Tổng quan về công ty (nguồn: Công ty TNHH Shopee)

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1 THỰC TRẠNG về CHIẾN lược TRUYỀN THÔNG của SHOPEE (Trang 28 - 30)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

3.1. TỔNG QUAN VỀ CƠNG TY VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG

3.1.1. Tổng quan về công ty (nguồn: Công ty TNHH Shopee)

3.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Shopee là sàn giao dịch thương mại điện tử có trụ sở đặt tại Singapore, thuộc sở hữu của tập đoàn SEA (trước đây là Garena), được thành lập vào năm 2009 bởi Forrest Li. Shopee được giới thiệu lần đầu vào năm 2015 và hiện đã có mặt tại các quốc gia:

Singapore, Malaysia, Thái Lan, Đài Loan, Indonesia, Việt Nam, Philipines, Brazil. Vào năm 2015, Shopee được ra mắt tại Singapore với định hướng là sàn thương mại điện tử phát triển chủ yếu trên thiết bị di động, hoạt động như một mạng xã hội phục vụ nhu cầu mua bán mọi lúc, mọi nơi cho người dùng. Tích hợp hệ thống vận hành, giao nhận và hỗ trợ về khâu thanh toán, Shopee là bên trung gian giúp việc mua sắm trực tuyến dễ dàng và an toàn hơn cho cả bên mua và bên bán.

Mơ hình ban đầu của Shopee Việt Nam là C2C Marketplace - Trung gian trong quy trình mua bán giữa các cá nhân với nhau. Tuy nhiên, hiện nay Shopee Việt Nam đã trở thành mơ hình lai khi có cả B2C (doanh nghiệp đến người tiêu dùng). Shopee đã tính phí của người bán / hoa hồng và phí đăng bán sản phẩm.

Tính đến năm 2017, nền tảng này đã ghi nhận 80 triệu lượt tải ứng dụng, tại Việt Nam là hơn 5 triệu lượt. Sàn này hiện đang làm việc với hơn bốn triệu nhà cung cấp với hơn 180 triệu sản phẩm. Cũng trong quý 4 năm 2017, tổng giá trị hàng hóa của Shopee được báo cáo đạt 1,6 tỷ đô la Mỹ, tăng 206% so với năm trước. Tuy nhiên, tình trạng thua lỗ ở tập đoàn mẹ là SEA group cũng tăng đáng kể. Tập đồn này ghi nhận khoản lỗ rịng 252 triệu USD trong quý 4/2017, tăng 306% so với mức lỗ ròng 62 triệu USD của quý 4/2016.

Tập đoàn Sea Group vừa qua đã đệ đơn phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) trên sàn chứng khoán New York (NYSE) vào tháng 10/2017 với trị giá 1 tỷ đô la Mỹ. Tencent là tập đồn thụ hưởng chính của việc niêm yết Sea group với 39.7% cổ phần, trong khi Blue Dolphins Venture - một tổ chức riêng của nhà sáng lập Forrest Li - chiếm 15%. Cá nhân ông Li nắm giữ 20% và 10% còn lại thuộc sở hữu của Giám đốc Công nghệ Gang Ye.

Vào năm 2015, Shopee đã được trao giải thưởng "Khởi Nghiệp Của Năm tại Singapore" trong ấn bản thứ hai của tạp chí "Giải thưởng Vulcan", được đăng tải bởi nhà xuất bản số Vulcan Post của Singapore.

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Shopee trong thời gian từ 2018 đến 2021

Hình 3.3: Shopee đứng đầu bảng xếp hạng thương mại điện tử quý III/2020 do iPrice cơng bố (iprice.vn, no date)

Theo đó, lượng truy cập website trung bình mỗi tháng của Shopee đạt 62,7 triệu lượt, tăng 19% so với quý trước đó và 81% so với cùng kỳ 2019. Đây tiếp tục là một kỷ lục mới của Shopee, vượt qua mức cao nhất từ trước đến nay của sàn thương mại điện tử này vào quý trước đó và vượt qua đỉnh cao mà Lazada lập được hồi quý IV/2017.

Theo thống kê của iPrice Group, Shopee đã đứng đầu về lượng truy cập suốt 9 quý liên tiếp, kể từ khi vượt mặt Lazada hồi quý III/2018.

Trong khi đó, các đối thủ như Tiki và Lazada dù lượng truy cập đã có dấu hiệu phục hồi lần lượt ở mức 22,6 và 20,2 triệu lượt, nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn thấp, chỉ dưới 10% so với quý trước, từ đó nới rộng khoảng cách giữa Shopee với các nền tảng này.

Riêng Sendo thậm chí cịn sụt "hụt hơi" khi lượng truy cập website tiếp tục giảm sâu xuống 14,1 triệu lượt, thấp nhất kể từ khi iPrice đưa ra các con số thống kê. Đây là quý giảm thứ 4 liên tiếp của Sendo, sau khi từng lập đỉnh 30,9 triệu lượt trong quý III/2019.

Thậm chí, nếu tính gộp lượng truy cập website bình quân mỗi tháng của cả 3 sàn thương mại điện tử là Tiki, Lazada và Sendo mới chỉ đạt 56,8 triệu lượt, chỉ tương đương hơn 90% lượt truy cập của Shopee.

Theo nghiên cứu của Google và Temasek, thời gian sử dụng Internet trên các thiết bị di động tại Đông Nam Á là cao nhất trên khu vực, lên tới 3,6 giờ/ngày/người.

Nắm bắt được thói quen này, Shopee xác định thiết bị di động là “đấu trường” chính của thương mại điện tử. Người dùng ứng dụng có xu hướng trung thành hơn và chi nhiều tiền hơn cho mỗi đơn hàng so với người dùng web.

Đây chắc hẳn là lí do khiến Shopee khơng chỉ thống trị về lượng truy cập trên website mà còn đứng đầu về xếp hạng trên Android và iOS theo iPrice Group.

Theo báo cáo về nền kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á do Google, Temasek và Bain thực hiện, quy mô của ngành thương mại điện tử Việt Nam trong năm 2020 ước đạt 7 tỷ USD, tăng 46% so với năm 2019. Dự kiến đến năm 2025, quy mơ thị trường này có thể lên tới 29 tỷ USD. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn còn phức tạp, nhu cầu mua sắm online của người dân ngày càng cao.

Thực tế từ thống kê của Sách trắng Thương mại Điện tử cho thấy người dùng mua sắm trên website giảm mạnh từ 74% năm 2018 xuống còn 52% năm 2019. Ngược lại, người dùng mua qua ứng dụng tăng từ 52% lên 57%, tức mua qua app đã vượt mua trên website.

Mồi ngon ắt sẽ hút không ít thợ săn. Cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt hơn khi một vài cái tên quen thuộc cũng đang "lấn sân" sang thương mại điện tử như Grab hay Momo.

Điều này đòi hỏi Shopee hay bất kỳ một sàn thương mại điện tử nào khác cũng sẽ phải ln sáng tạo, tự làm mới mình để hấp dẫn khách hàng.

(Bnews.vn, 2020)

Hình 4.3: Biểu đồ tổng quan kết qua hoạt động của Shopee và Lazada (Shopeeplus.com, 2019)

Kết luận: công ty TNHH Shopee đã giành được vị trí sản xuất kinh doanh đứng đầu trong các trang thương mại điện tử tại Việt Nam nhờ cách nắm bắt thói quen tiêu dùng và sử dụng Internet của người tiêu dùng cùng với các chiến lược marketing như: flashsales hàng tháng, quảng bá khắp mọi trang mạng xã hội,…

3.1.1.2. Tầm nhìn và sứ mệnh của Shopee

Trang thương mại điện tử Shopee là một nền tảng phù hợp cho từng khu vực, khiến cho việc mua sắm trực tuyến trở nên dễ dàng, an tồn và nhanh chóng thơng qua sự hỗ trợ mạnh mẽ trong việc thanh toán và vận chuyển từ Shopee. Thành lập từ đầu năm 2015, đến nay ShopeeVietnam đã có gần 300 nhân viên.

Đội ngũ Shopee tin vào sức mạnh của sự chuyển đổi công nghệ. Khi mua sắm trên các thiết bị di động trở thành một hành vi thông thường, Shopee hướng tới mục tiêu liên tục nâng cao nền tảng của mình và trở thành điểm đến thương mại điện tử của khu vực được lựa chọn thơng qua việc tối ưu hóa liên tục sản phẩm và chiến lược tập trung vào người dùng.

Ứng dụng Shopee là ứng dụng mua sắm trên nền tảng đi động C2C (từ khách hàng đến khách hàng) đầu tiên, nơi người dùng có thể lướt, mua sắm và bán hàng. Dành riêng cho người dùng khu vực Đông Nam Á, Shopee mang lại những trải nghiệm dễ dàng, an toàn và tiện lợi.

Khi việc mua sắm trên thiết bị di động ngày càng trở nên phổ biến, Shopee liên tục đổi mới và nâng cao nền tảng của mình, để trở thành ứng dụng mua sắm số một đối với người dùng, đặc biệt với sự hỗ trợ của Garena Online cùng sứ mệnh "cung cấp những trải nghiệm tuyệt vời trên nền tảng Internet".

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1 THỰC TRẠNG về CHIẾN lược TRUYỀN THÔNG của SHOPEE (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)