Các giải pháp đối với Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương

Một phần của tài liệu Quy định về lãi suất trong hợp đồng tín dụng và sự thay đổi lãi suất dưới tác động của đại dịch Covid – 19 tại Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương (Trang 76 - 95)

3.2 .1Hoàn thiện Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật Tổ chức tín dụng

3.2.3. Các giải pháp đối với Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương

Về đề án tái cơ cấu ngân hàng, Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương cần đẩy mạnh việc phối hợp với đối tác để hồn thiện trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án tái cơ cấu. Từ khi Ngân hàng Nhà nước quyết định mua lại 0 đồng, Oceanbank bị hạn chế rất nhiều về hoạt động kinh doanh (chỉ được phép thực hiện một số hoạt động kinh doanh như huy động tiền gửi, cấp tín dụng ở hạn mức giới hạn nhất định hoặc cấp tín dụng hợp vốn với một số ngân hàng do Ngân hàng nhà nước phê duyệt). Khi chưa có đề án tái cơ cấu rõ ràng, ngân hàng yếu kém chỉ được hoạt động một số nghiệp vụ nhất định sẽ hạn chế rất nhiều khả năng phục hồi sớm của ngân hàng. Do vậy, đề án tái cơ cấu tổng thể sẽ giúp Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương có định hướng cụ thể, chi tiết thực hiện kế hoạch trở lại thành một ngân hàng lành mạnh. Trong năm 2022, Chính phủ đã ra nghị quyết về việc nhận

85Đào Vũ (2022), Áp lực lạm phát có khiến chính sách tiền tệ nới lỏng bị đảo ngược?, Vneconomy, 18/04/2022.

86Vũ Phong (2022), WB: Việt Nam vẫn cần thận trọng với rủi ro lạm phát, Vneconomy, 12/05/2022.

chuyển giao OceanBank cho đối tác MBbank88. Hai ngân hàng hiện đang phối hợp để xây dựng kế hoạch chuyển giao chi tiết về chuyển giao vốn, tài chính, nhân sự, khách hàng, cơng nghệ thơng tin… để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trong thời gian sớm nhất.

Trong thời gian xây dựng đề án tái cơ cấu, Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương cần triển khai một số giải pháp sau:

Về hệ thống văn bản nội bộ, Oceanbank cần hồn thiện hệ thống quy định, quy trình, sản phẩm phù hợp với các quy định pháp luật và của Ngân hàng nhà nước ban hành. Các quy định của Chính Phủ và Ngân hàng Nhà nước về hỗ trợ miễn giảm lãi suất đối với những khách hàng bị ảnh hưởng do Covid-19 đều là những quy định riêng áp dụng trong thời kỳ đặc biệt. Do vậy, Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương cần thường xuyên rà soát, kiểm tra, thu thập báo cáo, ý kiến từ các khó khăn của đơn vị kinh doanh khi triển khai các quy định về điều kiện áp dụng, quy trình thu thập hồ sơ trong thực tế. Từ đó, các bộ phận làm chính sách sửa đổi các điểm bất cập như yêu cầu về thu thập hồ sơ trong hoàn cảnh dịch bệnh, đơn giản hố thủ tục quy trình, bổ sung các điểm cịn thiếu sót như các điều kiện, đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Ngoài ra, Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương cũng cần tổng hợp các góp ý về những bất cập, những điểm cần quy định rõ hoặc chưa đề cập trong văn bản gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi tạo điều kiện áp dụng, thực thi chính sách hỗ trợ cho các khách hàng của OceanBank cũng như của các ngân hàng khác một cách hiệu quả nhất. Ngoài ra, các bộ phận xây dựng sản phẩm cần đưa ra những sản phẩm phù hợp theo định hướng của Nhà nước như sản phẩm chuyên biệt cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân kinh doanh với các gói lãi suất ưu đãi để hồi phục và phát triển sản xuất, kinh doanh.Qua đó, ngân hàng có thể phát triển tệp khách hàng liên quan để tăng trưởng doanh thu lợi nhuận. Các bộ phận quản lý khách hàng cần rà soát các đối tượng thuộc diện hỗ trợ

88Vũ Phong (2022), Chính phủ đề cập đến phương án xử lý đối với ba ngân hàng mua lại bắt buộc CBBank, OceanBank và DongABank

lãi suất theo thông tư 03/2022/TT-NHNN để đảm bảo việc áp dụng hỗ trợ lãi suất đúng đối tượng, đúng mục đích theo chủ trương của Nhà nước.

Về nguồn nhân lực, trong thời gian kiểm soát đặc biệt và xây dựng đề án tái cơ cấu có rất nhiều nhân sự đã chuyển đến các ngân hàng khác với mức thu nhập hấp dẫn hơn. Để đảm bảo nguồn nhân lực cho đề án tái cơ cấu, Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương cần phối hợp với đối tác tham gia đề án tái cơ cầu xây dựng cơ chế lương tạm thời để có mức thu nhập phù hợp so với thị trường và lộ trình phát triển cơng việc đối với những cán bộ có năng lực để giữ chân người lao động. Ngoài ra, Oceanbank cần thường xuyên tổ chức các buổi đào tạo nội bộ, sinh hoạt chuyên môn để các cán bộ có kinh nghiệm chia sẻ kiến thức và các tình huống thực tế để các cán bộ mới được nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.

Về hoạt động kinh doanh, Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương cần đẩy mạnh hoạt động kinh doanh cùng với giữ vững thanh khoản cũng như kiểm soát rủi ro đối với các khoản cấp tín dụng mới. Ngân hàng có thể giới thiệu các dịch vụ của mình thơng q các cơng cụ trực tuyến như facebook, zalo hoặc tiếp xúc các khách hàng trực tiếp tại các cửa hàng kinh doanh, khu công nghiệp, làng nghề, thông qua các hiệp hội doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp các khách hàng dần biết đến sản phẩm, dịch vụ của OceanBank và tạo tiền đề cho cơ sở dữ liệu khách hàng phục vụ cho phát triển kinh doanh sau khi đề án tái cơ cấu được phê duyệt. Bên cạnh đó, Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương cần phối hợp với đối tác xây dựng các cơ chế ủy thác cấp tín dụng, khai thác các khách hàng tạm thời để tận dụng lợi thế của mỗi bên. Thêm nữa, các cán bộ tín dụng cần chủ động tìm hiểu thơng tin của khách hàng, đánh giá phương án vay một cách thận trọng, giám sát sau vay định kỳ để kiểm soát rủi ro, tránh phát sinh nợ quá hạn. Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dươngcũng cần truyền thông nhiều hơn nữa đến các khách hàng về việc hợp tác với MBBank trong việc xây dựng đề án tái cơ cấu giúp củng cố niềm tin của các khách hàng cũng như quảng bá hình ảnh khi sử dụng sản phẩm dịch vụ.

Về công tác xử lý nợ xấu, Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương cần tích cực triển khai cơng tác xử lý nợ một cách trọng tâm, bám sát diễn biến của thị

trường để có quyết định phù hợp. Bộ phận quản lý nợ có vấn đề phối hợp với các đơn vị kinh doanh đánh giá chi tiết khả năng thu hồi của từng khoản nợ sau khi đã nghiên cứu hồ sơ và làm việc thực tế với khách hàng. Trên cơ sở đó, bộ phận quản lý nợ tham mưu, đề xuất phương án xử lý nợ cụ thể để trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định. Nếu xử lý tốt các khoản nợ quá hạn, nguồn vốn tồn đọng có thể được lưu thơng và tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận cho OceanBank. Bên cạnh đó, bộ phận xử lý nợ cần tích cực phối hợp, làm việc với cơ quan thi hành án các vụ án liên quan đến Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương để thu hồi tiền bồi thường về cho ngân hàng kịp thời và đưa nguồn vốn này vào hoạt động kinh doanh tăng thu nhập cho ngân hàng. Ngồi ra, trong q trình xử lý nợ xấu cần tổng hợp các vấn đề bất cập khi triển khai xử lý nợ xấu tại ngân hàng thuộc diện bị kiểm soát đặc biệt theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 để tiếp tục kiến nghị Ngân hàng Nhà nước cùng với các cơ quan liên quan sửa đổi, khắc phục các khó khăn, vướng mắc đó.

Về hệ thống cơng nghệ thơng tin, Oceanbank cần cải tiến thêm các tính năng dịch vụ đặc biệt là dịch vụ ngân hàng điện tử. Mặc dù ngân hàng chưa đủ nguồn lực để đầu tư mạnh mẽ vào hệ thống công nghệ thơng tin nhưng hầu hết các tính năng và dịch vụ ngân hàng điện tử như chuyển tiền, thanh toán hoá đơn, gửi tiết kiệm online… đều đã được xây dựng và được khách hàng sử dụng thường xuyên. Ngoài ra, các bước trong quy trình xử lý văn bản, cấp tín dụng… cũng được số hố để thực hiện các thao tác trên máy tính từ đó tiết giảm các chi phí, rút ngắn thời gian tác nghiệp trong quy trình cấp tín dụng. Tuy nhiên, ngân hàng cũng cần tham khảo thêm các ý kiến phản hồi của khách hàng và các tính năng của các ngân

hàng khác để nâng cao trải nghiệm cho người sử dụng. Từ đó, Ngân hàng TM TNHH MTV

Đại Dương có thể tăng được số lượng khách hàng sử dụng tài khoản thanh toán, tăng nguồn tiền gửi trên tài khoản thanh tốn (CASA).

Bên cạnh đó, Oceanbank cần tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng. Ngân hàng cần tổ chức thường xuyên các buổi đào tạo về tiếp xúc, tư vấn sản phẩm để khách hàng có trải nghiệm tốt khi sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương có thể nghiên cứu thành lập bộ phận chuyên biệt về

trải nghiệm dịch vụ khách hàng hoặc xây dựng hệ thống phản hồi tự động qua ứng dụng di động để thu thập, lắng nghe ý kiến của khách hàng. Trên cơ sở đó, ngân hàng rà sốt các điểm tích cực, điểm chưa tốt cần cải thiện về sản phẩm dịch vụ, khảo sát nhu cầu của khách hàng. Qua đó, ngân hàng có thể giải đáp thắc mắc, chỉnh sửa các sản phẩm, quy trình chưa phù hợp để mang lại dịch vụ tốt nhất tới khách hàng. Điều này cũng giúp tăng số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ và tăng nguồn tiền gửi tài khoản thanh tốn qua đó giúp cắt giảm chi phí huy động vốn và tạo cơ sở để tiếp tục giảm lãi suất cho khách hàng, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng để thực hiện đề án tái cơ cấu thành công.

Tiểu Kết Chương 3

Tại chương 3, tác giả đã trình bày về định hướng của Chính Phủ và của Ngân hàng Nhà nước về các chính sách hỗ trợ nền kinh tế trong hoàn cảnh tác động kéo dài bởi Covid- 19. Từ đó, các đề xuất hồn thiện các văn bản pháp luật cũng được đưa ra như: nghiên cứu mức thẩm quyền của Chính Phủ phê duyệt sử dụng ngân sách để hỗ trợ lãi suất cho các thành phần kinh tế bị ảnh hưởng tiêu cực do thiên tai, dịch bệnh; quy định về cơ chế phối hợp cụ thể trong việc xem xét phê duyệt đề án tái cơ cấu đối với các tổ chức tín dụng là ngân hàng thương mại thuộc diện kiểm soát đặc biệt; quy định miễn trừ trách nhiệm đối với các cán bộ tham gia việc xây dựng, triển khai đề án tái cơ cấu các ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt khi các cán bộ này đã thực hiện đầy đủ các trách nhiệm được giao và nghiên cứu tích hợp các quy định về xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 vào Luật Các TCTD. Đối với chính sách hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19, tác giả đề xuất một số điểm cần xem xét như: nghiên cứu đối với thời gian và phạm vi áp dụng Thông tư 01/2020/TT- NHNN; xem xét ban hành bộ tiêu chí cơ bản và quy trình khung đối với các khách hàng được áp dụng cơ chế hỗ trợ; quy định về cơ chế trao đổi thơng tin giữa các NHTM; đẩy mạnh quy trình, thủ tục đề xuất phương án tái cơ cấu đối với các ngân hàng thuộc diện kiểm soát đặc biệt; cơ chế hỗ trợ các khách hàng của các ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ hoặc cơ chế phân bổ ở mức phù hợp để tránh việc phân bổ không cân xứng giữa các ngân hàng. Ngoài ra, tác giả cũng đề xuất một số giải pháp đối với Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương trong thời gian xây dựng đề án tái cơ cấu như hoàn thiện hệ thống quy định, quy trình, sản phẩm phù hợp với các quy định pháp luật và của Ngân hàng nhà nước ban hành; đẩy mạnh hoạt động kinh doanh cùng với giữ vững thanh khoản cũng như kiểm soát rủi ro đối với các khoản cấp tín dụng mới; phối hợp với đối tác tham gia đề án tái cơ cầu xây dựng cơ chế lương tạm thời cho cán bộ; tích cực triển khai cơng tác xử lý nợ một cách trọng tâm, bám sát diễn biến của thị trường để có quyết định phù hợp và cải tiến thêm các tính năng dịch vụ đặc biệt là dịch vụ ngân hàng điện tử và tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng.

KẾT LUẬN

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về lãi suất trong hợp đồng tín dụng bao gồm khái niệm về hợp đồng vay tài sản, tín dụng, hợp đồng tín dụng, lãi suất, lãi suất huy động, lãi suất cấp tín dụng, lãi suất cấp dín dụng theo phân loại nợ, cách tính lãi suất, điều chỉnh lãi suất, vai trò của lãi suất, các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất huy động và cho vay, các phương thức áp dụng lãi suất trong HĐTD. Bên cạnh đó, những quy định pháp luật về lãi suất theo BLDS 2015, Luật Thương mại 2005, Luật các TCTD, Luật NHNN, các văn bản pháp luật về điều chỉnh lãi suất, hỗ trợ lãi suất cho khách hàng trong thời gian xảy ra đại dịch Covid – 19như thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/03/2020 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, phí, giữ ngun nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19, Thông tư 03/2021/TT-NHNNngày 02/04/2021, thông tư 14/2021/TT-NHNN ngày 07/09/2021 sửa đổi bổ sung thông tư số 01/2020/TT- NHNNnhằm hỗ trợ phục hồi, phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, NHNN cịn ban hành quyết định số 419/QĐ-NHNN ngày 16/03/2020, quyết định số 919/QĐ-NHNN ngày 12/05/2020, QĐ 1729/QĐ-NHNN ngày 30/9/2020 để điều chỉnh giảm 3 lần trần lãi suất huy động kỳ hạn dưới 6 tháng với tổng biên độ điều chỉnhlà 0,5% đối với kỳ hạn dưới 1 tháng và 1% đối với kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng. Đối với lãi suất cho vay ngắn hạn áp dụng cho các nhu cầu vốn theo khoản 2 điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN, NHNN ban hành các quyết định số 420/QĐ-NHNN ngày 16/03/2020, quyết định số 920/QĐ-NHNN ngày 12/05/2020 vàQĐ 1730/QĐ- NHNN ngày 30/9/2020 với tổng mức giảm là 1,5%. Ngồi ra, Thơng tư 03/2022/TT-NHNN hướng dẫn ngân hàng thương mại thực hiện Nghị định số 31/2022/NĐ- CP ngày 20/5/2022 của Chính phủ cũng được ban hành với tổng số tiền hỗ trợ lãi suất khoảng 40.000 tỷ đồng

Từ các phương pháp thống kê, so sánh, sự thay đổi của lãi suất đã được tác giả trình bày, phân tích từ những quyết định giảm lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước trong năm 2020, các cơ chế chính sách trong năm 2021. Trên cơ sở đó,

các ngân hàng thương mại thực hiện giảm mặt bằng lãi suất huy động đồng thời giảm mặt bằng lãi suất cấp tín dụng cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 cũng như các khách hàng hiện hữu. Lãi suất huy động và cấp tín dụng đã giảm trong khoảng thời gian từ đầu năm 2020 đến cuối năm 2021. Trong thực tiễn áp dụng những chính sách hỗ trợ này, các ngân hàng và khách hàng đều gặp phải những khó khăn, bất cập như về đối tượng được hỗ trợ, điều kiện được hỗ trợ, thời gian được hỗ trợ, quy trình, thủ tục để được hỗ trợ lãi suất theo chính sách. Ngồi ra, sự không thống nhất giữa việc áp dụng các quy định cũng gây khó khăn cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid 19. Các ngân hàng cũng gặp khơng ít vướng mắc khi áp dụng các quy định về phân loại nợ và trích lập dự phịng đối với những khoản nợ được hỗ trợ do ảnh hưởng bởi Covid-19. Sự hỗ trợ lãi suấtđối với các khách hàng

Một phần của tài liệu Quy định về lãi suất trong hợp đồng tín dụng và sự thay đổi lãi suất dưới tác động của đại dịch Covid – 19 tại Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương (Trang 76 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w