Cũng tương tự như tại Hàn Quốc thì tại Trung Quốc chứng khốn cũng là 1 trong những giải pháp để giải quyết nợ xấu bằng cách thu hút cấc nhà đầu tư và thu tiền thông qua việc mua bán cổ phiếu.
Trước tình hình đó thì Trung Quốc đã thành lập các AMC với chức nặng nhiệm vụ tái vay vốn và phát hành trái phiếu để xử lý nợ xấu. Các AMC là doanh nghiệp nhà nước độc lập hoạt động do Bộ tài chính thành lập. AMC có các biện pháp khác nhau để xử lý nợ xấu như: cho thuê tài sản, mua bán tài sản, chuyển nợ thành cổ phần….Trong những biện pháp trên thì chuyển nợ thành cổ phần có vai trị cực kỳ quan trọng. Các Ngân hàng sẽ chuyển nợ của Doanh nghiệp cho AMC, tiếp đó AMC sẽ chuyển đổi các khoản nợ thành cổ phần AMC tại Doanh nghiệp khách nợ để có thể xử lý được các khoản nợ. Cùng với đó, AMC sẽ tiến hành chuyển nhượng tài sản, bán đấu giá, hoặc cho thuê tài sản để xử lý tài sản của các khoản nợ xấu.
1.4.3. Kinh nghiệm của Hungary
Hungary là quốc gia Đông Âu đã phải trải qua giai đoạn chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường với những yêu cầu về cải cách kinh tế, trong đó có cơng tác tái cấu trúc hệ thống Ngân hàng. Yêu cầu phải tái cấu trúc hệ thống Ngân hàng được đặt ra tại Hungary vào đầu thập niên 90 khi tỷ lệ nợ xấu tại nước này trên mức 30%. (Quy định về xử lý nợ xấu tại một số quốc gia và bài học cho Việt Nam, 2018).
Cũng tương tự như Hàn Quốc thì Hungary cũng thành lập 1 tổ chức về xử lý nợ xấu. Hungary thay vì thành lập KAMCO như Hàn Quốc thì đã tiến hành chuyển nợ xấu sang trái phiếu trong thời gian là 20 năm. Không thành lập KAMCO nhưng Hungary đã thành lập cơ quan để thu hồi nợ xấu với chức năng dùng trái phiếu để đổi các khoản nợ xấu và bán các khoản nợ xấu để thu hồi tiền. Tuy nhiên, việc áp dụng biện pháp trên trong xử lý nợ xấu tại Hungary vẫn chưa mang lại hiệu quả tích cực. Trước tình hình đó thì Hungary đã xóa nợ cho các doanh nghiệp Nhà nước mà có vai trị quan trọng và tái cấp vốn cho các ngân hàng giúp Ngân hàng đạt được tỷ lệ CAR 8%. Trái phiếu chính phủ được Chính phủ dùng để mua các cổ phiếu mới phát hành của các Ngân hàng. Sau đó, Hungary gia hạn cho các khoản vay phụ cho các Ngân hàng nhằm không làm gia tăng sở hữu Nhà nước trong hệ thống Ngân hàng. Sau quá trình giải quyết thì tỷ lệ nợ xấu Hungary đã giảm từ gần 30% vào năm 1993 xuống khoảng 5% vào năm 1997 với chi phí xử lý nợ xấu của Hungary khoảng 13% GDP. (Quy định về xử lý nợ xấu tại một số quốc gia và bài học cho Việt Nam, 2018). Với nhiều biện pháp đã thực hiện thì cơng tác xử lý nợ xấu của Hungary tỏ ra khá hiệu quả.
1.4.4 Rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam.
Như kinh nghiệm của các quốc gia đã nêu trên thì cơ quan xử lý nợ xấu chuyên biệt là vấn đề cần thiết được thực hiện để xử lý vấn đề về nợ xấu.
Thứ nhất, cơ quan này nên tập trung vào xử lý nợ xấu của các tập đồn, doanh
nghiệp Nhà nước tại các tổ chức tín dụng. Việc xử lý có thể thực hiện theo một trong
những phương thức sau:
Xóa nợ thơng qua việc thay thế bằng các trái phiếu do Chính phủ phát hành. Theo mơ hình của Hungary , Ngân hàng Nhà nước có thể cho phép các ngân hàng chuyển các khoản nợ xấu hoặc nợ cũ sang trái phiếu kỳ hạn 20 năm. Cơ quan chuyên biệt xử lý nợ của Chính phủ sẽ dùng trái phiếu Chính phủ để đổi lấy các khoản nợ xấu được coi là các khoản nợ lớn và quan trọng. Cơ quan này có quyền bán các khoản nợ xấu hoặc tham gia vào q trình tái cấu trúc các doanh nghiệp khơng có khả năng trả nợ.
Tiếp đó, Hốn đổi các khoản nợ của tập đồn kinh tế và Doanh nghiệp Nhà nước với các
tổ chức tín dụng cho vay thành vốn cổ phần. Theo đó, sở hữu Nhà nước sẽ gia tăng trong
Nhà nước trong chỉ đạo việc hợp nhất, sáp nhập các NHTM phục vụ quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.
Thứ hai, cần chú trọng đến việc ban hành chuẩn mực nợ xấu trong hoạt động tín
dụng của các ngân hàng thương mại. Việc ban hành chuẩn mực nợ xấu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cần hướng đến mục tiêu nâng cao khả năng cạnh tranh, xây dựng hệ thống ngân hàng lành mạnh, bền vững, từ đó có thể huy động được cả các nguồn vốn trong và ngoài nước để phát triển.
Thứ ba, cần chú trọng hơn nữa đến việc đảm bảo tính độc lập và tự quyết của
Ngân hàng Nhà nước trong vấn đề quản lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại. Nếu Ngân hàng Nhà nước khơng có thẩm quyền độc lập trong việc quyết định về tín dụng và quản lý nợ xấu sẽ làm giảm hiệu quả quản lý hoạt động này.
Thứ tư, cần có đánh giá chính xác tình hình nợ xấu của các ngân hàng thương mại
để có thể nhanh chóng đưa ra các ứng phó ngay từ đầu nhằm giảm thiểu thiệt hại. Đặc biệt, cần phải giám sát chặt chẽ việc phân loại nợ tại các ngân hàng thương mại để đánh giá đúng đắn tác động tới hệ thống tài chính, từ đó đưa ra những phương án phù hợp với tình hình tín dụng và nợ xấu của các ngân hàng trong nước. Bên cạnh đó, việc xử lý nhanh chóng tình trạng thiếu vốn của các ngân hàng thương mại (tăng vốn kịp thời trong quá trình xử lý nợ xấu bằng mọi nguồn: công và tư), xem xét việc sử dụng vốn nhà nước để xử lý kịp thời, tránh làm sụp đổ hệ thống.
Thứ năm, cần xây dựng và phát triển hệ thống ngân hàng thương mại có cấu trúc
đa dạng về sở hữu, có quy mơ hoạt động đủ lớn và minh bạch, đồng thời đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng. Chỉ như vậy hệ thống ngân hàng Việt Nam mới có khả năng quản lý và xử lý hiệu quả nợ xấu. Bên cạnh đó, cần nhanh chóng áp dụng các chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng và nợ xấu. Các ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần do nhà nước chi phối phải đóng vai trị chủ lực trong phát triển hệ thống.
Thứ sáu, cần tăng cường quy chế quản lý, giám sát các hoạt động kinh doanh tín
dụng và xử lý nợ xấu của từng ngân hàng thương mại, đồng thời, củng cố sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong việc giám sát hoạt động của hệ thống tài chính; cần chú trọng xây dựng hệ thống giám sát ngân hàng hiện đại nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn của quá trình phát triển ngân hàng nhằm đảm bảo hiệu quả công tác kiểm tra và giám sát ngân hàng.
Kết luận chương I
Với những lý luận được đưa ra như chương I, bản thân em đã phần nào làm rõ một phần cơ bản liên quan đến nợ xấu bao gồm: Khái niệm nợ xấu, đặc điểm nợ xấu, phân loại nhóm nợ xấu, khái quát hệ thống pháp luật về xử lý nợ xấu… Khi TCTD hiểu những vấn đề liên quan nợ xấu sẽ có tác động to lớn đến nhân viên, cán bộ trong ý thức giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu. Cùng với đó em đã nêu ra giải pháp xử lý nợ xấu tại 3 quốc gia đó là: Hàn Quốc, Trung Quốc và Hungary để từ đó Việt Nam có thể có một số bài học kinh nghiệm trong tình hình nợ xấu tăng cao như hiện nay. Chương 1 đã bước đầu nghiên cứu, đưa ra được khái niệm và cách hiểu xung quanh nợ xấu, cũng như các trình tự, thủ tục để xử lý nợ xấu theo hệ thống văn bản pháp luật về nợ xấu dựa trên cơ sở tiếp nhận những quy định được thừa nhận rộng rãi trên thế giới. Hoàn thiện được quy định về nợ xấu sẽ là công cụ hữu hiệu để đẩy lùi nợ xấu.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VIỆT NAM.
2.1 Thực trạng về khung pháp lý xử lý nợ xấu hiện nay.
Nợ xấu luôn là vấn đề quan trọng không chỉ các TCTD mà cả Nhà nước quan tâm. Khi nợ xấu ở mức độ thấp chứng tỏ chất lượng của TCTD tăng cao, ngược lại khi tỷ lệ nợ xấu lớn thì chất lượng TCTD bị giảm sút. Nợ xấu tăng ảnh hưởng lớn đến cả an ninh tài chính quốc gia, đặc biệt trong nền kinh tế khó khăn trước đại dịch Covid-19 của 2 năm vừa qua. Chính vì vậy, mà hành lang pháp lý dành cho nợ xấu luôn nhận sự quan tâm lớn từ khơng chỉ các chủ thể vay mà cịn là các chủ thể cho vay. Tại Việt Nam cũng như các nước thì đã phải bỏ ra một khoản chi phí khổng lồ để góp phần hạn chế nợ xấu gia tăng. Qua từng thời gian và từng giai đoạn khác nhau thì Nhà nước Việt Nam cũng đã có những sự thay đổi về hành lang pháp lý phù hợp để giải quyết nợ xấu. Trên cơ sở Nghị định 53/2013/NĐ-CP ngày 18/05/2013 của Chính phủ, ngày 31/05/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 843/QĐ-TTg về việc phê duyệt: Đề án “Xử lý
nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng” và Đề án “Thành lập Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam”. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định
số 1459/QĐ-NHNN về việc thành lập Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam, đồng thời ban hành Thông tư số 19/2013/TT-NHNN ngày 6/9/2013 quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam. Thông tư 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có và trích lập dự phịng rủi ro trong hoạt động của TCTD, CNNHNNg... cũng đã được ban hành. Hiện nay, Thông tư 02/2013/TT-NHNN đã được thay thế bằng Thông tư 11/2021/TT-NHNN của thống đốc NHNN ngày 30/07/2021. Đặc biệt năm 2017, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong xử lý nợ xấu. Đây là văn bản có vai trị đặc biệt quan trọng trong xử lý nợ xấu và đã có những thành quả vượt trội trong xử lý nợ xấu. Với sự phát triển qua của các quy định pháp luật đã giúp quá trình xử lý nợ xấu khả quan hơn rất nhiều.
2.2 Nội dung quy định pháp luật về xử lý nợ xấu.
Xử lý nợ xấu được nhiều văn bản pháp lý quy định. Mỗi văn bản sẽ có những quy định liên quan đến xử lý nợ xấu từ khái quát cho đến chi tiết. Về quan hệ vay, mua bán nợ xấu được quy định tại Bộ luật Dân sự 2015. Khi TCTD tiến hành khởi kiện khách hàng vay khi khơng thể thanh tốn được khoản nợ được thực hiện theo thủ tục quy định tại Bộ luật tố tụng Dân sự 2015. Một TCTD khi hoạt động và xử lý theo các biện pháp của Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi, bổ sung năm 2017 và Thông tư 11/2021/TT-NHNN của thống đốc NHNN ngày 30/07/2021,... Để áp dụng đúng quy trình và thủ tục XLNX cần phân biệt rõ các trường hợp sau:
Trường hợp các bên có thỏa thuận: Hợp đồng tín dụng là quan hệ dân sự giữa TCTD và bên vay. Vì là hợp đồng nên các bên ln tơn trọng sự thỏa thuận về các vấn đề như lãi suất, tài sản bảo đảm, thời gian thanh toán khoản vay…Pháp luật khuyến khích các bên có quyền tự thỏa thuận để định đoạt cách thức để xử lý quan hệ vay nợ thay vì phải liên quan đến bên thứ 3. Thông thường trong hợp đồng tín dụng được ký kết sẽ quy định rõ về cách thức xử lý khoản nợ và thời gian áp dụng. Trường hợp các bên không thể đạt được một sự thống nhất chung thì có thể u cầu pháp luật giải quyết. Ngun tắc này được thể hiện rất rõ tại Thông tư 11/2021/TT-NHNN của thống đốc NHNN ngày 30/07/2021.
Trường hợp các bên khơng có thỏa thuận thì căn cứ vào khoản nợ sẽ có giải pháp phù hợp. Nếu khoản nợ có TSBĐ thì sẽ tiến hành xử lý theo thủ tục dưới đây. Nếu khơng có TSBĐ thì TCTD có thể liên hệ người thân, vận động và khởi kiện ra tịa án. Những khoản nợ có TSBĐ thơng thường sẽ thực hiện các thủ tục sau:
TCTD cần thông báo cho bên bảo đảm về việc xử lý TSBĐ và đăng ký thông báo
yêu cầu xử lý TSBĐ theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm (nếu giao dịch bảo đảm đó đã được đăng ký)
Lập biên bản xử lý TSBĐ.
TCTD lựa chọn phương thức xử lý TSBĐ
Thanh toán thu nợ
Xoá đăng ký xử lý TSBĐ ý việc xử lý TSBĐ
Tuy nhiên, những thủ tục nêu trên cũng cần được bổ sung và xem xét để hoàn thiện hơn. Trường hợp đến hạn thanh tốn mà khách hàng vay khơng trả hoặc cố ý khơng trả nợ thì TCTD chỉ có thể nộp hồ sơ khởi kiện để yêu cầu khách hàng thanh toán bằng
tiền mặt hoặc bằng chính tài sản đảm bảo. Nhưng để có thể xử lý được tài sản đảm bảo thì thủ tục thanh tốn thu mua cũng gặp nhiều khó khăn bởi các thủ tục thanh tốn các khoản thuế, phí , lệ phi và chỉ phí phát sinh.
Trong Nghị quyết 42/2017/NQ-QH14, nhà làm luật khơng quy định cụ thể trình tự, thủ tục xử lý nợ xấu của TCTD mà chỉ quy định một số vấn đề có thể gây ra cách hiểu và cách áp dụng khác nhau trong quá trình xử lý nợ xấu của TCTD. Trong quá trình xử lý nợ xấu
2.2.2 Biện pháp xử lý nợ xấu.
2.2.2.1 Thu hồi trực tiếp và thông qua phát mãi tài sản bảo đảm nợ vay.
Trên cơ sở kết quả phân loại nợ định kỳ, ngân hàng cần thực hiện rà soát, xây dựng phương án xử lý, thu hồi nợ xấu theo từng biện pháp cụ thể. Theo đó, biện pháp thu hồi nợ trực tiếp từ khách hàng, thu hồi nợ thông qua việc phát mãi tài sản đảm bảo được ưu tiên đặt lên hàng đầu.
Tại điều 5 Nghị quyết 42/2017/NQ-QH14 có quy định: “TSBĐ là tài sản của
khách hàng, của bên bảo lãnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng thương mại, điều này giúp Ngân hàng thiết lập cơ sở kinh tế và pháp lý tạo điều kiện cho ngân hàng thỏa mãn nhu cầu thu hồi tín dụng đã cấp, giảm bớt tổn thất cho ngân hàng trong trường hợp khách hàng vay vốn không thực hiện trả nợ theo quy định vì một lý do.”
Có nhiều phương thức để thực hiện biện pháp xử lý TSBĐ:
Bán TSBĐ có nhiều phương thức như thơng qua tổ chức bán đấu giá, TCTD trực tiếp bán tài sản hoặc khách hàng bán tài sản. TCTD nhận chính TSBĐ để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của khách hàng. TCTD nhận các khoản tiền hoặc tài sản khác từ người thứ ba trong trường hợp thế chấp quyền đòi nợ. Hoặc các bên có thể thỏa thuận khác.
Tuy nhiên việc xử lý TSBĐ vẫn phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
Đối với trường hợp các bên có thỏa thuận hướng xử lý TSBĐ trong hợp đồng tín dụng thì đương nhiên TSBĐ sẽ được thực xử lý theo những thỏa thuận trong đó. Nếu hai bên khơng có thỏa thuận thì TSBĐ sẽ được bán đấu giá theo quy định của pháp luật về
bán đấu giá. Với những tài sản mà được xác định cụ thể về giá thì sẽ được xử lý theo giá