Bên cạnh mức trích lập dự phịng cụ thể thì các TCTD cũng có mức trích lập dự phịng chung là 0,75% tổng số dư các khoản nợ và trừ đi một số trường hợp cụ thể được quy định tỏng thông tư.
2.2.2.4 Miễn, giảm lãi.
Khi khách hàng khơng có khả năng trả nợ thì biện pháp miễn giảm lãi góp phần giúp giảm bớt khó khăn về tài chính cho khách hàng vay tiền. Góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh và khuyến khích chủ thể vay trả khoản nợ của mình. Quy định miễn, giảm lãi trong tình hình Covid – 19 được quy định cụ thể tại Thông tư số 14/2021/TT- NHNN: Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi quyết định việc miễn, giảm
lãi, phí theo quy định nội bộ đối với số dư nợ của khoản nợ phát sinh trước ngày 01/8/2021 từ hoạt động cấp tín dụng (trừ hoạt động mua, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp) mà nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi đến hạn thanh toán trong khoảng thời gian từ ngày
23/01/2020 đến ngày 30/6/2022 và khách hàng khơng có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch Covid -19., 2. Việc thực hiện miễn, giảm lãi, phí cho khách hàng theo quy định tại Thông tư này thực hiện đến ngày 30/6/2022.”. Giữa tình hình dịch bệnh thì
biện pháp này hồn toàn hợp lý giúp người dân phần nào giảm được áp lực về kinh tế.
2.2.2.5 Biện pháp mua bán nợ
Đây là biện pháp mà được các TCTD được áp dụng rộng rãi hiện nay. Nội dung của biện pháp này là chuyển giao quyền chủ nợ của các khoản nợ xấu sang một chủ sở hữu khác có nhu cầu mua khoản nợ đó. Khi khoản nợ được chuyển giao thì các nghĩa vụ và tài sản đi kèm cũng được chuyển giao ví dụ như tài sản bảo đảm đi kèm khoản nợ. Tùy vào nhu cầu các bên mà khoản nợ xấu được mua bán 1 phần hoặc toàn bộ, khoản nợ được bán cho 1 bên hoặc nhiều bên khác nhau. Về giá trị của khoản nợ sẽ do sự thỏa thuận các bên để đi đến thỏa thuận. Hiện nay, chủ yếu mua bán nợ được thực hiện với VAMC và DATC, ngồi ra có những tổ chức khác nhưng thường ít xuất hiện trên thị trường mua bán nợ. Phương thức mua bán nợ có thể thơng qua đấu giá hoặc được tiến hành trực tiếp giữa các bên mà không cần thông qua đấu giá.
Pháp luật về mua bán nợ xấu được điều chỉnh bởi nhiều quy định khác nhau nhưng chủ yếu thông qua 3 văn bản là Bộ luật dân sự năm 2015, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 và Nghị Định 31/2021/NĐ-CP của Chính Phủ 26 tháng 3 năm 2021. Do là TCTD thực hiện mua bán nợ nên tất yếu pháp luật điều chỉnh trước hết là Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, tiếp đến đây là quan hệ mua bán nên chịu sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự năm 2015 và cuối cùng các quy định chi tiết mua bán nợ được cụ thể chi tiết tại Nghị định 31.
Bên bán nợ và bên mua nợ là hai chủ thể chính tham gia quan hệ mua bán nợ hiện nay. Bên bán nợ chính là các TCTD còn bên mua nợ hiện nay chủ yếu là 3 bên sau: Công ty TNHH một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), Công ty TNHH một thành viên Mua bán nợ Việt Nam (DATC) và Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc các NHTM (AMC). Nhiều văn bản pháp lý đã được ban hành để đảm bảo VAMC hoạt như: Quyết định số 2358/QĐ-TTg ngày 04/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về lãi suất tái cấp vốn của NHNN đối với các TCTD trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của VAMC; Thông tư số 19/2013/TT-NHNN ngày 06/9/2013 của
NHNN quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của VAMC;…Ngoài ra, Nghị định số 34/2015/NĐ-CP ngày 31/3/2015 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 53/2013/NĐ-CP về thành lập, tổ chức và hoạt động của. Những văn bản trên đã tạo khung pháp lý để VAMC thực hiện hoạt đọng của mình tốt hơn. Bên cạnhVAMC xử lý nợ xấu cho các ngân hàn thương mại. DATC xử lý nợ xấu của các khách hàng vay vốn là doanh nghiệp Nhà nước còn AMC hoạt động theo Luật doanh nghiệp năm 2014, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 với mục đích chủ yếu là quản lý và xử lý các khoản nợ xấu của Ngân hàng mẹ. Ngồi các chủ thể trên thì các chủ thể khác có thể tham gia quan hệ mua bán nợ nhưng khá hạn chế.
2.2.2.6 Các biện pháp pháp lý
Quan hệ vay là quan hệ dân sự được điều chỉnh bởi Bộ luật dân sự năm 2015 tại điều 466 quy định: “Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản
là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”
Khi xác lập quan hệ vay thì bên vay có nghĩa vụ trả tiền và bên cho vay có quyền nhận lại số tiền đã cho vay cộng với số lãi phát sinh nếu hai bên có thỏa thuận. Trong mối quan hệ này thì TCTD là bên cho vay cịn khách hàng là bên vay theo quan hệ dân sự. Cũng theo đó thì nghĩa vụ trả nợ là bắt buộc và khi đến thời gian đã thỏa thuận thì TCTD có quyền sử dụng tất cả các biện pháp theo pháp luật để đòi lại số tiền bên vay đã vay để bảo vệ quyền lợi của mình. Biện pháp pháp lý thông thường sẽ là biện pháp cuối cùng mà các TCTD sẽ sử dụng để đòi tiền trong trường hợp bên vay khơng có thiện chí hợp tác.
Tuy nhiên, trên thực tế thì các TCTD sẽ ưu tiên sử dụng các biện pháp khác hoặc mua bán nợ cho các tổ chức mua nợ. Do biện pháp pháp lý liên quan đến tòa án diễn ra trong một thời gian khá dài nên dẫn đến các TCTD ngại đưa đơn khởi kiện. Tùy vào mức độ khác nhau thì sẽ áp dụng những biện pháp khác nhau thích hợp.
Với những khách hàng khơng hợp tác, TCTD có thể áp dụng các biện pháp mạnh như thu giữ tài sản, khởi kiện hay thậm chí là chuyển hồ sơ lên cơ quan cơng an để xử lý hình sự.
2.3 Đánh giá về pháp luật xử lý nợ xấu tại các TCTD.
Trước thực trạng của tình hình nợ xấu gia tăng thì pháp luật xử lý nợ xấu của TCTD đã mang lại hiệu quả rõ rệt cho nền kinh tế. Theo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, tổng nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 tại thời điểm ngày 15/8/2017 là 541,6 nghìn tỷ đồng. Nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 phát sinh mới trong thời gian Nghị quyết có hiệu lực tính đến 31/12/2021 là 251,3 nghìn tỷ đồng. Nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 chưa được xử lý đến ngày 31/12/2021 là 412,67 nghìn tỷ đồng. Như vậy, lũy kế từ 15/8/2017 đến 31/12/2021, tồn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được 380,2 nghìn tỷ đồng bằng 47,9% số nợ xấu theo Nghị quyết số 42 tại thời điểm 15/8/2017 và số nợ xấu theo Nghị quyết số 42 phát sinh mới trong thời gian Nghị quyết số 42 có hiệu lực. (Tồn cảnh xử lý nợ xấu sau gần 5 năm Nghị quyết 42 có hiệu lực, Đào Vũ, 2022).
Cụ thể cho thành quả về xử lý nợ xấu được thể hiện qua hình ảnh sau: