Giải pháp hoàn thiện pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu Pháp luật về tranh chấp lao động và thực tiễn giải quyết tranh chấp lao động tại Công ty Cổ phần Xi măng Cẩm Phả (Trang 68 - 72)

3.1 .1Định hướng hoàn thiện pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất

3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất

Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung quy định về cấp GCN QSDĐ.

Cần bổ sung vào khoản 2 Điều 8 LĐĐ năm 2013 quy định cấp GCN QSDĐ cho HGĐ theo hướng trường hợp thửa đất thuộc quyền sử dụng của HGĐ thì cấp

một GCN ghi tên đại diện HGĐ trên GCN và trao cho người đại diện HGĐ. Trường hợp các thành viên của HGĐ có chung QSDĐ của hộ có nhu cầu thì ghi đầy đủ tên thành viên của HGĐ trên GCN và trao cho người đại diện.

Việc xác định các thành viên của HGĐ có chung QSDĐ của họ để ghi tên trên GCN do các thành viên của HGĐ tự thỏa thuận và được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật quy định như trên vừa kể theo quy định hiện hành nhằm đảm bảo tính ổn định của pháp luật, đồng thời tạo hướng mở nhằm cá thể hóa QSDĐ của HGĐ.

Đồng thời, quy định xử lý chuyển tiếp theo hướng GCN đã cấp cho HGĐ trước ngày LĐĐ năm 2013 có hiệu lực thi hành thì khơng phải đổi sang GCN ghi tên các thành viên có chung QSDĐ. Trường hợp người SDĐ có nhu cầu ghi đầy đủ các thành viên có chung QSDĐ của hộ trên GCN. Mục đích của quy định này nhằm: i) Tránh phát sinh tranh chấp trong giao dịch QSDĐ của hộ; ii) Nhà nước bảo hộ cho người có chung QSDĐ của hộ, làm minh bạch QSDĐ của các thành viên của hộ; iii) Tạo cơ chế chủ động cho các thành viên HGĐ trong việc lựa chọn ghi tên người SDĐ trên GCN.

Bên cạnh đó, cần bổ sung các quy định về thủ tục cấp GCN QSDĐ đối với các thửa đất khơng có giấy tờ.

Việc để lại thừa kế đối với đất nông nghiệp chưa được cấp GCN QSDĐ đang là một vướng mắc vì đất chưa được cấp GCN QSDĐ sẽ không đủ điều kiện để lại thừa kế. Hiện nay, Nghị định 01/2017/NĐ-CP đã bổ sung 5 trường hợp được cấp GCN QSDĐ khu đất khơng có giấy tờ tuy nhiên trên thực tế việc cấp GCN đối với đất nơng nghiệp vẫn cịn tồn tại nhiều trường hợp do nguồn gốc đất hoặc không đủ điều kiện cấp GCN QSDĐ. Vì vậy, thực tế nhiều HGĐ, cá nhân người SDĐ nông nghiệp đã nộp hồ sơ để cấp GCN nhưng vẫn chưa được cấp GCN QSDĐ thừa kế QSDĐ nơng nghiệp trong trường hợp khơng có giấy tờ thì gặp khó khăn khi khai nhận thừa kế, chia thừa kế vì khơng đủ điều kiện để lại di sản thừa kế. Thực tế, nhiều thửa đất nông nghiệp chưa sang tên được cho người được thừa kế vì chưa có GCN QSDĐ. Đối với đất nông nghiệp chưa được cấp GCN QSDĐ khơng đủ điều kiện để lại thừa

kế Chính phủ cần bổ sung quy định hướng dẫn về cấp GCN QSDĐ đối với các thửa đất nơng nghiệp khơng có giấy tờ để người SDĐ có cơ sở để lại thừa kế QSDĐ.

Thứ hai, cần sửa chữa, bổ sung, thống nhất quy định việc đểlại thừa kế QSDĐ

phải được công chứng, chứng thực và đáp ứng điều kiện về diện tích tối thiểu tách thửa. Tại khoản 3 Điều 167 LĐĐ 2013 quy định: Văn bản về thừa kế QSDĐ, QSDĐ và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự. Theo Luật Công chứng, di chúc phải được cơng chứng để đảm bảo tính hợp pháp đối với diện tích đất để lại thừa kế. Bộ luận Dân sự quy định di chúc có thể cơng chứng, chứng thực theo Điều 635. Di chúc có cơng chứng hoặc chứng thực. Người lập di chúc có thể u cầu cơng chứng hoặc chứng thực bản di chúc.

Quy định này cần có sửa đổi theo hướng sửa Bộ luật Dân sự với quy định. Người lập di chúc có thể u cầu cơng chứng hoặc chứng thực trừ trường hợp bắt buộc phải công chứng khi lập di chúc về QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở. Người SDĐ để lại di chúc viết tay, khơng có cơng chứng nên đa số di chúc để lại thừa kế đất nơng nghiệp khơng có hiệu lực thực hiện.

Thứ ba, cần sửa đổi quy định về thừa kế đất nông nghiệp

Về đối tượng thừa kế đất nơng nghiệp: Đối với đất trồng lúa thì nhà nước có chính sách bảo vệ đất trồng lúa, hạn chế chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nơng nghiệp. Vì vậy khi để lại thừa kế QSDĐ trồng lúa người hưởng thừa kế cần tiếp tục sử dụng đúng mục đích đất trồng lúa. Theo khoẻn 30 Điều 3. HGĐ, cá nhân đã được nhà nước giao, cho thuê, công nhận QSDĐ nông nghiệp, nhận chuyển QSDĐ nông nghiệp và có nguồn gốc thu nhập ổn định từ sản xuất nơng nghiệp trên đất đó. Đối với để lại thừa kế QSDĐ trồng lúa là cá nhân, thành viên trong hệ trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Đối với thành viên trong hộ nhưng đi làm việc khác hoặc làm cơng chức thì được hưởng giá trị phần thừa kế. Đối với việc để lại thừa kế đất trang trại cũng đặt ra nếu người được thừa kế khơng có khả năng tiếp tục điều hành quản lý trang trại thì cần có quy định về hướng thừa kế khơng có khả năng tiếp tục điều hành quản lý trang trại thì cần có quy định về hướng thừa kế cụ thể đối với người thừa kế đất trang trại.

Về thời hạn SDĐ nơng nghiệp: Thừa kế QSDĐ có liên quan đến thời hạn SDĐ. Tại điều 126 LĐĐ 2013 quy định thời hạn SDĐ nông nghiệp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản là 50 năm. Với thời hạn SDĐ càng dài, càng an tồn thì người nơng dân sẽ càng có cơ hội thu lại thành quả đầu tư vào đất của mình nhiều sơn, lâu hơn và ổn định hơn. Trong khi đó, với điều kiện kinh tế - xã hội hiện tại của thế giới nói chung và nước ta nói riêng là tập trung cho CN hóa và đơ thị hóa, diện tích đất nơng nghiệp giảm nhiều, chất lượng đất suy giảm và hậu quả của biến đổi khí hậu, đầu tư vào đất là một yêu cầu hàng đầu và tất yếu để nâng cao năng suất cũng như hiệu quả của sản xuất nông nghiệp. Nhà nước cần có những điều chỉnh hơn nữa về pháp luật, đặc biệt là thời hạn SDĐ bên cạnh những điều chỉnh khác. Hiện một thửa đất nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thời hạn là 50 năm, quy định này dẫn đến việc các hộ dân chỉ muốn cho thuê lại 10 năm, 20 năm. Trong khi đó, chu kỳ tài sản của doanh nghiệp thường dài, nếu chỉ 50 năm là ngắn đối với chu kỳ sản xuất thứ hai trở đi. Với nhiều hộ nông dân khi sản xuất nông nghiệp chưa hiệu quả sẽ cho thuê ruộng.

Với thực tế như trên cho thấy nhiều hộ nông dân muốn cho doanh nghiêp thuê đất nhưng chỉ trong thời gian 10 năm hoặc đến 20 năm với doanh nghiệp thì khoảng thời gian trên là ngăn để đầu tư vào đất và thu hồi vốn đối với dự án nơng nghiệp chất lượng cao ví dụ trồng rau sạch, trồng hoa tươi,… Đa số nông dân ở nước ta là HGĐ, cá nhân sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, với nhiều hạn chế về vốn và diện tích đất. Họ cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn và ổn định hơn từ nhà nước so với các doanh nghiệp, công ty nông nghiệp. Một trong những hỗ trợ đó là việc giao đất với thời hạn dài hơn bởi vì như đã nêu ở trên, thời hạn SDĐ ảnh hưởng đến sự an tồn của quyền đất đai.

Vì vậy, nên sửa đổi quy định về thời hạn sử dụng đối với pháp luật đất nông nghiệp là ổn định, lâu dài đối với đất nông nghiệp cũng như các loại đất phi nơng nghiệp để tạo tâm lý ổn định, gắn bó với đất nơng nghiệp để người dân làm nông nghiệp đầu tư vào đất và phát huy hiệu quả sử dụng dất. LĐĐ nên sửa đổi thời hạn SDĐ nông nghiệp là ổn định, lâu dài đối với đất nông nghiệp hoặc quy định thời

hạn đến 70 năm để tạo tâm lý ổn định, gắn bó với đất nơng nghiệp để người dân làm nông nghiệp đầu tư vào đất và phát huy hiệu quả SDĐ.

Thứ tư, tiến tới quy định cho người Việt Nam định cư ở nước ngồi có những

quyền và nghĩa vụ trong hoạt động SDĐ giống như cá nhân trong nước. Bởi lẽ người Việt Nam định cư ở nước ngồi là một bộ phận khơng thể tách rời của cộng đồng người Việt nên ghi nhận các quyền và nghĩa vụ giống như các chủ thể trong nước là hoàn toàn hợp lý. Theo quy định của LĐĐ 2013 tại điều 179 quy định 9 đối tượng được để lại thừa kế QSDĐ trong đó chua có người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Hiện nay, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng người nhận thừa kế trong trường hợp thuộc đối tượng sở hữu nhà tại Việt Nam, chỉ được để lại thừa kế nhà ở theo điều 186 LĐĐ 2013. Để mở rộng hơn nữa quyền để lại thừa kế của người Việt Nam định cư ở nước ngoài cần bổ sung quy định pháp luật cho phép để lại thừa kế đối với nhiều trường hợp như cá nhân,HGĐ trong nước để thu hút việc đầu tư SDĐ, thu hút nguồn ngoại tề và định hướng họ định cư lâu dài ở quê hương.

Vì vậy, cần bổ sung quy định cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần được nhận thừa kế. Hiện nay theo quy định của LĐĐ 2013 người Việt Nam định cư ở nước ngoài trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê được sang nhượng QSDĐ, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, góp vốn bằng QSDĐ nhưng pháp luật chưa trao cho họ quyền để lại thừa kế QSDĐ trong thời hạn SDĐ. Đay là một điểm cần bổ sung tăng thêm quyền và nghĩa vụ là cần thiết và hợp lý để hướng tới mục tiêu hoàn thiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhằm hướng tới việc xác lập khung pháp lý đồng bộ, cơng bằng bình đẳng cho mọi đối tượng SDĐ trong việc tiếp cận đất đai một cách dễ dàng để sử dụng vào nhiều mục đích sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Pháp luật về tranh chấp lao động và thực tiễn giải quyết tranh chấp lao động tại Công ty Cổ phần Xi măng Cẩm Phả (Trang 68 - 72)