Qua nghiên cứu, em nhận thấy một số bệnh nổi bật hay gặp ở học sinh tiểu học là: bệnh sâu răng, bệnh cận thị, bệnh tai mũi họng.
Trong đó, bệnh sâu răng chiếm tỷ lệ cao nhất ( 60.9% ) và có xu hướng giảm dần theo khối. Khối 2 chiếm tỷ lệ cao 27.4% và khối 5 chỉ có 12.7%.Nguyên nhân có thể là do các em còn nhỏ chưa có thói quen và ý thức vệ sinh răng miệng, hơn nữa thiếu sự quan tâm thường xuyên và hướng dẫn tỷ mỷ về vệ sinh răng miệng của gia đình và giáo viên làm bệnh sâu răng phát triển. Kết quả nghiên cứu cao hơn với báo cáo của Sở Y tế Hà Nội năm 2009 – 2010 về thực trạng các bệnh của học sinh phổ thông và hoạt động y tế trường học cho thấy tỷ lệ học sinh bị mắc bệnh về răng miệng là 41,2 %.
Đứng thứ hai là bệnh lý về mắt chiếm tỷ lệ (23.3% ) trong đó cận thị chiếm 63.6%. Bệnh có xu hướng tăng dần theo khối học ( khối 1 là 3.4% và khối 5 là 45.7% ). Tỷ lệ này mắc cao ở học sinh hiện nay là do các em thời gian học nhiều. Các em học cả ngày, ít thời gian nghỉ ngơi. Cận thị không chỉ ảnh hưởng đến công việc học tập của các em mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, lao động, và thẩm mỹ của các em. Kết quả nghiên cứu này cao hơn so với kết quả của Trần Thị Kim Oanh ở học sinh tiểu học là 13.8%. Chứng tỏ gánh nặng học tập đang ngày càng gia tăng với các em.
Tiếp theo là bệnh lý về tai mũi họng và nội khoa chiếm mỗi bệnh ≈ 5%. Bệnh về tai mũi họng có xu hướng giảm dần theo khối học.Khối 1 có tỷ lệ mắc cao nhất gần 8%. Nguyên nhân là do các em nhỏ có sức đề kháng kém hơn. Chiếm tỷ lệ không cao ở các trường nhưng bệnh nội khoa và tai mũi họng thường là những bệnh mạn tính hoặc hay tái diễn ảnh hưởng nhiều đến học tập của các em. Tỷ lệ nghiên cứu này thấp hơn rất nhiều so với nghiên cứu của Trần Thị Kim Oanh về bệnh lý tai mũi họng ở học sinh trong
thời gian 4 tuần chiếm đến 53.6%. Có sự khác biệt này là do chúng ta khám sức khỏe chỉ tại 1 thời điểm nhất định.
Tiếp sau là bệnh cong vẹo cột sống (0.14%). Kết quả nghiên cứu thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ của Đào Thị Mùi đưa ra vào năm 2004 – 2005 là 17,6% với cấp tiểu học. Chứng tỏ tỷ lệ cong vẹo cột sống giảm so với các năm trước, có thể là do vấn đề vệ sinh học đường đã được đẩy mạnh trong những năm qua.
Về thể lực của học sinh các trường đều đạt loại I (48.8%) và loại II (45.1%) tức là rất tốt và tốt chỉ có một tỷ lệ nhỏ học sinh đạt sức khỏe loại III (5.9%),hầu như không có học sinh đạt loại IV và V. Kết quả nghiên cứu giống như kết quả nghiên cứu của Trần Thị Kim Oanh về thể lực của học sinh trong 5 năm 2004 – 2008 ở quận Thanh Xuân – Hà Nội với loại I và loại II chiếm 96%.