Tổng quan về thị trường Nước giải khát Việt Nam

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHIẾN lược TRUYỀN THÔNG của nước NGỌT MIRINDA THUỘC CÔNG TY CÔNG TY TNHH nước GIẢI KHÁT SUNTORY PEPSICO VIỆT NAM (Trang 27 - 29)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THÔNG

2.1. Tổng quan về thị trường Nước giải khát Việt Nam

Với tốc độ tăng trưởng hàng năm của thị trường thức uống được dự báo là 6% đến năm 2020, ngành công nghiệp đồ uống tại Việt Nam là một trong những ngành hàng tiêu dùng nhanh tăng trưởng cao nhất. Tiêu thụ nước giải khát ước tính đạt 81,6 tỷ lít vào năm 2016 với triển vọng đạt 109 tỷ lít vào năm 2020.

2.1.1. Quy mô thị trường

Theo báo cáo tổng kết nhiệm kì 2011 – 2015 của Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát, đến nay cả nước có khoảng gần 1.833 cơ sở sản xuất nước giải khát các loại với sản lượng sản xuất năm 2015 đạt khoảng 4,8 tỷ lít. Hiện Việt Nam có các chủng loại sản phẩm nước giải khát, bao gồm: Nước khống, nước ngọt có ga, nước tăng lực, trà uống liền và nước hoa quả các loại. Trong đó, nước ngọt có ga chiếm tỷ phần 23,6% chỉ đứng sau trà uống liền chiếm 37,6%.

Biểu đồ 2.1.1: Thị phần nước giải khát tại Việt Nam năm 2014

Theo VietinBankSc, ngành nước giải khát Việt Nam ghi nhận tăng trưởng ấn tượng với mức tăng trưởng luỹ kế là 13,48% trong giai đoạn 2011-2014 cao hơn khá nhiều so với mức trung bình của nền kinh tế (năm 2015 GDP Việt Nam là 6,68%). Chưa dừng lại đó, thị trường nước giải khát của Việt Nam tăng bình quân 8,4% trong giai đoạn 2015- 2019 với quy mô doanh thu năm 2019 đạt hơn 123.558 tỉ đồng (khoảng 5,3 tỉ USD). Euromonitor dự báo năm 2020 doanh thu ngành nước giải khát đạt tới 5,8 tỉ USD và tăng trưởng bình quân giai đoạn 2020-2023 là 6,3%.

2.1.2. Phân tích xu hướng tiêu dùng và hành vi khách hàng

Người tiêu dùng Việt Nam đang chuyển sang tiêu thụ đồ uống có giá trị cao hơn, tạo ra những khoảng trống để thâm nhập vào các phân khúc đồ uống cao cấp.

Về sự cải thiện về hồ sơ nhân khẩu học, cần lưu ý rằng người tiêu dùng Việt Nam là những người có ý thức về sức khỏe nhất ở Đơng Nam Á nên họ ưu tiên hàng đầu tới các loại nước có nguyên liệu tự nhiên, ít đường, tốt cho sức khỏe với thành phần rõ ràng.

Với tỷ lệ dân số trẻ ngày một cao (ước tính khoảng trên 50% dân số Việt Nam dưới 30 tuổi), mức thu nhập được cải thiện và thói quen mua sắm thực phẩm chế biến sẵn ngày càng phổ biến. Họ dần ưa chuộng các sản phẩm sẵn có, dùng được ngay mà khơng phải tốn quá nhiều thời gian pha chế. Vì vậy, các sản phẩm nước ngọt đóng chai được người tiêu dùng ưa chuộng như trà sữa đóng chai, cà phê lon, nước hoa quả, sữa đậu nành.

Các sản phẩm nước ngọt có gas như: Coca-Cola, Pepsi cũng đáp ứng một phần không nhỏ nhu cầu người tiêu dùng đặc biệt trong các buổi tiệc, dịp lễ Tết.

2.1.3. Phân khúc thị trường

Việt Nam là quốc gia có dân số trẻ, với độ tuổi trong nhóm 15-54 tuổi chiếm gần hơn 62,2%; trong đó độ tuổi 15-40 được đánh giá là có nhu cầu cao nhất về các loại nước giải khát. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng, nhận thức của người tiêu dùng về yếu tố dinh dưỡng nằm trong các loại nước giải khát tăng lên, khiến cho tỉ trọng tiêu thụ nước giải khát có ga đang bị suy giảm.

Bên cạnh đó, cũng là sản phẩm chủ yếu dành cho giới trẻ, nước ngọt và nước ngọt có ga cũng đang dần chiếm được thị phần khá lớn và tăng trưởng ổn định chỉ sau cà phê.

Cùng với sự phát triển của đồ ăn nhanh tại Việt Nam trong những năm gần đây, đồ uống có ga, điển hình như Pepsi hay Coca Cola, đang phải cạnh tranh khốc liệt để giành sự quan tâm lựa chọn của khách hàng.

Không chỉ dừng ở việc tích cực đầu tư cho quảng cáo và định vị thương hiệu thông qua tất cả các kênh truyền thơng từ báo in, truyền hình đến internet, các hãng sản xuất đồ uống có ga này cũng đang nỗ lực thay đổi cả mẫu mã và bao bì đóng chai nhằm khác biệt hóa, thu hút khách hàng và tăng doanh thu bán hàng trong năm.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHIẾN lược TRUYỀN THÔNG của nước NGỌT MIRINDA THUỘC CÔNG TY CÔNG TY TNHH nước GIẢI KHÁT SUNTORY PEPSICO VIỆT NAM (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)