1.2. Khái quát về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và bảo
1.2.1. Khái niệm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và bảo vệ
và lợi ích hợp pháp của người lao động trong hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp
Quyền của NLĐ nằm trong hệ thống quyền con người, xuất hiện trong các văn kiện quan trọng của các tổ chức quốc tế, các hiệp ước quốc tế. Các quyền cơ bản của NLĐ được quy định tại các văn kiện của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) như: quyền tự do lựa chọn việc làm và làm việc, quyền được hưởng tiền lương và thu nhập tương xứng với sức lao động, quyền đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động,… các quy định này nỗ lực bảo vệ NLĐ ở tất cả các mặt và là tiêu chuẩn chung cho các ngành, lĩnh vực khác nhau, không phân biệt cụ thể quyền của NLĐ trong một lĩnh vực nào.
Quyền bao giờ cũng đi liền với lợi ích và lợi ích được pháp luật bảo vệ, bảo đảm là những lợi ích hợp pháp. “Lợi ích” đại diện cho sự thỏa mãn nhu cầu của con người, sự thỏa mãn nhu cầu này được nhận diện và đặt trong mối quan hệ xã hội tương ứng với trình độ phát triển của nền kinh tế xã hội. Lợi ích hợp pháp là những lợi ích được pháp luật quy định, và do đó những lợi ích này cần được bảo vệ. Theo từ điển tiếng Việt, bảo vệ có nghĩa là “giữ gìn cho khỏi hư hỏng” hay bảo vệ là “chống lại mọi sự hủy hoại, xâm phạm để giữ cho
được nguyên vẹn”. Theo đó, đa phần các từ điển, tài liệu đều định nghĩa theo ý bảo vệ là
chống lại sự xâm phạm, hủy hoại tài sản hay các lợi ích hợp pháp khác nhằm giữ gìn, bảo đảm sự nguyên vẹn của các giá trị. Về ngữ nghĩa thì “bảo vệ” và “bảo đảm” là hai cụm từ khác nhau, nếu như bảo vệ nghiêng về phía sử dụng các cơng cụ phương tiện với mục đích ngăn ngừa, chống lại và triệt tiêu, thì bảo đảm nghiêng về các biện pháp tạo điều kiện để tơn trọng, thực hiện một cam kết nào đó. Tuy nhiên, trên thực tế thì trong một số trường hợp người ta có thể sử dụng hai cụm từ này thay thế cho nhau.
Tóm lại, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ được hiểu là những biện pháp trong khuôn khổ pháp luật tác động đến hành vi xử sự của NSDLĐ nhằm phòng ngừa, ngăn chặn những hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ và đảm bảo NLĐ được hưởng các quyền, lợi ích đó trên thực tế. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ