Bài học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghĩa vụ của các bên theo Công ước của Liên Hợp Quốc về mua bán hàng hóa quốc tế (Trang 84 - 93)

CHƯƠNG 3 : BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

3.3. Bài học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp Việt Nam

Khi tham gia vào hoạt động TMQT, các doanh nghiệp Việt Nam dù là bên mua hay bên bán cần thật sự thận trọng trong quá trình soạn thảo hợp đồng. Việc thiết lập hợp đồng rõ ràng, chặt chẽ là điều kiện tiên quyết để các bên thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình trong quá trình thực hiện hợp đồng, đồng thời hạn chế được những rủi ro khơng đáng có. Việc nắm vững pháp luật trong nước cũng như Cơng ước Viên có thể coi là hành trang cần thiết để các doanh nghiệp nước nhà có thể tự tin “vùng vẫy” trên thương trường quốc tế.

Trong phạm vi bài luận văn của mình, thơng qua việc nghiên cứu các quy định về nghĩa vụ của các bên theo Công ước của Liên hợp quốc về mua bán hàng hóa quốc tế kết hợp cùng việc đánh giá nội dung này theo pháp luật Thương mại Việt Nam và kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới, tác giả đưa ra một số bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu như sau:

Thứ nhất, các doanh nghiệp xuất khẩu (người bán) được coi là là hoàn thành

nghĩa vụ của mình khi hồn tất việc giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa, đồng thời đảm bảo được tính phù hợp cũng như quyền sở hữu của hàng hóa đó đối với người mua. Để q trình thực hiện hợp đồng được thuận lợi và rõ ràng, thì, ngay từ khi soạn thảo hợp đồng, các doanh nghiệp Việt Nam cần soạn thảo chi tiết các điều khoản về thời gian và điều kiện giao hàng; tính phù hợp của hàng hóa; đảm bảo quyền sở hữu của người mua đối với đối tượng hợp đồng. Việc soạn thảo hợp đồng chặt chẽ sẽ giúp người bán hạn chế được những khó khăn trong việc xác định nghĩa vụ cần thực hiện của mình.

Đối với nghĩa vụ giao hàng và chứng từ hàng hóa, các doanh nghiệp Việt Nam cần bàn bạc thống nhất với đối tác nước ngoài về việc quy định địa điểm giao hàng, thời hạn giao hàng, phương thức giao hàng cũng như bộ chứng từ hàng hóa liên quan.

Ví dụ minh họa:

Một doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu thiết bị từ Mỹ với điều khoản về thời hạn và điều kiện giao hàng như sau: “Hàng hóa sẽ được cấp thành 01 lơ hàng theo

điều kiện CIP Cảng hàng không Nội Bài, Việt Nam (Incoterms 2020) trong vịng 60 ngày kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực. Cho phép giao hàng sớm và không cho phép chuyển tải hay giao hàng từng phần”.

Bên cạnh đó, như đã phân tích ở Chương 2, chứng từ hàng hóa là một phần không thể thiếu, các giấy tờ này là điều kiện hợp pháp của hàng hóa. Hơn nữa, bộ chứng từ có liên quan trực tiếp tới việc thanh tốn, thơng quan và giám định hàng hóa. Chính vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý đưa ra các điều khoản quy định về những loại chứng từ cần thiết và số lượng các chứng từ đó mà người bán phải cung cấp cho người mua. Ví dụ như: Hóa đơn thương mại đã ký, vận đơn sạch, phiếu đóng gói chi tiết, chứng chỉ xuất xứ, chứng nhận chất lượng, chứng nhận bảo hiểm...

Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần chú ý tới các điều khoản liên quan đến tính phù hợp của hàng hóa như: đảm bảo hàng được giao đúng chất lượng, đúng số lượng và đúng quy cách. Tất cả những vấn đề này cần soạn thảo đầy đủ và chi tiết trong hợp đồng được ký kết giữa các bên.

Ví dụ: Về đóng gói hàng hóa: Hàng hóa phải được đóng gói và vận chuyển theo Tiêu chuẩn Quốc tế về xuất khẩu của Nhà sản xuất để đảm bảo cho hàng hóa khơng bị hỏng hóc, mất mát trong quá trình xếp hàng, vận chuyển và dỡ hàng; Về ký hiệu hàng hóa: Người bán cần ghi rõ số hợp đồng, người gửi, người nhận, cảng xếp hàng, cảng dỡ hàng, số kiện, kích thước, tổng trọng lượng.....

Điều khoản này một mặt chứng minh được người bán đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng phù hợp với hợp đồng, mặt khác việc cung cấp đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết sẽ tạo điều kiện cho người mua thực hiện thuận lợi q trình thơng quan hàng hóa, nhận hàng và kiểm tra hàng hóa. Đây là tiền đề để người mua thực hiện các nghĩa vụ của mình.

Tóm lại, trong thực tế, đã có rất nhiều vấn đề tranh chấp giữa người bán và người mua liên quan tới các vấn đề nêu trên (một số án lệ tiêu biểu đã được đưa ra trong Chương 1), chính vì vậy việc soạn thảo chi tiết, rõ ràng về địa điểm, thời hạn giao hàng và những tiêu chí đánh giá tính phù hợp của hàng hóa cần được các doanh nghiệp Việt Nam soạn thảo đầy đủ, chi tiết và rõ ràng vào hợp đồng của mình trước khi tiến

hành kí kết hợp đồng MBHH. Đây là một kinh nghiệm cũng như bài học quan trọng đầu tiên mà tác giả muốn đưa ra.

Thứ hai, Công ước Viên và pháp luật thương mại Việt Nam đều quy định nghĩa

vụ chính của người mua đó là “thanh tốn tiền hàng và nhận hàng”. Từ thực tiễn

các án lệ tiêu biểu trên thế giới và thơng qua q trình phân tích, so sánh Cơng ước Viên với pháp luật Việt Nam, tác giả đưa ra một số bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam như sau.

Đối với vấn đề tiếp nhận hàng hóa, Cơng ước Viên và pháp luật Việt Nam đều quy định “người mua cần phải có sự chuẩn bị và sẵn sàng tiếp nhận hàng hóa

trong tương lai thơng qua việc thực hiện những hành động cần thiết trong khả năng cho phép để người bán có thể giao hàng thuận lợi”. Những hành động của người

mua được cho là chuẩn bị và sẵn sàng tiếp nhận hàng hóa đó là: kiểm tra sơ bộ thông tin chứng từ hàng hóa; chuẩn bị các thủ tục liên quan tới giấy phép nhập khẩu; chủ động chuẩn bị nhân sự kiểm hàng và phương tiện tiếp nhận hàng hóa. Những cơng việc

kể trên khơng chỉ giúp cho người bán giao hàng được thuận lợi mà còn giúp cho người mua tiết kiệm được thời gian cũng như giảm thiểu được các chi phí liên quan tới lưu kho và vận chuyển hàng về kho bãi.

Qua đây, kinh nghiệm tiếp theo mà tác giả muốn đề cập đó là, các doanh nghiệp Việt Nam khi thực hiện q trình nhập khẩu hàng hóa cần chủ động thực hiện các cơng việc cần thiết để việc tiếp nhận hàng hóa được sn sẻ, hạn chế được những tổn thất chi phí khơng đáng có.

Đối với vấn đề kiểm tra hàng hóa và thơng báo về sự khơng phù hợp của hàng hóa, tương tự như nghĩa vụ nhận hàng, các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động phương án kiểm hàng như: nhân sự kiểm tra, khối lượng cơng việc, đặc tính hàng hóa, Việc chủ động chuẩn bị kiểm tra hàng hóa sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam kiểm hàng được nhanh chóng, chuyên nghiệp cũng như hạn chế được những thiếu sót trong q trình kiểm tra. Điều này thật sự quan trọng trong việc đánh giá chất lượng hàng hóa nói riêng và nghĩa vụ người bán nói chung.

Bên cạnh đó, theo quy định của Công ước, trong trường hợp phát hiện ra hàng hóa khơng phù hợp với hợp đồng người mua cần thực hiện thông báo cho người bán càng sớm càng tốt và cần lưu lại căn cứ về việc thông báo này nếu không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trên người mua sẽ bị mất đi quyền khiếu nại của mình. Chính vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam sau khi tiến hành nhận hàng cần chủ động trong việc kiểm tra hàng hóa và lưu lại đầy đủ những bằng chứng nếu phát hiện ra hàng hóa khơng phù hợp.

Đối với nghĩa vụ thanh toán tiền hàng, trong các phương thức thanh toán quốc tế hiện nay, L/C: Letter of Credit – phương thức thanh tốn theo thư tín dụng chứng từ là một phương thức thanh tốn ít rủi ro nhất. Các doanh nghiệp Việt Nam khi thực hiện ký kết hợp đồng MBHH nên đề nghị đối tác sử dụng L/C không hủy ngang mở tại các ngân hàng quốc tế uy tín, đồng thời hạn chế cho đối tác trả chậm. Khi đối tác mở L/C, cần đề nghị ngân hàng Việt Nam kiểm tra tính xác thực của L/C trước khi giao chứng từ. Qua đó có thể đảm bảo tính an tồn và hạn chế tối đa rủi ro trong giao dịch, thanh toán. Tuy nhiên phương thức thanh tốn L/C lại khơng thật sự phổ biến đối với một số mặt hàng ví dụ như nơng sản, vì vậy, các doanh nghiệp xem xét lựa chọn các phương thức thanh toán và điều kiện thanh toán hợp lý đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp. Phương thức thanh toán trả tiền nhận chứng từ (D/P: Documents against Payment) cũng là một phương thức khá phổ biến trong lĩnh vực TMQT, các doanh nghiệp Việt Nam cần đưa ra các mức % đặt cọc để đảm bảo an toàn cho các đơn hàng (tốt nhất là 50% trở lên).

Thứ ba, bên cạnh những bài học kinh nghiệm đối với việc chủ động thực hiện

đầy đủ nghĩa vụ của mình, các doanh nghiệp Việt Nam cũng nên dành quyền chủ động soạn thảo hợp đồng, như vậy doanh nghiệp của chúng ta sẽ nắm vững và hiểu rõ các quy định, nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi bên trong hợp đồng đó, cũng như các điều khoản liên quan đến miễn trách và bồi thường thiệt hại. Trong pháp luật Thương mại Việt Nam, để nâng cao ý thức thực hiện hợp đồng, các bên nên cân nhắc thỏa thuận về vấn đề phạt vi phạm. Mục đích của điều khoản này nhằm răn đe, hướng các bên tới việc thực hiện hợp đồng một cách nghiêm túc, đúng nghĩa vụ như đã nêu trong hợp đồng. Để đảm bảo lợi ích hợp pháp cho bên bị vi phạm, pháp luật cho phép

bên bị vi phạm được hưởng một khoản tiền phạt tối đa không quá 8% trị giá phần nghĩa vụ hợp đồng vi phạm73.

Ngoài ra một bài học kinh nghiêm khác cũng không kém phần quan trọng khác đó là các doanh nghiệp nước nhà cần đặc biệt quan tâm tới việc xác minh khách hàng, kể cả trường hợp khách hàng quen thuộc hoặc đối tác ở những khu vực lớn. Việc khơng cẩn trọng trong q trình xác minh năng lực pháp lý cũng như năng lực tài chính của đối tác sẽ dẫn tới việc các doanh nghiệp Việt Nam đứng trước rủi ro về lừa đảo TMQT. Một số dạng lừa đảo phổ biến hiện nay có thể kể đến như: lừa tiền đặt cọc, lừa tiền trả phí mơi giới hoặc thủ tục xin cấp phép xuất/ nhập khẩu... Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần kiểm tra kỹ đối tác, chú trọng thực hiện việc xác minh, thẩm tra nhất là với các đối tác mới, giao dịch lần đầu...

Bên cạnh đó, khi ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu, đặc biệt trong trường hợp có uỷ thác xuất nhập khẩu, nên xác định và ghi rõ tên của các bên trong hợp đồng để tránh những tranh chấp khơng đáng có sau này liên quan đến chủ thể của hợp đồng.

Cuối cùng, phần lớn các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Việt Nam có quy mơ vừa và nhỏ. Đứng trước nhiều vấn đề còn hạn chế như năng lực hiểu biết pháp luật TMQT, kinh nghiệm xuất nhập khẩu hàng hóa, thậm chí là năng lực sử dụng ngơn ngữ, do đó các thương nhân Việt Nam thường là bên chịu phần thiệt hại. Chính từ lý do này, việc tìm hiểu luật pháp cũng như quy định của các điều ước quốc tế là việc làm thật sự cần thiết. Các doanh nghiệp Việt Nam cần tích cực nghiên cứu và chủ động áp dụng Công ước vào thực tế hoạt sản xuất kinh doanh của mình.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Tại Việt Nam, ngay từ khi chuẩn bị cho việc gia nhập Công ước Viên, vào năm 2013 Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho Bộ Công Thương thực hiện các thủ tục cần thiết cũng như triển khai nghiên cứu về lợi ích tiềm năng; những xung đột pháp lý tiềm ẩn và rủi ro của Cơng ước Viên.

Ngay sau khi có hiệu lực chính thức tại Việt Nam ngày 01/01/2017, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ từ Chính phủ thơng qua “Đề án hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp tham gia hiệu quả vào TMQT khi Việt Nam là thành viên Công ước Liên hợp quốc về hợp đồng MBHH quốc tế”. Quá trình thực hiện đề án nhận được nhiều sự quan tâm, hưởng ứng của các chuyên gia, cộng đồng doanh nghiệp và sinh viên các trường đại học. Minh chứng cho điều này là sự thành công của nhiều hội thảo và gần đây nhất là Cuộc thi CISG Pre-Moot 2022.

Bên cạnh đó, thơng qua thu thập những kinh nghiệm trong việc áp dụng Công ước Viên tại nhiều khu vực cũng như các quốc gia trên thế giới, có thể thấy rằng đa phần các quốc gia trước khi gia nhập Cơng ước Viên thường có tâm lý chung là lo ngại trước những rủi ro pháp lý mà Cơng ước này có thể đem lại. Mặt khác, nhiều quốc gia đã gia nhập Công ước Viên nhưng chưa thực sự ủng hộ và sử dụng Công ước Viên cho việc xét xử cũng như trong hoạt động MBHH quốc tế. Một số nguyên nhân cho những hiệu tượng này được lý giải như sau như sau.

Một là đối với các nước chưa gia nhập Công ước viên, sự bỡ ngỡ trước một nguồn luật mới là điều khó tránh khỏi, điều này vơ hình chung tạo ra áp lực cho các cơ quan tài phán và doanh nghiệp vốn đã quen với việc sử dụng các nguồn nội lực có sẵn. Bên cạnh đó vấn đề dịch thuật sang tiếng quốc ngữ cũng là nỗi bận tâm của một số quốc gia khi chưa gia nhập Công ước Viên.

Hai là xu hướng “dẫn chiếu về nội luật (homeward trend)” biểu hiện bằng việc không áp dụng Công ước Viên trong những trường hợp đáng lẽ phải áp dụng hoặc giải thích Cơng ước Viên dựa trên pháp luật quốc gia của một số quốc gia phương tây. Xu hướng này không những làm hạn chế khả năng áp dụng Công ước vào việc thực

hiện hợp đồng MBHH quốc tế mà còn tạo ra sự hồi nghi về tác dụng của Cơng ước Viên.

Tóm lại, để giải quyết những vấn đề được đưa ra, thông qua việc nghiên cứu kinh nghiệm từ các quốc gia khác nhau trên thế giới kết hợp cùng những ý kiến đóng góp, trao đổi của các chuyên gia nước nhà tại các Hội thảo cũng như các tác phẩm được phát hành, tác giả khép lại Chương 3 bằng việc đưa ra một số bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam.

KẾT LUẬN

Trước tình hình hội nhập kinh tế như hiện nay, việc Việt Nam gia nhập vào Công ước Viên sẽ ảnh hưởng không hề nhỏ đến hoạt động giao kết hợp đồng MBHH quốc tế của các doanh nghiệp trong và ngồi nước. Chính vì vậy, việc hiểu rõ nghĩa vụ của các bên theo Công ước Viên về hợp đồng MBHH quốc tế có vai trị ngày một quan trọng. Bằng việc sử dụng linh hoạt các phương pháp nghiên cứu như phân tích một số các tranh chấp và án lệ điển hình ở các quốc gia về nghĩa vụ giao hàng, giao chứng từ, nhận hàng, thanh tốn và kiểm tra hàng hóa, thơng qua bài nghiên cứu và so sánh với pháp luật Việt Nam, có thể nói bài luận đã trả lời được các vấn đề được đặt ra.

Một là, khái quát lịch sử hình thành và những nội dung cơ bản trong Công ước của Liên Hợp Quốc về hợp đồng MBHH và nghĩa vụ của các bên. Qua đó giới thiệu các quy định cơ bản về nghĩa vụ của các bên trong việc giao kết hợp đồng MBHH quốc tế, đồng thời phân tích những án lệ tiêu biểu nhằm tạo ra góc nhìn tổng quan nhất và cách tiếp cận gần gũi nhất về Công ước Viên với người đọc.

Hai là, tổng hợp những lợi ích và ý nghĩa mà Cơng ước Viên 1980 mang lại sau khi Việt Nam chính thức gia nhập. Đồng thời nhìn lại chặng đường 5 năm áp

Một phần của tài liệu Nghĩa vụ của các bên theo Công ước của Liên Hợp Quốc về mua bán hàng hóa quốc tế (Trang 84 - 93)