KHÁCH LƯU TRÚ
3.1 Cơ sở đưa ra giải pháp
3.1.1 Định hướng phát triển du lịch của Việt Nam
Định hướng phát triển Du lịch Việt Nam thập kỷ tới(2010 – 2020) là tập trung phát triển du lịch theo hướng có chất lượng, có thương hiệu, chuyên nghiệp, hiện đại; khai thác tối ưu nguồn lực và lợi thế quốc gia; phát huy tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa vai trò động lực của các doanh nghiệp. Định hướng cơ bản đối với các lĩnh vực trọng yếu là:
Đối với phát triển sản phẩm và định hướng thị trường sẽ tập trung xây dựng hệ thống sản phẩm, loại hình du lịch đặc trưng và chất lượng cao trên cơ sở phát huy giá trị tài nguyên du lịch độc đáo, đặc sắc, có thế mạnh nổi trội. Ưu tiên phát triển du lịch biển là thế mạnh nổi trội quốc gia; phát triển du lịch văn hóa làm nền tảng, phát triển du lịch sinh thái, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm; liên kết phát triển sản phẩm khu vực gắn với các hành lang kinh tế.
Xác định thị trường mục tiêu với phân đoạn thị trường theo mục đích du lịch và khả năng thanh toán; ưu tiên thu hút khách du lịch có khả năng chi trả cao, có mục đích du lịch thuần tuý, lưu trú dài ngày. Phát triển mạnh thị trường nội địa, chú trọng khách nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, nghỉ cuối tuần, công vụ, mua sắm.
- Đối với thị trường quốc tế tập trung thu hút phát triển mạnh thị trường khách quốc tế gần: Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), Đông Nam Á và Thái Bình Dương (Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Australia); Tăng cường khai thác thị trường khách cao cấp đến từ Tây Âu (Pháp, Đức, Anh, Hà Lan, Ý, Tây Ban Nha,
Scandinavia), Bắc Mỹ (Mỹ, Canada) và Đông Âu (Nga, Ucraina); mở rộng thị trường mới từ Trung Đông.
- Đối với phát triển thương hiệu cần tập trung phát triển một số thương hiệu du lịch nổi bật trong khu vực và trên thế giới, hướng tới việc tạo dựng thương hiệu Du lịch Việt Nam. Trước hết, Nhà nước cần tập trung hỗ trợ phát triển các thương hiệu du lịch có tiềm năng như: Saigontourist, Vinpearl Land, Hạ Long, Phú Quốc, Mũi Né, Hội An, Huế, Sapa, Đà Lạt.
- Đối với phát triển nguồn nhân lực cần xây dựng lực lượng lao động du lịch đáp ứng yêu cầu về chất lượng, hợp lý về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo để đảm bảo tính chuyên nghiệp, đủ sức cạnh tranh và hội nhập khu vực, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, đáp ứng nhu cầu xã hội; tập trung đào tạo nhân lực bậc cao, đội ngũ quản lý, hình thành lực lượng “máy cái” để thúc đẩy chuyển giao, đào tạo tại chỗ và đào tạo, huấn luyện theo yêu cầu công việc.
Lĩnh vực xúc tiến quảng bá cần tập trung đẩy mạnh và chuyên nghiệp hóa hoạt động xúc tiến quảng bá nhằm vào thị trường mục tiêu theo hướng lấy điểm đến, sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch làm đối tượng xúc tiến trọng tâm. Cơ quan xúc tiến du lịch quốc gia có vai trò chủ đạo trong việc hoạch định chương trình xúc tiến quảng bá quốc gia và huy động các tổ chức, doanh nghiệp chủ động tham gia theo cơ chế “cùng mục tiêu, cùng chia sẻ”
Lĩnh vực đầu tư phát triển du lịch cần tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm nâng cao năng lực và chất lượng cung ứng du lịch, tăng cường đầu tư cho kết cấu hạ tầng, xúc tiến quảng bá và xây dựng thương hiệu du lịch. Các chương trình ưu tiên cần tập trung đầu tư: Chương trình đầu tư hạ tầng du lịch; Chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch; Chương trình xúc tiến quảng bá du lịch; Chương trình phát triển thương hiệu du lịch; Đề án phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển; Đề án phát triển du lịch biên giới; Đề án phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái; Chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cả nước, quy hoạch phát triển du lịch theo vùng và khu du lịch quốc gia; Chương trình điều tra, đánh giá, phân loại và xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên du lịch và tài khoản vệ tinh du lịch. (TS. Hà Văn Siêu - Định hướng phát triển Du lịch Việt Nam trong giai đoạn tới –
website của tổng cục du lịch Việt Nam – 11/2/2010)
3.1.2 Phương hướng phát triển của khách sạn
Phương hướng phát triển của Palm Garden resort trong những năm tới là tiếp tục
phát triển và kinh doanh hiệu quả, không ngừng mở rộng số phòng ngủ cũng như các dịch vụ và giữ vững nguồn khách ổn định từ trước đến nay đồng thời mở rộng thị trường khách. Mục tiêu kinh doanh của resort luôn đi đôi với mục tiêu phát triển đời sống dân cư tại Hội An và đặc biệt là những dân cư lân cận resort và chú ý đến vấn đề bảo vệ môi trường, cảnh quang xung quanh resort và nhất là môi trường biển.
Phương thức đạt được mục tiêu: để đạt được những mục tiêu trên Palm Garden
resort đã triển khai những giải pháp cụ thể như điều chỉnh chiến lược giá sao cho phù hợp nhất, nâng cấp phòng ốc và trang thiết bị, đặt chất lượng phục vụ lên hàng đầu, tạo ra những gói sản phẩm đa dạng và phong phú cho mọi đối tượng khách hàng để có thể
đưa du khách có một kỳ nghỉ trọn vẹn nhất, hay các lễ hội ẩm thực mang đậm hương vị xứ Quảng, dịch vụ tiệc cưới, trò chơi cộng đồng,, đồng thời resort cũng không ngừng quảng bá tên tuổi của mình trên các phương tiện thông tin nhằm duy trì lượng khách đến với khu nghỉ mát. Có thể nói, mặc dù vẫn còn những khó khăn, nhưng mục tiêu của resort mong muốn tạo ra một sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng đích thực để có thể đem đến cho du khách một cảm nhận hoàn toàn khác khi đến với Palm Garden Resort.
Ngoài ra, resort luôn chú trọng đến yếu tố con người, với nụ cười thân thiện, lòng hiếu khách, cũng như sự nhiệt tình và chu đáo trong cách phục vụ, điều đó giúp Palm Garden Resort có một phong cách và dấu ấn riêng. Palm Garden Resort tận dụng những lợi thế và cơ hội của mình trong việc duy trì thị phần hiện có và phát triển thêm thị trường tiềm năng khác, tăng sức mạnh cạnh tranh bằng mảng xanh, bảo vệ môi trường, tiếp tục tạo ra sản phẩm hay gói dịch vụ hấp dẫn và độc đáo hơn để thu hút khách hàng.
3.1.3 Mục tiêu kinh doanh + Ngắn hạn:
- Đạt và vượt mức kế hoạch doanh thu, lợi nhuận mà khách sạn đề ra
- Nâng cao mức sống và tưởng thưởng cho công nhân viên tại khách sạn
- Cải thiện và nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ cho nhân viên
- Tăng tỉ trọng khách đến khách sạn trong tổng lượt khách đến Hội An, đặc biệt là thị trường khách chiến lược của khách sạn.
+ Dài hạn:
- Phấn đấu trong tương lai có thể tăng tổng lượt khách lên hơn 80.000 lượt
- Nâng cao hình ảnh thương hiệu của khách sạn trong tâm trí khách hàng
- Nâng cao vị thế cạnh tranh của khách sạn, tạo uy tín và sự bền vững của thương hiệu khách sạn
- Xây dựng hệ thống liên kết – hợp tác chiến lược với các hang lữ hành chuyên nghiệp, danh tiếng, nhằm tạo ra dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
- Cải thiện quy trình phục vụ tiêu chuẩn để tạo nên sự chuyên nghiệp và thuận tiện cho việc làm hài lòng tối đa khách hàng.
3.2 Ma trận SWOT
Cơ hội (O) Đe dọa (T)
- Hội An được đánh giá là một trong những điểm du lịch đa dạng và hấp dẫn trong nhiều năm
- Ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế toàn cầu, dịch bệnh, hàng hóa độc hại.
liền.
- Tỷ trọng khách du lịch quốc tế ngày càng tăng.
- Thị trường khách MICE ngày càng đông do hội nhập kinh tế.
- Tình hình chính trị ổn định, chính sách tạo điều kiện kinh doanh du lịch được chú trọng phát triển. - Tình hình cạnh tranh gay gắt giữ các khách sạn. - Tình trạng nóng lên toàn cầu gây nhiều biến đổi khí hậu.
- Xuất hiện tình trạng cò mồi trong tour guild, lôi kéo, tranh giành khách.
- Sản phẩm du lịch còn chưa thật độc đáo, hấp dẫn.
Điểm mạnh (S) W/O S/O
- Danh tiếng của khách sạn được nhiều du khách biết đến - Vị thế, cảnh quan trong khách sạn rất đẹp, tạo được ấn tượng mạnh - Chăm sóc khách hàng tốt, quan hệ đối tác rất chặt chẽ
- Đội ngũ nhân viên rất tích cực, nhiệt tình
- Đạt được nhiều giải thưởng danh tiếng thể hiện đẳng cấp 5 sao
Nên trọng dụng các nhân viên có thể biết 2 ngoại ngữ trở lên để khai thác tốt các lượt khách quốc tế, đặc biệt là khách đoàn, MICE Phát huy hết khả năng tiềm tàng của khách sạn để đem lại sự phục vụ tốt nhất dành cho du khách, tạo điều kiện mở rộng thị trường mới như khách ở thị trường châu Á: Hàn quốc, Thái lan,..
Điểm yếu (W) W/T S/T - Hệ thống quản trị trong khách sạn còn kém - Hoạt động Marketing còn chưa xứng với tầm cỡ khách sạn
- Thiếu các chuyên viên có khả năng ngoại ngữ như tiếng Pháp, Đức,Hoa…
- Sản phẩm dịch vụ chưa thực hấp dẫn du khách
- Chưa có công tác quản trị thương hiệu đúng
Nên xây dựng một hệ thống quản trị thương hiệu chuyên nghiệp để tạo sự đẳng cấp cho khách sạn, tiêu chuẩn hóa quy trình phục vụ. Xây dựng chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch tích cực. Nâng cao vị thế cạnh tranh, tránh cho khách sạn rơi vào cuộc chiến về giá. Thiết kế nhiều sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn hơn để thu hút du khách.
cách
Nhận xét: Qua phân tích mả trận ta nhận thấy, Palm Garden đã có được những thành công nhất định trong phương thức kinh doanh của mình, tuy nhiên để hoàn thiện hơn các tiêu chuẩn của một khách sạn đẳng cấp 5 sao thì đòi hỏi doanh nghiệp phải nỗ lực hơn, tích cực hơn về quản trị thương hiệu chuyên nghiệp, cũng như tiêu chuẩn hóa các quy trình và phong cách phục vụ chất lượng cao, xứng tầm. Điều đó sẽ đem lại nhiều cơ hội hấp dẫn cho doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay.