Tổng quan về thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1 THỰC TRẠNG về CHIẾN lược TRUYỀN THÔNG của SHOPEE (Trang 30 - 32)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

3.1. TỔNG QUAN VỀ CƠNG TY VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG

3.1.2. Tổng quan về thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam

Tại Việt Nam internet chính thức xuất hiện năm 1997, đến năm 2003 thì Thương mại điện tử (TMĐT) được giảng dạy tại các trường đại học.

Thương mại điện tử là gì?

Thương mại điện tử hay cịn gọi là e-commerce, e-comm hay EC, là sự mua bán sản phẩm hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử như Internet và các mạng máy tính.

“TMĐT bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thơng tin số hố thơng qua mạng Internet”.

Theo Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN):

“TMDT là các giao dịch điện tử trên mạng Internet hoặc những mạng mở khác. Những giao dịch này có hai loại: Một là giao dịch bán dịch vụ và hàng hóa hữu hình. Hai là, giao dịch liên quan đến việc chuyển trực tiếp, trực tuyến các thông tin và dịch vụ, hàng hóa số hóa”

Tại Việt Nam, ngày 16/5/2013, Chính phủ ban hành Nghị định sơ 52/2013/NĐ-CP về TMĐT:

“Hoạt Động TMĐT là việc tiến hành một phần hoặc tồn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác”

(https://magenest.com/vi/thuong-mai-dien-tu-la-gi/, 2020)

Lợi ích của Thương mại điện tử Đối với doanh nghiệp

TMĐT sẽ giúp tiết kiệm chi phí, tạo thuận lợi cho các bên giao dịch. Bạn không phải thuê cửa hàng, nhân viên phục vụ, nhà kho. Bạn chỉ cần khoảng 10 triệu để xây dựng trang web bán hàng điện tử và hàng tháng bạn cần trả phí khoảng 1 triệu để vận hành trang web, cùng với chi phí quảng cáo sản phẩm, dịch vụ thì bạn đã sở hữu một kênh bán hàng tiếp cận toàn cầu rồi đấy.

Đối với người tiêu dùng

TMĐT mở rộng khả năng lựa chọn hàng hóa, dịch vụ và nhà cung cấp. Thêm vào đó khách hàng khơng bị giới hạn về địa lý hay thời gian, lựa chọn được hàng trăm thậm chí hàng nghìn nhà cung cấp dịch vụ, sản phẩm ở mọi lúc mọi nơi. Đối với xã hội: TMĐT tạo ra phương thức kinh doanh làm việc mới phù hợp với cuộc sống công nghiệp, hiện đại. Tạo ra sân chơi cho các doanh nghiệp và buộc họ phải đổi mới, sáng tạo, đưa ra những chiến lược kinh.

Thương mại điện tử tại Việt Nam

Với sự phát triển của Internet, 3G và các thiết bị di động, đặc biệt là smartphone cùng hàng ngàn thẻ ngân hàng phát hành mỗi ngày, TMĐT Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và bùng nổ trong những năm tới, khảo sát của Bộ công thương cho thấy hơn 70% người tiêu dùng thích mua sắm online.

Theo kết quả khảo sát, thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam năm 2017 đạt tốc độ tăng trưởng 25% so với năm trước, dự báo mức tăng trưởng này tiếp tục được duy trì

Điển hình như trong lĩnh vực bán lẻ trực tuyến, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu năm 2017 đạt mức 35%. Một số doanh nghiệp chuyển phát có quy mơ lớn tăng trưởng doanh thu từ 62-200%. Lĩnh vực thanh tốn theo đó cũng tăng cao.

Thơng tin từ Cơng ty cổ phần Thanh tốn quốc gia Việt Nam (NAPAS) cho thấy năm 2017 số lượng giao dịch trực tuyến thẻ nội địa tăng khoảng 50% so với 2016, trong khi giá trị giao dịch tăng tới 75%. Ở mảng tiếp thị trực tuyến, một số công ty có tốc độ tăng trưởng từ 100-200% trong năm 2017, đánh dấu sự tăng trưởng mạnh của nhóm doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tiếp thị liên kết.

Mạng xã hội và cơng cụ tìm kiếm là hai hình thức quảng cáo đem lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp với tỷ lệ lần lượt là 46% và 39%. Các vị trí tiếp theo thuộc về hình thức quảng cáo tin nhắn và ứng dụng di động (22%), báo điện tử (21%).

(TS. Nguyễn Đình Luận, no date)

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1 THỰC TRẠNG về CHIẾN lược TRUYỀN THÔNG của SHOPEE (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)