CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG
3.3.3. Tăng cường sự lãnh đạo, thanh tra, kiểm tra của Tòa án nhân dân tỉnh
Quảng Ninh đối với Tòa án nhân dân thành phố ng Bí trong việc giải quyết các tranh chấp hợp đồng tín dụng
Theo quy định tại Điều 37 Luật Tổ chức Tịa án năm 2014, thì Tịa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có những nhiệm vụ và quyền hạn sau: Sơ thẩm vụ việc theo quy định pháp luật; Phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của TAND cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và tương đương chưa có hiệu lực pháp luật; Kiểm tra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và tương đương khi phát
hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới theo quy định của luật tố tụng thì kiến nghị với Chánh án TAND cấp cao, Chánh án TANDTC xem xét, kháng nghị và giải quyết việc khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, với quy định này thì TAND tỉnh Quảng Ninh ngoài nhiệm vụ xét xử các vụ án thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật còn phải thực hiện chức năng quản lý tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc xét xử của các TAND cấp huyện trực thuộc.
Hoạt động kiểm tra, giám sát của Phòng kiểm tra nghiệp vụ và thi hành án của TAND tỉnh Quảng Ninh có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng xét xử của TAND cấp huyện. Thông qua việc kiểm tra bản án, hồ sơ của các TAND cấp huyện, Phòng Kiểm tra nghiệp vụ đã phát hiện, chỉ ra những sai sót trong qúa trình giải quyết các tranh chấp HĐTD, đề xuất khắc phục, tháo gỡ những vường mắc rút kinh nghiệm chung trong cơng tác xét xử.
So với trước đây, thì hiện nay hoạt động kiểm tra nghiệp của TAND tỉnh đối với TAND cấp huyện được thực hiện thường xun, tích cực hơn. Ngồi việc, kiểm tra bản án sau khi xét xử do các huyện gửi lên thì theo việc kiểm tra hồ sơ được thực hiện theo quý 03 tháng một. Sau mỗi đợt kiểm tra đều có những thơng báo rút kinh nghiệm được gửi đến từng đơn vị. Việc này vừa giúp các Thẩm phán củng cố thêm kiến thức chuyên môn, tránh những sai sót khi giải quyết các vụ án tương tự và cũng có trách nhiệm, thận trọng hơn trong q trình giải quyết tranh chấp HĐTD.
Ngồi ra, TAND tỉnh Quảng Ninh cũng cần đổi mới công tác thanh tra nhằm tăng cường kỷ cương, kỷ luật công vụ, kịp thời chấn chỉnh những tồn tại, hạn chế. Tập trung kiểm tra, thanh tra đột xuất và theo chuyên đề; hoạt động giám sát cần được mở rộng thông qua nhiều kênh khác nhau nhằm nhằm nâng cao chất lượng công tác, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhất là các chức danh tư pháp liêm chính, chun nghiệp; xây dựng Tịa án trong sạch, vững mạnh.