Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 59)

.3.3 Nguyên nhân của nhữ ng ại

2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan

Bên cạnh những ảnh hưởng chủ quan trên, về phía BIDV, dịch vụ thẻ cịn tồn tại những hạn chế là do một số nguyên nhân sau.

Thứ nhất, thói quen sử dụng tiền mặt của người dân khơng dễ thay đổi trong thời gian ngắn, đặc biệt đối với hầu hết những người nông dân, những người lớn tuổi ln có quan điểm “đồng tiền đi liền khúc ruột” và, ngại tiếp cận với các dịch vụ liên quan đến công nghệ hiện đại. Hoặc ở các vùng kinh tế mới phát triển, đa số người dân đã được trả lương qua thẻ, thì thẻ chỉ được dùng như cơng cụ nhận lương đơn thuần. Người dân chưa quen dùng thẻ thanh tốn, mà thay vào đó là sử dụng thẻ rút tiền mặt. Hơn nữa, trong đời sống thường ngày, việc chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu vẫn diễn ra ở chợ hay các điểm bán hàng nhỏ lẻ, những nơi mà thẻ thanh tốn khó có thể phát huy được tính năng ưu việt. Ngồi ra, thói quen sử dụng tiền mặt cịn xuất phát từ tâm lý ngại rủi ro, vấn đề mà cả hệ thống ngân hàng đang phải đối mặt về an ninh trong dịch vụ mạng.

Thứ hai, thu nhập bình quân của người dân nhìn chung cịn khá thấp. Với khoản thu vừa đủ chi tiêu trong tháng, do đó, nếu sử dụng thẻ, họ cũng sẽ rút hầu hết số dư trong thẻ để trang trải cho các khoản chi. Mặt khác, những người lao động có thu nhập thấp cũng cũng khơng đủ điều kiện để mở thẻ tín dụng.

Thứ ba, tính cạnh tranh trong việc phát triển dịch vụ thẻ của các ngân hàng khá căng thẳng. Hầu hết, các ngân hàng đã có kinh nghiệm phát triển dịch vụ này từ lâu, đã xây dựng và tạo lập được một cơ sở khách hàng vững mạnh với các dịch vụ, tiện ích đa dạng, linh hoạt theo nhu cầu của nhiều nhóm khách hàng khác nhau, trong khi BIDV mới gia nhập thị trường gần đây. Môi trường cạnh tranh khốc liệt là một trong những trở ngại đến khả năng phát triển dịch vụ thẻ, đặc biệt trong việc mở rộng các điểm chấp nhận thẻ mới.

Thứ tư, sự hợp tác giữa các cơ quan, đơn vị, tổ chức nhà nước cung ứng dịch vụ với hệ thống ngân hàng còn thiếu chặt chẽ. Đơn cử như việc nộp thuế, bảo hiểm hàng tháng, người dân vẫn được cung cấp số tài khoản của cục thuế hoặc cơ quan bảo hiểm để thanh

toán qua hệ thống ngân hàng, nhưng sau khi thanh tốn, người dân khơng được cấp biên lai hay hóa đơn tại thời điểm thanh tốn, mà chỉ có chứng từ ngân hàng làm cơ sở thể hiện việc thanh toán.

Thứ năm, cơ sở pháp lý còn thiếu đồng bộ và chưa hồn thiện, cịn nhiều khe hở cần khắc phục. Nhất là những quy định về việc mở thẻ tín dụng và cấp hạn mức tín dụng cho từng khách hàng. Hiện nay, với phương pháp thế chấp là tín chấp, một khách hàng có thể được cấp hạn mức tín dụng đến 50 triệu VND, và có thể mở nhiều thẻ tín dụng tại các ngân hàng khác nhau, chỉ cần chứng minh thu nhập hàng tháng đủ điều kiện do ngân hàng đặt ra. Ngoài ra, việc chuyển đổi VND sang ngoại tệ khi sử dụng thẻ ở nước ngồi cịn lỏng lẻo. Khách hàng có thể tự do rút tiền mặt bằng ngoại tệ mà không phải chịu sự chi phối của pháp lệnh ngoại hối, miễn số tiền sử dụng trong hạn mức được cấp. Trong trường hợp khách hàng khơng có ý định trở về nước, thì số tiền khách hàng sử dụng thông qua thẻ quốc tế cũng trở thành khoản nợ có thể mất vốn của ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Chương 2 của luận văn đã nghiên cứu thực trạng hoạt động phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, thông qua các chỉ tiêu như: quy mô các loại thẻ được phát hành, các doanh số liên quan đến hoạt động thẻ và doanh thu của thẻ trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2012. Trước khi phân tích các chỉ tiêu trên, luận văn đã phác họa sơ lược tình hình phát triển dịch vụ thẻ tại Việt Nam và hoạt động kinh doanh thẻ tại BIDV bằng vài nét về quy trình nghiệp vụ thẻ và các loại thẻ do BIDV phát hành và thanh toán.

Thơng qua việc phân tích, đánh giá số liệu thu thập được từ các nguồn thông tin đáng tin cậy, luận văn làm nổi bật những kết quả đạt được trong quá trình phát triển dịch vụ thẻ của BIDV, bên cạnh những hạn chế mà ngân hàng này đang đối mặt. Những mặt hạn chế đó do nhiều nhân tố tác động, một phần do điều kiện khách quan, một phần do các nguyên nhân xuất phát từ chính ngân hàng.

Để khắc phục những hạn chế trên, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ thẻ, chương 3 sẽ tiếp tục nghiên cứu theo hướng đưa ra các giải pháp thiết thực mà BIDV có thể áp dụng và một số đề xuất đối với các cơ quan chức năng.

CHƢƠNG 3- MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

3.1.ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA BIDV GIAI ĐOẠN 2011-2015 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN 2020

3.1.1.Định hƣớng phát triển chung

Hệ thống ngân hàng Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng và chịu tác động đa chiều từ những biến động của thị trường tài chính tồn cầu, đặc biệt sau thời điểm 01/01/2011, khi Việt Nam chính thức mở cửa tồn diện hoạt động ngân hàng theo cam kết gia nhập WTO. Để cạnh tranh với các ngân hàng nước ngồi, vốn có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và ngân hàng trong nước ngày càng trở nên năng động, BIDV phải xây dựng một định hướng riêng, một chiến lược phát triển vững chắc trong tương lai. Đó là nâng cao vai trò dẫn dắt, vị trí chủ đạo của BIDV trên thị trường với tư cách là một ngân hàng TMCP có vốn Nhà nước chi phối, có năng lực quản trị tiên tiến, có phạm vi và quy mơ hàng đầu, kinh doanh an toàn, hiệu quả. BIDV phấn đấu đến 2015 trở thành một trong hai ngân hàng đạt quy mơ và trình độ tương ứng với các ngân hàng khác trong khu vực về quản trị, công nghệ và khả năng cạnh tranh, có thương hiệu uy tín, phát huy vai trị là đối tác kinh tế lớn và tin cậy trong các mối quan hệ kinh tế quốc tế quan trọng trong quá trình hội nhập của Việt Nam. Cụ thể, BIDV có tầm nhìn trở thành Tập đồn tài chính ngân hàng có chất lượng, hiệu quả, uy tín hàng đầu Việt Nam, là một trong 5 ngân hàng hiệu quả hàng đầu Đông Nam Á.

Riêng về dịch vụ thẻ, BIDV đã đặt ra kế hoạch phát triển mạng lưới đến năm 2015. Mục tiêu đến cuối 2015, mạng lưới truyền thống của BIDV duy trì ở vị trí thứ 3, mạng lưới ATM vươn lên vị trí thứ 2 trong hệ thống ngân hàng thương mại. Theo đó, dự kiến đến 2015, BIDV sẽ có 1,736 máy ATM, tập trung phát triển tại hai khu vực trọng điểm là động lực phía Bắc và động lực phía Nam, đặc biệt hai thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh.

Hiện nay, BIDV đã bắt đầu thực hiện chiến lược phát triển đến năm 2020 và kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2011-2015, với sứ mệnh BIDV luôn đồng hành, chia sẻ và cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng hiện tại, tốt nhất cho khách hàng, cam kết mang lại giá trị tốt nhất cho các cổ đông, tạo lập môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện,

cơ hội phát triển nghề nghiệp và lợi ích xứng đáng cho mọi nhân viên, và là ngân hàng tiên phong trong hoạt động phát triển cộng đồng.

Trong đó về hoạt động dịch vụ, BIDV định hướng phải đảm bảo duy trì vị thế dẫn đầu về thu dịch vụ ròng trong hệ thống ngân hàng. Đẩy mạnh, tạo đột phá trong hoạt động dịch vụ trên cơ sở tập trung phát triển sản phẩm ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, có tính định hướng theo nhu cầu khách hàng. Phấn đấu đến năm 2015, thu dịch vụ ròng chiếm khoảng 17% tổng thu nhập hoạt động với mức tăng trưởng thu dịch vụ rịng bình qn tối thiểu ở mức 30%. Về hoạt động bán lẻ, mục tiêu của BIDV là phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ, nắm giữ thị phần lớn về dư nợ tín dụng, huy động vốn và dịch vụ bán lẻ trên thị trường. Đến năm 2015, tín dụng bán lẻ chiếm tỷ trọng 18% trên tổng dư nợ, huy động vốn dân cư chiếm trên 58% tổng huy động vốn, danh mục sản phẩm bán lẻ đa dạng, phong phú, cung cấp hầu hết mọi dịch vụ bán lẻ có trên thị trường Việt Nam. Về quản lý và phát triển mạng lưới, phát triển hệ thống mạng lưới để phục vụ hữu hiệu cho công tác huy động vốn, phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của BIDV. Đối với giá trị sản phẩm dịch vụ, BIDV định hướng trở thành ngân hàng dẫn đầu về giải pháp toàn diện, để tạo sự khác biệt thu hút khách hàng mục tiêu, thay vì chỉ cung cấp các sản phẩm thơng thường như các ngân hàng khác trên thị trường.

3.1.2.Định hƣớng về phát triển dịch vụ thẻ

3.1.2.1.Tình hình phát triển kinh tế xã hội

Kinh tế xã hội Việt Nam đang tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới, do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ cơng ở Châu Âu chưa được giải quyết. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của toàn xã hội, nền kinh tế dần hồi phục với tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, năm 2012 tăng 5.03% so với năm 2011, và 8 tháng đầu năm 2013 tăng 4.90% so với cùng kỳ năm 2012.

Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội sáu tháng đầu năm 2013 đạt 448.6 nghìn tỷ đồng, tăng 5.9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 20/6/2013 đạt 10,472.9 triệu USD, bằng 115.9% cùng kỳ năm trước. Riêng đối với lĩnh vực tài chính ngân hàng, nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục đầu tư vào một số ngân hàng của Việt Nam với quan điểm đầu tư dài hạn với việc cấp vốn cũng như hỗ trợ kỹ thuật.

Về mặt xã hội, dân số trung bình cả nước năm 2012 tăng 1.06% so với năm 2011 ước tính đạt 88.78 triệu người. Trong tổng dân số cả nước, dân số khu vực thành thị là 28.81 triệu người, chiếm 32.45% tổng dân số, tăng 3.3% so với năm trước, dân số khu vực nông thôn là 59.97 triệu người, chiếm 67.55%, tăng 0.02% so với năm 2011. Tỷ lệ chênh lệch giữa dân số thành thị và dân số nông thôn ngày càng thu hẹp. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2012 là 52.58 triệu người, tăng 2.3% so với năm 2011, tại thời điểm 01/7/2013 ước tính 53.3 triệu người, tăng 715.6 nghìn người so với tại thời điểm 1/7/2012. Trình độ dân trí ngày càng cao, tính đến hết tháng 6/2013, cả nước có 61/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

Ngoài ra, việc nước ta gia nhập WTO đã đánh dấu bước tiến mới, mở ra thời kỳ hội nhập về kinh tế, văn hóa, thu hút nhiều đầu tư, kèm theo đó là những thách thức. Từ 01/4/2007, các tổ chức tín dụng nước ngồi chính thức được phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Hiện nay, nước ta có 5 Ngân hàng thương mại nhà nước, 1 Ngân hàng chính sách, 34 Ngân hàng thương mại cổ phần, 50 chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, 4 Ngân hàng liên doanh với nước ngoài, 5 Ngân hàng nước ngồi, 18 cơng ty tài chính. Mức độ cạnh tranh ngày một gay gắt, đồng thời cũng mở ra cơ hội thay đổi tồn diện đối với dịch vụ ngân hàng nói chung, và dịch vụ thẻ nói riêng.

Bên cạnh đó, dịch vụ du lịch của Việt Nam đang trên đà khởi sắc. Khách quốc tế đến Việt Nam trong những tháng gần đây đã có dấu hiệu tích cực hơn, mặc dù mức tăng còn thấp do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Theo số liệu của tổng cục thống kê, trong sáu tháng đầu năm 2013, khách quốc tế đến nước ta ước tính đạt 3,540.4 nghìn lượt người, tăng 2.6% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi cả năm 2012 ước tính có 6,647.7 nghìn lượt khách đến Việt Nam, tăng 9.5% so với năm 2011, trong đó khách đến với mục đích du lịch, nghỉ dưỡng đạt 4,170.9 nghìn lượt người, tăng 7.3%; đến vì cơng việc 1,166 nghìn lượt người, tăng 16.2%; thăm thân nhân đạt 1,150.9 nghìn lượt người, tăng 14.3%.

3.1.2.2.Tiềm năng của thị trƣờng thẻ

Theo đề án thanh tốn khơng dùng tiền mặt của Chính phủ, dự đốn đến năm 2020, mức phát hành thẻ trong thanh toán đạt 30 triệu thẻ và 95% các trung tâm thương mại, nhà hàng, siêu thị… được lắp đặt các thiết bị chấp nhận thẻ. Tỷ lệ tiền mặt trên tổng phương tiện thanh tốn giảm cịn khoảng 15%.

Nước ta có những đặc thù như: dân số đông, cơ cấu dân số trẻ, dễ tiếp cận với những tiến bộ công nghệ, cộng thêm việc mở cửa hội nhập, những ảnh hưởng của văn hóa các nước trong khu vực và trên thế giới càng dễ du nhập vào Việt Nam, đặc biệt là thói quen thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Các yếu tố này sẽ là tiền đề cho sự bùng nổ thị trường thẻ trong thời gian tới.

Hơn nữa, dân số đô thị ngày càng đông, khoảng cách giữa nông thôn và thành thị ngày càng thu hẹp, mức chênh lệch giữa giàu và nghèo cũng giảm, thu nhập bình qn đầu người có xu hướng tăng, đời sống người dân từng bước được nâng cao. Theo Tổng cục Thống kê, GDP giá thực tế bình quân đầu người năm 2012 đạt 36.6 triệu đồng, ước tính năm 2013 sẽ đạt khoảng 40.8 triệu đồng. Nhờ đó, lượng người sẵn sàng đón nhận dịch vụ với cơng nghệ cao ngày càng tăng. Điều này hứa hẹn một thị trường đầy tiềm năng và thuận lợi cho ngành dịch vụ tài chính.

Bên cạnh đó, việc phát triển thẻ quốc tế cịn gắn với tiềm năng phát triển du lịch. Ngành du lịch phát triển sẽ tạo tiền đề cho dịch vụ thẻ, vì tạo được động lực giúp các ngân hàng thương mại cải tiến chất lượng thẻ thanh toán quốc tế, để đáp ứng nhu cầu chi tiêu, mua sắm của khách du lịch nước ngoài.

Ngoài ra, một khi kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu chi tiêu, du lịch, du học của người dân càng nhiều. Từ đó, nhu cầu thanh tốn bằng thẻ, đặc biệt là thẻ tín dụng quốc tế ngày càng có cơ hội phát huy các lợi điểm. Trong khi, hiện nay lượng thẻ quốc tế chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn. Vì vậy, việc tăng cường phát triển dịch vụ thẻ quốc tế được các ngân hàng thương mại đưa vào một trong những mục tiêu hàng đầu.

3.2.CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

3.2.1. Nhóm giải pháp do bản thân Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam tổ chức thực hiện

3.2.1.1.Bồi dƣỡng, đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ phát hành và thanh toán thẻ

Sự kiện thành lập Trung tâm thẻ tại khu vực miền Nam vừa rồi đánh dấu một bước đi mới trong lĩnh vực dịch vụ thẻ của BIDV. Trung tâm thẻ tại miền Nam ra đời không chỉ cải thiện thời gian xử lý công đoạn in, dập thẻ trong khâu phát hành thẻ, mà cịn hình thành một đội ngũ nhân viên chuyên trách, quản lý sát sao mảng dịch vụ thẻ tại khu vực miền Nam.

Tuy nhiên, lực lượng tại Trung tâm thẻ miền Nam hiện còn mỏng, chủ yếu được trưng tập từ các bộ phận khác của chi nhánh, cộng thêm tuổi đời khá trẻ, nên năng lực, trình độ chun mơn cũng như kinh nghiệm về thẻ vẫn còn hạn chế ở mức độ nhất định.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w