lặn, bao gồm việc kiểm tra mũ lặn, áo lặn, ống dây truyền khí, máy điện thoại các đối trọng, dây hiệu, giầy lặn, các thiết bị truyền khơng khí và các thiết bị thả thợ lặn xuống hoặc đưa lên.
Điều 244. Kiểm tra mũ lặn, tiến hành bằng cách xem xét bên ngoài, xác định sự toàn vẹn của van bảo hiểm và van đầu.
Kiểm tra van an tồn như sau: Dùng miệng ngậm đầu ống truyền khí vào mũ, thổi ra thật hết. Thấy khí thở ra đi tự do vào mũ thì hút vào thật mạnh, nếu khơng hút được khí từ mũ ra là van hoạt động bình thường. Nếu thấy khí hút ra được tức là van bảo hiểm khơng bình thường cần phải sửa ngay. Nghiêm cấm lặn xuống nước với van bảo hiểm bị hỏng.
Kiểm tra van đầu của mũ lặn như sau: ấn vào đầu van 2 3 lần thấy lị xo chun dãn bình thường là tốt. Cần quan sát cả tấm đỡ của van, bình thường nó phải giữ được nắp sàng khỏi tự động tuột ra khỏi thân van.
Điều 245. Kiểm tra áo lặn bằng cách xem xét bên ngoài, nếu thấy các chỗ sờn mịn, hư hỏng thì phải đem áo đi sửa. Nếu ở áo có van xả phải tháo nắp sàng ra điều chỉnh độ chun giãn của van cao su bằng ốc điều chỉnh, lau sạch các sợi của áo lót thường bám vào.
Điều 246. Kiểm tra các đối trọng, giầy lặn và dây hiệu như sau:
Quan sát các dây buộc phải chắc. Thử bằng cách cầm dây nhấc lên, giật mạnh. Các dây hiệu và dây thử, dây dọi khơng được có sợ đứt, phải chịu được lực kéo 200 kg. Có thể thử đơn giản bằng sức 4 người kéo. Cấm dùng dây hiệu có chỗ đứt nối lại.
Điều 247. Kiểm tra điện thoại và các phương tiện chiếu sáng bằng cách: Quan sát bên ngồi, kiểm tra chỗ lắp điện thoại và micrơ vào mũ, chỗ gép dây cáp với ống dây hơi, nói chuyện thử qua điện thoại.
Thả đèn chiếu sáng xuống nước và bật công tắc điện, khi đưa đèn lên khỏi mặt nước thì khơng được đóng điện làm mau hỏng đèn do q nóng (chú ý các cầu chì, các dây nối đất và cách điện).
Điều 248. Khi thợ lặn xuống nước phải mang đầy đủ trang bị, lần theo dây dọi xuống nước cho tới khi có độ nổi dương tính.
Cấm cho thợ lặn xuống nước bằng cách bám vào dây hiệu hoặc nhẩy từ trên boong hoặc trên bậc xuống nước.
Nhân viên bảo đảm dây hiệu đưa thợ lặn từ bậc thang sang dây dọi, theo dõi cẩn thận (khơng có bóng khí xì ra ở các chỗ lắp nối). Trong khi đó thợ lặn khơng
xả khí ra van đầu, thợ lặn được lệnh tiếp tục xuống nước. Người theo dõi phải ghi thời gian bắt đầu cuộc lặn.
Điều 249. Trong thời gian thợ lặn xuống nước, tổ trưởng lặn phải theo dõi: 1. Các nhân viên tiến hành đúng các công việc được phân cơng.
2. Mức truyền khí theo đúng yêu cầu qua áp kế.
3. Độ trong sạch của khơng khí lấy vào qua bơm hoặc máy nén khí. 4. Nắp đậy máy bơm tay phải mở hợp quy cách.
Điều 250. Nếu nhận được báo hiệu tín hiệu có tai biến của thợ lặn báo lên hoặc ở trên ra tín hiệu hai lần mà khơng thấy thợ lặn trả lời, thợ lặn số 3 mau chóng mặc trang bị và xuống giúp số 1 ngoi lên mặt nước.
Điều 251. Thợ lặn làm việc ở dưới nước phải bình tĩnh, thoải mái, thường xuyên quan sát, cân nhắc cẩn thận từng cơng việc, kiểm tra cảm giác của mình, hoạt động của máy, những biến đổi ở xung quanh, chú ý thời gian đã xác định. Không được tiếp tục làm việc dưới nước nếu thấy thở gấp, thở khó, cảm giác nóng, đổ mồ hơi hoặc có cảm giác khó chịu khác.
Điều 252. Thợ lặn số 2 phải theo dõi sự di động của thợ lặn ở dưới nước và kịp thời thực hiện các yêu cầu của thợ lặn. Thợ lặn số 2 khơng được làm việc khác, nói truyện. Dây hiệu và dây hơi không kéo căng hoặc quá trùng.
Khi thợ lặn đã lên tới bề mặt, số 2 phải giúp thợ lặn đứng vào thang và trèo lên theo thang.
Điều 253. Đưa thợ lặn lên, phải thông báo cho thợ lặn đang lặn 2 phút trước khi bắt đầu đưa lên. Trả lời xong tín hiệu thợ lặn đi về phía dây dọi, bám vào bằng 2 tay, kẹp dây dọi vào giữa 2 chân, biết rằng dây hiệu dây hơi đều không vướng, báo lên trên tín hiệu “Tơi bắt đầu ngoi lên”.
Khi bắt đầu ngoi lên, người bảo đảm số 2 phải nhắc “Ghi nhận thời gian bắt đầu ngoi lên”. Tốc độ ngoi lên khơng nhanh hơn 10m/phút. Thể tích trong túi thở (trang bị thở bằng ôxy) tăng lên, thợ lặn phải từng thời kỳ xả thêm khí ở túi ra van xả và không được nhịn thở.
Nếu lặn bằng trang bị thở ôxy trước khi lên thợ lặn phải làm động tác rửa khí túi thở một lần. Cấm ngoi lên tự do từ bất cứ độ sâu nào.
Nếu lặn ở độ sâu chưa tới 12,5m thì thợ lặn ngoi lên thẳng không cần giảm áp. Nếu lặn sâu hơn phải thực hiện chế độ giảm áp từng chặng theo quy định.
Điều 254. Khi làm việc dưới nước phải dùng điện thoại và dây hiệu để liên lạc. Nhưng mỗi thợ lặn không nên phụ thuộc vào điện thoại và bắt buộc phải biết sử dụng tín hiệu liên lạc bằng dây hiệu theo quy định.
Muốn truyền tín hiệu bằng dây phải kéo dây rồi giật hoặc rung cho rõ ràng, khơng giật q mạnh.
Điều 255. Ngồi những quy định trên thợ lặn phải biết thông thạo về kiểm tra bảo quản các trang thiết bị lặn, quy định an toàn cho một cuộc lặn, phương
pháp liên lạc, cách giảm áp và biết cách xử lý các tai biến do lặn theo đúng quy phạm an toàn lặn. Biết phương pháp cấp cứu người chết đuối.
PHỤ LỤC:
Mặt cắt dọc tổ máy.
Mặt cắt dọc tuyến năng lượng. Mặt cắt dọc cửa nhận nước. Mặt cắt dọc cửa xả tràn. Mặt cắt dọc cửa xả cát.
Sơ đồ nguyên lý hệ thống bơm nước rò rỉ nắp tua bin, bơm tháo cạn tổ máy.