I. Khủng hoảng tài chính châ uÁ 1997
2.5. Một số giải pháp hạn chế tác động của cuộc khủng hoảng tài chính đến nền
kinh tế Việt Nam và những bài học kinh nghiệm
MỘT SỐ GIẢI PHÁP
Trước những tác động của khủng hoảng tài chính tồn cầu, Chính phủ Việt Nam đưa ra một loạt giải pháp để ngăn chặn, phòng ngừa những hậu quả khôn lường của “cơn bão tài chính”. Trước tình hình trên, Chính phủ đã có Nghị quyết 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội; tiếp theo là Quyết định 131/2009/QĐ-TTg ngày 23/01/2009 về hỗ trợ lãi suất 4% cho các doanh nghiệp và cá nhân vay vốn ngắn hạn nhằm giảm chi phí vốn để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Khơng lâu sau đó, ngày 4/4/2009 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 443/QĐ-TTg về việc cho vay hỗ trợ lãi suất cho cá nhân, tổ chức vay vốn trung, dài hạn bằng đồng Việt Nam để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, kết cấu hạ tầng tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm, tạo việc làm… Rất may là Việt Nam đã kịp thời áp dụng các biện pháp hợp lý để phòng vệ, chống bão ngay từ đầu. Các biện pháp ổn định kinh tế vĩ mô đã phát huy tác dụng, lạm phát giảm, tính thanh khoản giữa các ngân hàng được tăng cường, thanh khoản của thị trường được đảm bảo, thu hẹp cán cân thương mại, tăng cường ngân sách nhà nước, thắt chặt chi tiêu công, tăng dự trữ ngoại tệ.
Để ngăn chặn đà suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế trong thời gian khủng hoảng, cần tập trung thực hiện tốt một số giải pháp sau đây:
1. Tiếp tục thực hiện quyết liệt Nghị quyết 30/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ về các giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng, bảo đảm an sinh xã hội.
2. Tiếp tục thực hiện giải pháp về tài chính theo Nghị quyết 30/2008/NĐ-CP của Chính phủ, đồng thời tích cực chủ động triển khai các biện pháp tài chính bổ sung theo tình hình mới gồm: Rà sốt lại nhiệm vụ chi và sắp xếp lại cho phù hợp. Có phương án tìm nguồn bù đắp thâm hụt ngân sách, tăng cường các biện pháp chống thất thu. Chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh chủ trương xây nhà ở xã hội. Cần chuẩn bị các phương án kích cầu dự phịng trong trường hợp các giải pháp chưa đủ liều lượng để kích thích q trình phục hồi kinh tế.
3. Chính sách tiền tệ cơ bản là đúng hướng. Tuy nhiên, do khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu chưa có hồi kết, tình hình sẽ biến động liên tục nên về mặt liều lượng, phải bám sát diễn biến của thị trường. Trong trường hợp cần thiết phải hạ lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu cho phù hợp với tình hình lạm phát để thúc đẩy sản xuất trong nước. Bám sát tình hình thị trường để điều chỉnh dần tỷ giá theo hướng có lợi cho xuất khẩu. Triển khai kịp thời hướng dẫn thực hiện Quyết định số 443/QĐ- TTg ngày 04/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Nâng cao khả năng giám sát hệ thống để tránh rủi ro trong hoạt động tín dụng. NHNN chủ động giám sát các NHTM, tăng cường kiểm tra, kiểm tốn nội bộ, khuyến khích các NHTM tăng vốn để đảm bảo an toàn hệ thống.
4. Tăng cường chỉ đạo, giám sát chặt chẽ tình hình thực hiện các giải pháp kích cầu bù lãi suất, đảm bảo yêu cầu: đúng mục đích, thủ tục cho vay nhanh, có sự kiểm tra, kiểm soát thường xuyên, liên tục các dự án cho vay.
5. Đẩy mạnh giải ngân vốn xây dựng cơ bản, đặc biệt là vốn năm 2009, đồng thời xem xét ngay các điều kiện để ứng vốn năm 2010. Năm 2009, nguồn vốn đầu tư rất lớn và rất nhiều nguồn khác nhau, việc kiểm tra, đôn đốc giải ngân tốt sẽ là nhiệm vụ quan trọng góp phần tăng trưởng hiệu quả của đầu tư. Thắt chặt chi tiêu và đầu tư công, nghiên cứu chuyển đầu tư công sang cho khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh
hoặc vay nước ngoài. Đây cần xem như là chiến lược để khuyến khích các doanh nghiệp tập trung cho sản xuất và thị trường.
6. Nghiên cứu mở rộng thị trường xuất khẩu sang các thị trường mới. Kích thích phát triển thị trường trong nước. Đẩy mạnh việc chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại. Đổi mới cơ cấu mặt hàng xuất khẩu và thị trường xuất khẩu: Tập trung vào xuất khẩu những mặt hàng Việt Nam có lợi thế.
7. Chọn lọc nhập khẩu: Đây cũng là cơ hội để Việt Nam tranh thủ nhập khẩu các mặt hàng, công nghệ hiện đại mà các nước phát triển phải bán đi do kinh tế của họ khó khăn.
8. Tận dụng cơ hội để thu hút vốn đầu tư. Dòng vốn trên thế giới sẽ tập trung vào những nơi có mơi trường chính trị và kinh doanh ổn định. Việt Nam đang có lợi thế này và vì vậy cần tận dụng tốt cơ hội.
9. Có phương án cơ cấu lại nền kinh tế, đặc biệt là đổi mới và hoàn thiện thể chế, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực. Đẩy mạnh tiến trình cổ phần hố và cải cách khu vực DNNN.
10. Thành lập cơ quan giám sát hỗn hợp liên ngành để tăng cường giám sát các gói kích cầu, trong đó có gói kích cầu bằng hỗ trợ lãi suất đảm bảo hiệu quả, công khai, minh bạch.
11. Đẩy mạnh tiến trình cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, hiệu quả, minh bạch.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Có thể rút ra 3 bài học lớn từ cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ:
Thứ nhất, khơng có ngoại lệ và miễn dịch phá sản cho bất kỳ đại gia nào trong
cuộc chơi trên sân kinh tế thị trường. Nói cách khác, một doanh nghiệp dù lớn đến đâu, thâm niên dài bao nhiêu và trước đó có thành cơng như thế nào, cũng có thể sụp đổ nếu vi phạm luật chơi, mà cụ thể ở cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ hiện nay là vi phạm chuẩn cho vay bất động sản có sự dung túng của chính phủ…
Thứ hai, vai trị của cơng tác thơng tin, dự báo và giám sát, cảnh báo an toàn,
nhẹ trong bất luận trường hợp nào và vào thời điểm nào… ngồi ra, cần ln tỉnh táo với các tác động lan tỏa, dây chuyền của các sự biến kinh tế trên thị trường trong nước và quốc tế. Cần dập ngịi khủng hoảng từ khi nó cịn nhen nhúm, thay vì khi nó đã thành đám cháy mạnh và lan rộng, thì chi phí là khó đo lường, nhất là với một nước còn nghèo và các thiết chế thị trường cịn chưa phát triển, hồn thiện.
Thứ ba, nhà nước có vai trị khơng thể thiếu được và ngày càng to lớn trong
cuộc chiến với các chấn động kinh tế chu kỳ hoặc bột phát, nhất là khủng hoảng tài chính - ngân hàng, dù nó xảy ra khơng trực tiếp từ sai lầm của chính phủ hoặc trong khu vực kinh tế nhà nước… Tuy nhiên, sự can thiệp này phải tuân thủ các yêu cầu và lợi ích thị trường, khơng làm xấu đi sự ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm hài hịa các lợi ích, nhất là khơng đổ gánh nặng khủng hoảng lên người dân, người tiêu dùng. Sử dụng các công cụ nợ, biến nợ xấu thành chứng khốn có thể mua - bán trên thị trường nợ là một trong các lựa chọn cần thiết và hiệu quả trong trường hợp này và cho mục tiêu đó.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. File giáo trình chương 9: Khủng hoảng tài chính, Giáo trình Tài chính quốc tế trường Đại học Tài chính – Marketing
2. Website KHO TRI THUC SO.com https://khotrithucso.com/ : Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính Mỹ tới Việt Nam
3. Website Wikiwwand: https://www.wikiwand.com/, Khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ 2007-2009, Khủng hoảng tài chính châu Á 1997
4. Website 123doc: https://123docz.net/ , Bài giảng Tài chính quốc tế chương 5: Khủng hoảng nợ quốc tế
5. Website Dân kinh tế: http://www.dankinhte.vn/, Các mơ hình khủng hoảng kinh tế 6. https://fsppm.fulbright.edu.vn/cache/MPP7-553-LN05V-Khung%20hoang %20tai%20chinh--Do%20Thien%20Anh%20Tuan-2015-07-20-13033381.pdf 7. https://fsppm.fulbright.edu.vn/cache/MPP8-553-L05V-Cac%20ly%20thuyet %20khung%20hoang%20tai%20chinh--Do%20Thien%20Anh%20Tuan-2016-07-22- 08482675.pdf