I. Khủng hoảng tài chính châ uÁ 1997
2.4. Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ đối với nền kinh tế Việt Nam
Cuộc khủng hoảng tài chính kéo dài đã phá vỡ các hoạt động kinh tế toàn cầu. Đối với Việt Nam, mặc dù hệ thống tài chính vẫn chưa bị ảnh hưởng nhưng sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu, thu hút vốn đầu tư, kiều hồi… đã bị tác động tương đối rõ. Kinh tế Việt Nam chịu tác động chủ yếu thông qua 02 kênh: Xuất khẩu giảm cả về
giảm. “Cơn địa chấn” khủng hoảng tài chính tồn cầu đã tác động đến kinh tế Việt Nam qua một số mặt:
Đối với hệ thống tài chính – ngân hàng.
Mặc dù chưa chịu tác động mạnh từ cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ vì hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu của hội nhập, nhưng trong ngắn hạn, do tác động trực tiếp của khủng hoảng tài chính, lợi nhuận của nhiều ngân hàng có thể giảm, thậm chí một số ngân hàng nhỏ có thể thua lỗ, nợ xấu tăng lên, nên hệ thống ngân hàng tài chính Việt Nam có nguy cơ bị ảnh hưởng trong một vài năm.
Đối với hoạt động xuất khẩu.
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường Mỹ giảm do cầu tiêu dùng tại thị trường Mỹ đang trên đà “trượt dốc”, mặt khác cạnh tranh trong xuất khẩu vào thị trường Mỹ khốc liệt hơn do một số nhà xuất khẩu giảm giá hàng xuất khẩu để tiêu thụ lượng hàng hoá xuất khẩu bị tồn đọng. Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, chiếm khoảng 20-21% kim ngạch xuất khẩu, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vào thị
trường Mỹ suy giảm sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chung của Việt Nam trong năm 2008, năm 2009 và cả năm 2010.
Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng cịn tuỳ thuộc vào tính chất của từng mặt hàng. Bên cạnh đó khủng hoảng tài chính Mỹ cũng tác động tiêu cực tới nhiều nền kinh tế khác trên thế giới, đặc biệt là EU và Nhật Bản –hai thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Do tác động của khủng hoảng, người dân tại các thị trường này cũng phải cắt giảm chi tiêu, theo đó nhu cầu nhập khẩu đối với hàng hố xuất khẩu của Việt Nam sẽ có xu hướng giảm.
Đối với vốn đầu tư của nước ngoài (kể cả trực tiếp lẫn gián tiếp)
Với tình hình khủng hoảng chi phí vốn trở nên đắt đỏ hơn và thị trường xuất khẩu có khả năng bị thu hẹp nên dịng vốn chảy vào Việt Nam bị giảm sút là khôgn tránh khỏi. Thêm vào đó, với hầu hết các dự án đầu tư nói chung và FDI nói riêng, phần vốn vay thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn đầu tư, nên khi các tổ chức tài chính, các ngân hàng gặp khó khăn, nhiều hợp đồng vay vốn sẽ khơng được ký kết
do các nhà đầu tư phải cân đối lại khả năng nguồn vốn, đảm bảo tài chính an tồn trong cuộc khủng hoảng này. Các dự án FDI mới được cấp phép sẽ gặp khó khăn nếu nhà đầu tư bị tổn thương lớn từ khủng hoảng. (Ví dụ: Nếu như năm 2008 Việt Nam đã thu hút gần 63 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (vốn đăng ký), giải ngân 12 tỷ USD, thì năm 2009 tình hình thu hút FDI đã trở nên khó khăn hơn, nhiều dự án đăng ký vốn hàng chục tỷ USD nhà đầu tư nước ngoài đã xin rút lui… Trong 5 tháng đầu năm 2009, vốn FDI chỉ đạt 6,3 tỷ USD. Đối với lượng kiều hối vào Việt nam, mặc dù năm 2008 lượng kiều hối đạt 8 tỷ USD tăng 60% so với năm 2007, nhưng với đà suy thoái kinh tế thế giới, lượng kiều hối năm 2009 giảm sút sẽ là điều chắc chắn).
Đối với hoạt động của TTCK
Khủng hoảng tài chính ngày càng ảnh hưởng rộng trên thị trường tài chính thế giới, theo đó các nhà đầu tư và các quỹ đầu tư nước ngồi sẽ gặp khó khăn hơn trong việc huy động vốn, hoặc có xu hướng thận trọng hơn trong quyết định đầu tư khi các thị trường lớn của họ đang gặp khó khăn. Việc họ cơ cấu lại danh mục đầu tư ở Việt Nam là điều có thể thấy trước.
Có thể các nhà đầu tư ngoại sẽ rút vốn khỏi thị trường Việt Nam để ứng cứu cho công ty mẹ tại các thị trường lớn, nhưng khả năng này là rất ít, một mặt vì lượng vốn đầu tư của mỗi nhà đầu tư ở thị trường Việt Nam là không nhiều và hiện Việt Nam vẫn được coi là địa điểm đầu tư an tồn có độ tin cậy cao. TTCK Việt Nam là một nơi có ưu thế đầu tư khi tình hình kinh tế vĩ mơ Việt Nam đang có chiều hướng tốt dần.
Trường hợp các nhà đầu tư nước ngồi bán hết chứng khốn, rút hết vốn đầu tư ra khỏi TTCK Việt Nam thì Việt Nam vẫn đủ dự trữ ngoại tệ để “bơm ra” ổn định thị trường. Cán cân thương mại Việt Nam năm 2008 dự báo thâm hụt 18 tỷ USD (khoảng 30%GDP) năm 2009 dự báo thâm hụt thương mại sẽ dao động trong khoảng 12 tỷ -15 tỷ USD hay 12-15% GDP, giảm 20% so với năm 2008.
Mặt khác cũng cần thấy rằng khủng hoảng tài chính ảnh hưởng đến một số lĩnh vực của Việt Nam như: xuất khẩu, nợ vay ngắn hạn của các ngân hàng, hoạt động của các tổ chức tài chính, tín dụng… Do đó các doanh nghiệp đang niêm yết trên TTCK sẽ không tránh khỏi tác động xấu, đặc biệt là doanh nghiệp xuất khẩu, theo đó giá cổ phiếu có thể sụt giảm.
Một số vấn đề khác cần quan tâm là khủng hoảng tài chính tác động mạnh mẽ đến tâm lý của các nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam, TTCK lập tức bị tác động xấu vì những lo ngại của các nhà đầu tư trong nước. Yếu tố tâm lý là khá quan trọng, vì vậy Việt Nam cần có những giải pháp, đặc biệt là thông tin, tuyên truyền đầy đủ để củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư; hạn chế những lo ngại thái quá làm ảnh hưởng xấu đến TTCK. Gần đây TTCK đã có những dấu hiệu khả quan hơn nhưng với diễn biến khó lường của suy thối kinh tế thế giới, tính ổn định của TTCK sẽ khó tránh khỏi gặp khó khăn.
Đối với thị trường BĐS
Thị trường BĐS có mối liên hệ mật thiết với thị trường vốn và tài chính. Hoạt động đầu tư kinh doanh BĐS đòi hỏi một lượng vốn rất lớn. Do khủng hoảng kinh tế nên tiềm lực tài chính của hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh BĐS của Việt Nam khá hạn hẹp, phần lớn phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài mà chủ yếu là vốn vay của các ngân hàng và tổ chức tín dụng. Đây là một khó khăn của doanh nghiệp kinh doanh BĐS trong điều kiện khủng hoảng tài chính.
Cuối năm 2007 tình trạng đầu cơ BĐS đã đẩy giá BĐS ở Việt Nam lên quá cao so với giá trị thực. Thị trường đã lên cơn sốt ảo, cầu ảo tăng cao. Bước sang năm 2008 và năm 2009 nền kinh tế Việt Nam vẫn gặp khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, buộc người dân phải giảm chi tiêu, thị trường BĐS đóng băng, giá BĐS đã giảm đến 40%, các doanh nghiệp kinh doanh BĐS rơi vào khó khăn, khơng bán được sản phẩm lại phải chịu lãi suất cao do chính sách thắt chặt tiền tệ làm lãi suất ngân hàng tăng cao, nhất là vào cuối năm 2008.
Giá BĐS giảm sẽ kéo theo tài sản ngân hàng cũng giảm theo, nợ xấu tăng lên làm cho cơ cấu vốn của ngân hàng đầu tư thương mại rơi vào tình thế bất lợi. Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính sẽ là bất lợi cho việc giải ngân vốn FDI ở Việt Nam đặc biệt là FDI trong lĩnh vực BĐS.