Kinh nghiệm trong việc áp dụng Công ước Viên 1980 trên thế giới

Một phần của tài liệu Nghĩa vụ của các bên theo Công ước của Liên Hợp Quốc về mua bán hàng hóa quốc tế (Trang 74 - 84)

CHƯƠNG 3 : BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

3.2. Kinh nghiệm trong việc áp dụng Công ước Viên 1980 trên thế giới

3.2.1. Tại Khu vực Châu Á a. Hàn Quốc

Trước thời điểm trở thành thành viên của Công ước Viên, các doanh nghiệp tại Hàn Quốc thường xuyên phải đối mặt với khó khăn trong việc lựa chọn luật áp dụng. Trong khoảng thời gian này, phần nhiều các doanh nghiệp tại xứ sở kim chi thường chọn luật của Anh hoặc Mỹ để điều chỉnh hợp đồng của mình. Điều này khiến cho các doanh nghiệp Hàn Quốc mất đi thế chủ động trong quá trình giao kết hợp đồng MBHH quốc tế. Do đó, vấn đề hồn thiện pháp luật về hợp đồng MBHH quốc tế tại quốc gia này trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Tại thời điểm đó, hầu hết các bạn hàng lớn và các đối tác thương mại quan trọng của Hàn Quốc đều là thành viên của Công ước Viên (Trung Quốc, Mỹ, Đức...). Điều này tạo động lực lớn để Hàn Quốc trả lời câu hỏi “có hay khơng việc gia nhập Cơng

ước Viên”. Ngày 17/2/2004 Hàn Quốc quyết định gia nhập Công ước Viên, những quy định của Công ước này về hợp đồng MBHH quốc tế chính thức có hiệu lực tại Hàn Quốc vào ngày 1/3/2005. Những quan ngại về vấn đề rủi ro pháp lý hay thói quen sử dụng nội luật đã nhanh chóng thay đổi khi nền kinh tế tại quốc gia này phát triển một cách nhanh chóng cùng với sự tăng trưởng ấn tượng từ kim ngạnh đến khối lượng giao dịch trong ngành xuất nhập khẩu

b. Nhật Bản

Trước khi gia nhập Công ước Viên, Nhật bản đã phải trải qua một cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Vấn đề vực dậy nền kinh tế là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Nhật Bản. Sau khi khủng hoảng đi qua, ngày 01/07/2007 Nhật Bản đã phê chuẩn việc gia nhập Công ước Viên, từ ngày 01/8/2009 Cơng Viên chính thức có hiệu lực tại đất nước mặt trời mọc. Động lực gia nhập Công ước Viên của Nhật Bản xuất phát từ hai lý do chính sau đây:

Thứ nhất, tại thời điểm Nhật Bản gia nhập Cơng ước Viên, Cơng ước này đã

có hơn 70 thành viên quốc gia trên toàn thế giới, việc áp dụng Công ước đã trở thành xu hướng toàn cầu, ngay cả những quốc gia chưa là thành viên cũng tự nguyện đưa những quy định của Công ước vào hợp đồng như một nguồn luật điều chỉnh chính.

Thứ hai, sau khi vực lại nền kinh tế, Chính phủ Nhật bản đã tập trung vào

nghiên cứu Cơng ước Viên và thu được những tín hiệu tích cực từ những báo cáo về tác động cũng như lợi ích mà Cơng ước này mang lại. Các doanh nghiệp tại Nhật Bản thừa nhận lợi ích rõ ràng từ việc gia nhập Cơng ước như: tiết kiệm chi phí trong q trình hình thành hợp đồng, giải quyết tranh chấp hợp lý nhanh chóng...

c. Trung Quốc

Trung Quốc là một trong những quốc gia tiêu biểu về sự thành công của Công ước Viên. Có hiệu lực chính thức từ ngày 01/01/1988, Công ước Viên đã khẳng định được vai trị quan trọng trong việc hồn thiện hệ thống pháp luật MBHH tại quốc gia này. Bên cạnh đó, theo đánh giá của các chuyên gia, khi các doanh nghiệp Trung Quốc có một nguồn luật được chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới đây là điều kiện

để các đối tác an tâm hơn khi giao kết hợp đồng với quốc gia này. Thực tế cho thấy rằng, số lượng hợp đồng và đối tác mới có xu hướng ngày càng gia tăng.

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng, Cơng ước Viên là nguồn cảm hứng chính trong q trình sửa đổi Luật Hợp đồng tại Trung Quốc. Điều này được minh chứng từ việc sau khi sửa đổi, các điều khoản của luật này mang hơi hướng theo những nguyên tắc chung của Công ước được đại đa số các quốc gia trên thế giới công nhận.

Trong thực tiễn áp dụng Công ước Viên tại Trung Quốc đã ghi nhận nhiều trường hợp các trọng tài sử dụng Công ước để giải quyết các tranh chấp nội địa hoặc giải quyết giữa Trung Quốc đại lục với các đặc khu kinh tế của mình (Hồng Kơng, Ma Cao, Đài Loan)66. Điều này càng khẳng định vai trị quan trọng của Cơng ước Viên 1980 đối với hệ thống pháp luật tại quốc gia này.

Một bản án tiêu biểu tại khu vực Châu Á có thể nhắc tới đó là:

Trong hợp đồng mua bán thép giữa Nguyên đơn (người mua – Việt Nam) và Bị đơn (người bán – Nhật Bản), Nguyên đơn thực hiện hợp đồng trên cơ sở uỷ thác nhập khẩu của Công ty X - Việt Nam (Người ủy thác nhập khẩu)67. Hợp đồng quy định số lượng và phẩm chất thép phế liệu thực tế sẽ căn cứ vào biên bản giám định của NKKK (công ty giám định Nhật bản) tại cảng xếp hàng và biên bản giám định của Vinacontrol (công ty giám định Việt nam) tại cảng dỡ hàng. Trong biên bản giám định tại cảng bốc hàng của NKKK kết luận số thép được giao có tiêu chuẩn phù hợp với qui định của hợp đồng với tỷ lệ sai lệch trong phạm vi dung sai cho phép. Tuy nhiên, biên bản giám định ở cảng dỡ hàng do Vinacontrol cấp lại có kết luận hàng được giao sai kích cỡ.

Trong thư giải trình của mình, người bán khơng có phản đối gì về biên bản giám định này, điều này đồng nghĩa với việc người bán đã thừa nhận là lô hàng đã giao là sai qui cách. Bên cạnh đó, người bán cho rằng vì Cơng ty X mới thực chất là người

66 Xem thêm tại: https://quochoi.vn/uybandoingoai/content/tulieu/Lists/Tulieu/Attachments/11/Bao%20cao %20tong%20hop% 20ket%20qua%20nghien%20cuu%20Cong%20uoc%20Vien%201980%20(final).pdf

67 Phán quyết số 22: Chi tiết tại “50 phán quyết trọng tài quốc tế chọn lọc”: https://doc.edu.vn/tai-lieu/50- phan-quyet-trong-tai-quoc-te-chon-loc-37825/

có nhu cầu mua hàng nên người bán đã thương lượng trực tiếp với Công ty X và giao hàng theo hướng dẫn của Công ty X.

Nguyên đơn lập luận rằng không hề biết việc thương lượng và thoả thuận giữa người bán và Công ty X, ngồi ra Ngun đơn khơng nhận được bất kỳ một thông báo nào của người bán và Công ty X. Nguyên đơn khởi kiện người bán trên căn cứ của Hợp đồng ngoại thương được ký kết giữa Nguyên đơn và Bị đơn. Hợp đồng này khơng liên quan gì đến Cơng ty X.

Phán quyết của Uỷ ban trọng tài khơng chấp nhận lý do có liên quan đến cơng ty X bởi việc người bán giao hàng là theo hợp đồng ký kết với Nguyên đơn chứ không phải với Công ty X. Công ty X không phải là một bên của hợp đồng nên khơng có tư cách để tiến hành thương lượng với người bán về việc thực hiện Hợp đồng. Vì vậy, mọi thoả thuận giữa người bán và người ủy thác nhập khẩu khơng có giá trị ràng buộc đối với Ngun đơn và càng khơng có giá trị sửa đổi bổ sung điều khoản của hợp đồng.

Bài học kinh nghiệm có thể rút ra như sau: Trong hoạt động xuất nhập khẩu, uỷ thác xuất nhập khẩu là một việc làm phổ biến, đặc biệt trong các trường hợp đơn vị có nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hố không được phép thực hiện trực tiếp. Tuy nhiên, cần lưu ý là trong uỷ thác xuất nhập khẩu, người nhận uỷ thác là người trực tiếp ký hợp đồng xuất nhập khẩu (hợp đồng mua bán với đối tác nước ngoài) và là một bên của hợp đồng này. Người uỷ thác không phải là một bên của hợp đồng nên khơng có quyền tham gia vào việc điều chỉnh hay sửa đổi hợp đồng. Do đó, nếu có tranh chấp phát sinh từ hợp đồng xuất nhập khẩu, các bên không thể viện dẫn đến người uỷ thác nhập khẩu để làm căn cứ miễn trách cho mình.

Khi ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu, đặc biệt trong trường hợp có uỷ thác xuất nhập khẩu, nên xác định và ghi rõ tên của các bên trong hợp đồng để tránh những tranh chấp khơng đáng có sau này liên quan đến chủ thể của hợp đồng.

3.2.2. Tại khu vực Châu Âu a. Công ước Viên tại Đức

Công ước của Liên hợp quốc về MBHH quốc tế chính thức có hiệu lực tại Đức từ ngày 01/01/1991, được xem như một kết quả tất yếu sau 50 năm nỗ lực xây dựng

sự hài hòa và thống nhất trong hệ thống luật MBHH quốc tế của quốc gia này. Công ước Viên và chính các tịa án Đức có sự ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau. Nếu như Cơng ước góp một phần không nhỏ trong việc phát triển chế định luật hợp đồng của Đức, thì ngược lại, các tịa án Đức đóng góp một vai trị quan trọng trong việc định hình giải thích rất nhiều điều khoản của Cơng ước Viên 1980.

Sự quan trọng của Công ước Viên 1980 đối với pháp luật hợp đồng của Đức được thể hiện rõ ràng bằng sự ảnh hưởng của nó đối với việc sửa đổi Law of Obligations in the German Civil Code (tạm dịch: Luật Nghĩa vụ theo Bộ luật Dân sự Đức) vào năm 2002 và cụ thể, đối với pháp luật về mua bán và vi phạm hợp đồng. Cho đến nay có thể nói, Tịa án Đức hiện nay là tịa án đóng góp cho kho dữ liệu của Công ước Viên số án lệ lớn nhất. Với lợi thế nội luật và Công ước Viên gần như tương đồng, các Tòa án Đức đã tránh được phần nào xu hướng “ dẫn chiếu về nội luật”. Kể từ khi phê chuẩn và áp dụng Công ước, việc giải thích và áp dụng Cơng ước Viên tại Đức được xem là điển hình về tính độc lập, quốc tế và tn thủ những nguyên tắc của Công ước.

b. Công ước Viên tại Pháp68

Trong giai đoạn đầu khi mới gia nhập Công ước Viên, pháp luật về MBHH tại Pháp có sự bất đồng tại một số quy định, điều này dẫn tới khó khăn trong việc áp dụng Công ước Viên tại nước này. Một số thẩm phán đã bị chỉ trích về việc giải thích các điều khoản khơng hợp lý và những quyết định lựa chọn luật áp dụng có hướng loại trừ Cơng ước mà đáng lẽ trường hợp đó phải sử dụng Cơng ước.

Như nhiều chuyên gia nhận định, “câu chuyện về Công ước Viên tại Pháp” quả thật có nhiều thằng trầm. Khi mà, trải qua thời gian thích nghi với sự tồn tại của Công ước, đặc biệt là một loạt các hành động từ giới học giả Pháp, việc áp dụng Công ước viên tại quốc gia này ngày càng tăng. Pháp là đất nước có số lượng án lệ áp dụng Công ước lớn thứ hai trên thế giới (sau Đức), Công ước thể hiện vai trò trong quá

68 Tham khảo tại: Báo cáo nghiên cứu khả năng của Việt Nam gia nhập Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua

trình thay đổi, hồn thiện và giảm bớt sự cứng nhắc trong luật pháp về hợp đồng tại nước này.

Một điểm thú vị tại Pháp là trong một số vụ việc, Tòa Phúc thẩm Pháp (Cour de cassation) đã dẫn chiếu Công ước Viên tới Bộ Luật dân sự Pháp và đưa ra những lập luận và ý kiến về phần chưa phù hợp trong pháp luật nước nhà. Bên cạnh đó, đóng góp lớn nhất dẫn tới sự thành cơng của Cơng ước Viên tại pháp là những nỗ lực của giới nghiên cứu. Tại pháp có rất nhiều học thuyết và các cơng trình liên quan tới Cơng ước Viên, hướng tới việc tuyên truyền, phổ biến Công ước tới cộng đồng doanh nghiệp và các tổ chức có liên quan trong ngày xuất nhập khẩu.

c. Công ước Viên tại Ý

Italia là quốc gia khơng nằm trong 06 ngơn ngữ chính của Cơng ước ( tiếng Anh, Ả Rập, Nga, Tây Ban Nha, Trung Quốc và Pháp). Ở Ý hiện tại đang sử dụng nhiều bản dịch khác nhau về Công ước Viên, tuy nhiên vẫn chưa có bản dịch chính thức nào được cơng nhận. Nhưng các tịa án của quốc gia này khơng q để tâm vào việc đó, trong nhiều trường hợp các thẩm phán thường sử dụng một trong sáu ngơn ngữ chính của Cơng ước Viên để đảm bảo tính chính xác khi diễn giải các điều khoản.

Tại thời điểm mới gia nhập Công ước Viên, nhiều nghiên cứu và đánh giá cho rằng nhận thức và áp dụng Công ước tại Ý là rất thấp. Một số tòa án từ chối áp dụng Cơng ước, thay vào đó họ giải thích và giải quyết bằng Bộ luật Dân sự Ý - “Codice Civile”. Tuy nhiên, trong những nghiên cứu mới nhất, phần nhiều các đối tượng liên quan tới hoạt động MBHH quốc tế tại Ý đã có ý thức tốt hơn trong việc tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng Công ước, điều này được minh chứng từ việc các hợp đồng mẫu áp dụng Công ước Viên được sử dụng ngày càng nhiều.

Tuy Ý không phải quốc gia sử dụng Cơng ước Viên bằng ngơn ngữ chính thức nhưng việc áp dụng Công ước tại nước này cho thấy Công ước đang ngày càng phổ biến hơn, đây cũng là một bài học cho các quốc gia không sử dụng ngơn ngữ chính thức của Cơng ước.

d. Tại Anh

Trải qua hơn 40 tồn tại, hiện Vương quốc Anh vẫn đứng ngoài Công ước Viên 1980, đây là điều khá ngạc nhiên bởi Anh vốn là một trong những quốc gia tham gia tích cực vào q trình soạn thảo và đàm phán Cơng ước. Vào những năm 1980, Ủy ban Cải cách Luật của Hiệp hội Luật Anh và xứ Wales cho rằng nước Anh khơng nên thơng qua Cơng ước Viên vì hai lý do:

Thứ nhất, có sự khác biệt giữa Cơng ước và luật Anh, điều đó có thể phá vỡ cơ

chế giải quyết tranh chấp đã phát triển trong suốt chiều dài lịch sử tại Anh.

Thứ hai, tiếng Anh có thể mất vị thế quốc tế của mình.

Đến nay, nhiều lý do được đưa ra để luận giải cho việc Anh chưa là thành viên của Cơng ước, trong đó lý do phổ biến được cho là do nước Anh vẫn “tự hào” về khả năng điều chỉnh hưu hiệu hợp đồng MBHH quốc tế bởi pháp luật quốc gia mình và lo ngại việc gia nhập Công ước Viên sẽ làm giảm khả năng áp dụng pháp luật Anh cũng như phải áp dụng một số quy định khác biệt của Công ước Viên so với pháp luật nước này69.

Tóm lại, Châu Âu là khu vực có hoạt động TMQT cũng như áp dụng Công ước Viên sơi nổi nhất trên thế giới. Trong q trình tìm hiểu thực tiễn áp dụng Cơng ước Viên tại khu vực này, tác giả thu thập được một ví dụ khá hay về việc thực hiện nghĩa vụ của các bên liên quan tới tranh chấp về cách thức kiểm tra chất lượng hàng hóa như sau70 :

Các bên bao gồm người bán (Thụy Sỹ) và người mua (Hà Lan), vấn đề nảy sinh liên quan tới sự khác biệt cơ bản giữa phương pháp phân tích cách biểu thị độ hòa tan của bột bằng chỉ số (chỉ số hòa tan). Khi chào hàng người bán Thụy Sỹ đã khơng đề cập tới phương pháp phân tích phẩm chất (người bán cho rằng, phương pháp phân tích được áp dụng là phương pháp của nước xuất xứ hoặc phương pháp được toàn thế

69 Tham khảo tại cuốn sách Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo CISG – Quy định và Án lệ, Nxb Tư Pháp, tr. 22

70 Phán quyết số 5: Tranh chấp về cách thức kiểm tra chất lượng hàng hóa. Chi tiết tại “50 phán quyết trọng tài quốc tế chọn lọc”: https://doc.edu.vn/tai-lieu/50-phan-quyet-trong-tai-quoc-te-chon-loc-37825/

giới cơng nhận) cịn người mua Hà Lan thì cho rằng hàng được được chào bán bởi một cơng ty Châu Âu thì phương pháp phân tích của Châu Âu sẽ được áp dụng.

Người mua (Hà Lan) đã hủy hợp đồng với lý do hàng được giao không đúng với quy cách phẩm chất quy định trong hợp đồng. Về phía nhà sản xuất của người bán tại Canada đã gửi một kỹ sư sang phía người mua để kiểm tra mẫu hàng, kết quả gây ra nhiều tranh cãi: khi tiến hành phân tích theo phương pháp của Bắc Mỹ thì mẫu hàng được kiểm tra hồn tồn phù hợp với những quy định trong hợp đồng, nhưng khi tiến hành theo phương pháp Châu Âu thì lại khơng phù hợp.

Trong thực tế kinh doanh, việc các bên gặp gỡ trực tiếp để tiến hành đàm phán và ký hợp đồng không phải lúc nào cũng thực hiện được. Để ký kết một hợp

Một phần của tài liệu Nghĩa vụ của các bên theo Công ước của Liên Hợp Quốc về mua bán hàng hóa quốc tế (Trang 74 - 84)