Hoàn thiện các văn bản dưới luật liên quan

Một phần của tài liệu Quy định về lãi suất trong hợp đồng tín dụng và sự thay đổi lãi suất dưới tác động của đại dịch Covid – 19 tại Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương (Trang 73 - 76)

3.2 .1Hoàn thiện Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật Tổ chức tín dụng

3.2.2. Hoàn thiện các văn bản dưới luật liên quan

Đối với thời gian áp dụng Thông tư 01/2020/TT-NHNN, mốc thời gian áp dụng đến ngày 30/06/2022 theo thông tư thông tư số 14/2021/TT-NHNN là chưa phù hợp. Thế giới và Việt Nam đang thực hiện việc sống chung với Covid-19 và ảnh hưởng của dịch bệnh sẽ còn kéo dài. Tương lai gần sẽ có các khách hàng tiếp tục bị ảnh hưởng dẫn đến thu hẹp sản xuất, không đủ nguồn trả nợ trong thời gian tới nhưng dẫn chiếu theo quy định sẽ không được thực hiện miễn giảm lãi sau ngày 30/06/2022. Vì vậy, mốc thời gian áp dụng nên được xem xét ở một thời gian phù hợp như đến khi tổ chức y tế thế giới tuyên bố đại dịch kết thúc hoặc xét theo nguyên nhân ảnh hưởng mà không áp dụng mốc thời gian để tránh trường hợp khách hàng bị ảnh hưởng mà không được tiếp tục hỗ trợ.

Đối với phạm vi áp dụng quy định, thông tư 01/2020/TT-NHNN chỉ áp dụng cơ cấu nợ đối với các khoản cho vay, cho thuê tài chính (theo tiết a khoản 1 Điều 4 TT 01/20/20/TT- NHNN). Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến nền kinh tế và trực tiếp ảnh hưởng đến nguồn trả nợ của khách hàng nói chung khơng phân biệt hình thức cấp tín dụng. Do đó, thơng tư cần mở rộng phạm vi đối tượng áp dụng để hỗ trợ các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Bên cạnh đó, thơng tư 01/2020/TT-NHNN

83Tạ Hiển (2022), Phó Thủ tướng Lê Minh Khái giải trình về tiến độ triển khai gói hỗ trợ 350 nghìn tỷ đồng, Báo điện tử VTV, 02/06/2022.

84Tạ Hiển (2022), Phó Thủ tướng Lê Minh Khái giải trình về tiến độ triển khai gói hỗ trợ 350 nghìn tỷ đồng, Báo điện tử VTV, 02/06/2022.

cũng cần được xem xét mở rộng phạm vi áp dụng đối với các khoản nợ quá hạn đã phát sinh trước thời gian xảy ra dịch bệnh. Chính sách hỗ trợ có thể xác định chỉ áp dụng đối với những trường hợp nợ quá hạn nhưng khách hàng vẫn có thiện chí trả nợ, vẫn tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo nguồn trả nợ cho các TCTD.

Đối với tiêu chí, điều kiện xác định số dư nợ của khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 theo tiết a khoản 2 điều 7 thông tư số 01/2020/TT-NHNN, việc mỗi ngân hàng áp dụng các điều kiện khác nhau sẽ dẫn đến sự áp dụng không đồng đều đối với cùng một khách hàng như khách hàng ở ngân hàng A được hỗ trợ lãi suất nhưng ở ngân hàng B thì khơng đủ điều kiện. Vì vậy, bộ tiêu chí cơ bản và quy trình khung cần được NHNN xem xét ban hành. Trên cơ sở đó các ngân hàng thương mại xây dựng các tiêu chí cụ thể để xác định dư nợ của khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Điều này giúp việc áp dụng chính sách hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh một cách thống nhất trong hệ thống. Ngoài ra,Ngân hàng Nhà nướccần quy định cơ chế trao đổi thông tin giữa các ngân hàng thương mại ngồi các thơng tin dư nợ thu thập được từ Trung tâm thơng tin tín dụng quốc gia Việt Nam trong giai đoạn dịch bệnh hoặc trong giai đoạn bình thường. Hiện nay, một khách hàng sử dụng dịch vụ tại nhiều ngân hàng rất phổ biến. Điều này nhằm hạn chế rủi rocho các ngân hàng thương mại cũng như mang đến trải nghiệm dịch vụ tốt hơn cho khách hàng. Trong thời kỳ dịch bệnh, nếu sự trao đổi thông tin giữa các ngân hàng về việc áp dụng cơ chế hỗ trợ theo thơng tư 01/20/20/TT-NHNN được hiệu quả thì sẽ hạn chế được trường hợp áp dụng chính sách khơng nhất qn đối với khách hàng có nhiều khoản vay ở tại các ngân hàng khác nhau.

Đối với việc áp dụng thông tư 03/2022/TT-NHNN, hiện nay đang trong giai đoạn đầu triển khai thông tư, Ngân hàng Nhà nước đang thu thập số liệu báo cáo từ các ngân hàng thương mại về các khách hàng thuộc đối tượng được hỗ trợ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 Nghị định số 31/2022/NĐ-CP. Việc phân bổ số tiền lãi suất thời gian tới sẽ gặp những khó khăn vướng mắc nhất định. Trường hợp tổng số tiền các ngân hàng đăng ký hỗ trợ nhỏ hơn hoặc bằng số tiền 40.000 tỷ thì Ngân hàng nhà nước xác định mức hỗ trợ của mỗi ngân hàng theo đăng ký (theo khoản 2

điều 4 thông tư 03/2022/TT-NHNN). Trường hợp tổng số tiền các ngân hàng đăng ký hỗ trợ lớn hơn 40.000 tỷ đồng, hạn mức xác định trong 02 năm 2022 và 2023 bằng tích số giữa 40.000 tỷ đồng và tỷ trọng dư nợ cho vay đến 31/12/2021 của từng ngân hàng thương mại trên tổng dư nợ cho vay của các ngân hàng thương mại có đăng ký kế hoạch hỗ trợ lãi suất, nhưng không vượt quá số tiền hỗ trợ lãi suất theo đăng ký kế hoạch của từng ngân hàng thương mại (theo điểm a khoản 3 điều 4 thông tư 03/2022/TT-NHNN). Như vậy, mức hỗ trợ đối với các khách hàng của các ngân hàng thương mại cổ phần có dư nợ lớn sẽ được mức hỗ trợ nhiều hơn các ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ. Ngoài ra, mức đăng ký của các ngân hàng lớn có thể nhiều hơn chắc chắn sẽ làm tăng tổng số mức đăng ký hỗ trợ lên trên 40.000 tỷ đồng. Việc phân bổ mức hỗ trợ không đồng đều sẽ dẫn tới các khách hàng sẽ bị thu hút sử dụng nhiều hơn các dịch vụ của các ngân hàng thương mại cổ phần lớn. Điều này dẫn đến các ngân hàng nhỏ sẽ bị sụt giảm doanh thu, lợi nhuận và giảm khả năng cạnh tranh. Vì vậy, cơ quan có thẩm quyền có thể xem xét cơ chế hỗ trợ các khách hàng của các ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ hoặc cơ chế phân bổ ở mức phù hợp để tránh việc phân bổ không cân xứng giữa các ngân hàng.

Đối với đề án tái cơ cấu các ngân hàng thuộc diện kiểm soát đặc biệt, quy trình, thủ tục để đề xuất phương án tái cơ cấu cần được đẩy mạnh hơn nữa. Trong đó, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong Ngân hàng nhà nước và giữa Ngân hàng Nhà nước và các bộ ngành liên quan cần được quy định rõ ràng về thời gian xử lý, đưa ra ý kiến phản biện, đề xuất để có thể thống nhất phương án tái cơ cấu phù hợp trong thời gian sớm nhất. Việc này sẽ giúp cho công cuộc xử lý các ngân hàng yếu kém được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả và giảm áp lực lên Ngân sách Nhà nước cũng như nền kinh tế.

Ngoài ra, Việt Nam đang phải đối mặt với rủi ro lạm phát do giá dầu thô tăng cao và tình hình xung đột giữa Nga và Ukraine có thể cịn kéo dài. Theo đánh giá của các chuyên gia, lạm phát trong năm 2022 vẫn có thể được kiểm sốt dưới mức

trần 4% mà Quốc hội đã đề ra85. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước cũng cần cẩn trọng đánh giá tình hình giá cả hàng hóa thế giới tăng và điều kiện tài chính thế giới thắt chặt để đánh giá tình hình lạm phát và rủi ro đối với tăng trưởng xuất khẩu hiện nay86. Hiện tại, các nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu đã có những chính sách mạnh mẽ tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Ba đối tác thương mại lớn của Việt Nam là Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu và Trung Quốc được nhận định sẽ có tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp hơn dự kiến trong năm 202287. Điều này sẽ tác động rất lớn đến triển vọng xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới. Nguy cơ nền kinh tế chưa kịp phục hồi ổn định sau đại dịch phải đối mặt với lạm phát và biến động kinh tế, chính trị là hiện hữu. Do đó, Ngân hàng Nhà nước cần tính tốn các gói hỗ trợ phù hợp với tình hình kinh tế trong nước và thế giới để ổn định tình hình kinh tế vĩ mơ, phịng ngừa rủi ro lạm phát, đảm bảo sự an toàn của toàn hệ thống ngân hàng cũng như của toàn nền kinh tế đang trên đà phục hồi.

Một phần của tài liệu Quy định về lãi suất trong hợp đồng tín dụng và sự thay đổi lãi suất dưới tác động của đại dịch Covid – 19 tại Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w