Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thừa kế quyền sử dụng

Một phần của tài liệu Pháp luật về tranh chấp lao động và thực tiễn giải quyết tranh chấp lao động tại Công ty Cổ phần Xi măng Cẩm Phả (Trang 72 - 81)

3.1 .1Định hướng hoàn thiện pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất

3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thừa kế quyền sử dụng

dụng đất tại Tòa án nhân dân các cấp tỉnh Quảng Ninh

Thứ nhất, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến

Chúng tôi cho rằng, muốn nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thừa kế QSDĐ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nói chung và tại các Tịa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh nói riêng thì trước tiên phải tun truyền, nâng cao nhận thức về pháp luật đất đai cho người dân và đội ngũ cán bộ, thẩm phán của các Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh. Cụ thể:

Một là, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự chỉ đạo của UBND các cấp, sự phối hợp của mặt trận tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể quần chúng từ huyện, thị xã đến xã, phường trong đẩy mạnh việc tuyên truyền phổ biến, nâng cao nhận thức về pháp luật đất đai nói chung và các quy định về thừa kế QSDĐ nói riêng tới đơng đảo quần chúng nhân dân trong huyện, thị.

Hai là, củng cố, kiện toàn về tổ chức nguồn lực của Hội đồng tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật của huyện, thị để tổ chức này thực hiện tốt vai trò tham mưu cho các cấp ủy Đảng, UBND các cấp trong việc đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả cơng tác tun truyền, phổ biến pháp luật T nói chung và pháp luật đất đai nói riêng.

Ba là, trước mắt tập trung tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức pháp luật đất đai cho người dân ở các xã vùng sâu, vùng xa trong huyện, thị ít có cơ hội tiếp cận về thông tin, pháp luật đất đai. Bên cạnh đó, thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng, các buổi nói chuyện pháp luật cho đội ngũ cán bộ, cơng chức thực thi pháp luật về thừa kế QSDĐ của tỉnh Quảng Ninh. Trongđó đặc biệt chú trọng nâng cao nhận thức pháp luật về thừa ké QSDĐ cho đội ngũ cán bộ địa chính các cấp, đội ngũ thẩm phán, cán bộ công tác ở ngành Tịa án, ngành kiểm sốt, ngành thanh tra.

Bốn là, Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh cần xây dựng và thực hiện giám sát chuyên đề về tình hình áp dụng pháp luật về thừa kế QSDĐ tại các tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh.

Thứ hai, nâng cao hiệu quả công tác xét xử, giải quyết các tranh chấp, khiếu

kiện về thừa kế QSDĐ của các Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh.

Một trong những nội dung áp dụng pháp luật về thừa kế QSDĐ là công tác xét xử, giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện vê thừa kế QSDĐ. Để nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thừa kế QSDĐ tại các Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh thì

khơng thể khơng nâng cao chất lượng công tác xét xử, giải quyết các tranh chấp về vấn đề này với một số giải pháp chủ yếu sau:

Một là, củng cố và kiện tồn các tổ chức hịa giải tại thơn, xóm, bản đi đơi với việc thường xuyên bồi dưỡng nâng cao năng lực, kỹ năng và nhận thức pháp luật cho tổ viên tổ hòa giải ở cơ sở. Bên cạnh đó, UBND huyện, thị cần cân đối ngân sách hoặc tìm kiếm nguồn vốn để có chế độ đãi ngộ nhằm động viên tổ hòa giải ở cơ sở thực hiện tốt vai trò hòa giải các tranh chấp, khiếu kiện về đất đai nói chung và tranh chấp, khiếu kiện về thừa kế QSDĐ nói riêng.

Hai là, cần xây dựng quy chế thực hiện hòa giải tranh chấp, khiếu kiện về thừa kế QSDĐ do UBND các xã, thị trấn thực hiện UBND tỉnh Quảng Ninh cần chỉ đạo Phòng Tư pháp, phịng Tài ngun và Mơi Trường, Thanh tra huyện, thị, UBND các xã, phường có kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn thường xuyên nhằm nâng cao năng lực, kiến thức pháp luật đất đai, pháp luật dân sự,vvv… và kỹ năng cho các cán bộ được giao thực hiện hòa giải tranh chấp về kế thừa QSDĐ ở các xã, phường.

Ba là, các Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh cần tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, kiến thức chuyên môn đi đôi với bồi dưỡng, giáo dục phẩm chất đạo đức cho đội ngũ thẩm phán, cán bộ thư ký tòa, hội thẩm nhân dân bảo đảm thực hiện tốt công tác xét xử các tranh chấp về thừa kế QSDĐ theo phương châm “khách quan, công minh, đảm bảo đúng pháp luật”.

Bốn là, khi phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật trong thực thi các quy định về thừa kế QSDĐ, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của tỉnh Quảng Ninh cần xử lý nhanh chóng, kịp thời, nghiêm minh và đúng pháp luật khơng để xảy ra tình trạng bao che, dung túng nhằm tạo sự tin tưởng của nhân dân vào sự nghiêm minh của pháp luật.

Thứ ba, Tòa án nhân dân các cấp tỉnh Quảng Ninh cần chủ động phối hợp với

Phịng Tài ngun và Mơi trường huyện, thị, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai xây dựng cơ chế cung cấp, chia sẻ thông tin, hồ sơ dữ liệu về đất đai do các cơ quan này quản lý lưu giữ phục vụ yêu cầu của công tác xét xử, giải quyết các vụ việc tranh chấp về thừa kế QSDĐ.

Thứ tư, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh cần thường xuyên tổ chức các lớp

bồi dưỡng, chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng, nghiệp vụ xét xử cũng như đường lối giải quyết các vụ việc tranh chấp về thừa kế QSDĐ nói chung và tranh chấp về thừa kế QSDĐ nói riêng cho đội ngũ cán bộ, thẩm phán, thư ký tòa trên địa bàn tỉnh (trong đó có các cán bộ, thẩm phán, thư ký tòa của các Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh) nhằm giải đáp các thắc mắc, vướng mắc phát sinh trong quá trình thụ lý, giải quyết vụ việc. Đồng thời, góp phần trau dồi kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ về xét xử và nâng cao năng lực, trình độ chun mơn cho đội ngũ cán bộ, thẩm phán.

Thứ năm, Tòa án nhân dân các cấp tỉnh Quảng Ninh chủ động xây dựng kế

hoạch để tổ chức trung tâm hòa giải tại tòa án theo chủ trương của TAND tối cao với lộ trình thời gian cụ thể, có kế hoạch xây dựng, bồi dưỡng về kỹ năng hòa giải, nghiệp vụ hòa giải, điều kiện, số lượng các hòa giải viên, quyền và nghĩa vụ của giáo viên kiến thức, pháp luật nói chung và pháp luật đất đai nói riêng, vv,,, cho các hịa giải viên, Điều này góp phần vào sự thành cơng, hoạt động có hiệu quả của trung tâm hịa giải tại TAND khi được thành lập,..

Tiểu kết Chương 3

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu tại Chương 1 và Chương 2, Chương 3 của Luận văn đã đưa ra những định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về thừa kế QSDĐ và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thừa kế QSDĐ tại Tòa án nhân dân các cấp tỉnh Quảng Ninh.

Định hướng hoàn thiện pháp luật về thừa kế QSDĐ và nâng cao hiệu quả áp dụng tại Tòa án nhân dân các cấp tỉnh Quảng Ninh tập trung vào một số vấn đề chủ yếu sau đây: Hoàn thiện pháp luật về thừa kế QSDĐ cần dựa vào sự tổng kết thực tiễn thi hành tại Tòa án nhân dân các cấp tỉnh Quảng Ninh; Hoàn thiện chế định về thừa kế QSDĐ cần bảo đảm sự tương thích với những chế định khác của LĐĐ mà còn với các quy định của BLDS năm 2015; Hoàn thiện pháp luật về thừa kế QSDĐ cần chú trọng xem xét đến tính hợp lý của án lệ, đến các yếu tố tích cực của quy tắc đạo đức, hương ước, quy ước, luật tục, phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của người dân, của cộng đồng trong việc để thừa kế tài sản.

Dựa trên những định hướng chủ yếu và định hướng cơ bản nêu trên, Luận văn đã đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về thừa kế QSDĐ cũng như nâng cao hiệu quả áp dụng tại Tòa án nhân dân các cấp tỉnh Quảng Ninh.

KẾT LUẬN

1. Thừa kế là một chế định quan trọng của BLDS năm 2015 nhằm bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp về tài sản của cơng dân ở nước ta, do tính chất đặc thù của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai. Người dân khơng có quyền sở hữu đối với đất đai nhưng bù lại họ được Nhà nước - đại diện người sử dụng đất - giao dất, cho thuê đất hoặc công nhận QSDĐ ổn định lâu dài, pháp luật cũng cho phép họ có quyền để thừa kế QSDĐ. Đây là một đảm bảo pháp lý quan trọng cho việc ổn định tình hình đất đai và khuyến khích người sử dụng đất gắn bó lâu dài với đất đai, đầu tư, bồi bổ, cải tạo nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Tuy nhiên khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, do sự tác động của các quy luật khách quan của kinh tế thị trường thì đất đai ngày càng trở lên có giá. Tranh chấp về QSDĐ nói chung và tranh hấp về thừa kế QSDĐ nói riêng xảy ra là điều khó tránh khỏi. Để giải quyết nhanh chóng, dứt điểm và có hiệu quả các tranh chấp này đỏi hỏi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải hiểu và áp dụng đúng các quy định của pháp luật về thừa kế QSDĐ.

2. Mặc dù, Quảng Ninh là tỉnh có diện tích rộng lớn, tốc dộ phát triển kinh tế nhanh, vì thế mà tranh chấp về thừa kế QSDĐ nói chung và tranh chấp về thừa kế QSDĐ trong thời gian gần đây có xu hướng gia tăng về số lượng cũng như tính chất gay gắt, phức tạp. Thời gian qua, Tòa án nhân dân các cấp tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong việc áp dụng pháp luật đất đai nói chung và các quy định về thừa kế QSDĐ nói riêng trong xét xử các tranh chấp, khiếu kiện đất đai. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả thì việc giải quyết tranh chấp về thừa kế QSDĐ bằng pháp luật tại Tòa án nhân dân các cấp tỉnh Quảng Ninh cịn bộc lộ nhiều thiếu sót, bất cập.

3. Dựa trên định hướng hoàn thiện pháp luật về thừa kế QSDĐ và nâng cao hiệu quả áp dụng tại Tòa án nhân dân các cấp tỉnh Quảng Ninh, Chương 3 luận văn đề xuất một số giải pháp góp phần hồn thiện pháp luật về thừa kế QSDĐ như: sửa đổi bổ sung quy định về cấp GCN quyền sử dụng; quy định việc để lại thừa kế QSDĐ phải được công chứng, chứng thực và đáp ứng điều kiện về diện tích tối thiểu tách thửa; quy định về thừa kế đất nông nghiệp; quy định cho người Việt Nam

định cư ở nước ngồi có những và nghĩa vụ trong hoạt động sử dụng đất giống như cá nhân trong nước và các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thừa kế QSDĐ tại Tòa án nhân dân các cấp tỉnh Quảng Ninh như: Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phố biến pháp luật đất đai nói chung và các quy định về thừa kế QSDĐ nói riêng; Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ xét xử, năng lực, trình độ chun mơn, sự biểu biết pháp luật cho cán bộ, thẩm phán, thư ký của Tòa án nhân dân các cấp tỉnh Quảng Ninh; xây dựng cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin, cơ sở dữ liệu, hồ sơ địa chính giữa Tịa án nhân dân các cấp tỉnh Quảng Ninh với phịng Tài ngun và Mơi trường, Thanh tra huyện, thị và chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện, thị nhằm cung cấp thông tin, giấy tờ về nhà đất. Phục vụ nhu cầu xét xử, giải quyết tranh chấp về thừa kế QSDĐ; Nâng cao hiệu quả công tác xét xử, giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện về thừa kế QSDĐ.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Anh (2012), pháp luật về thừa kế QSDĐ Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội;

2. Đỗ Văn Đại (2009), Luật thừa kế Việt Nam bẩn da và bình luận, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội;

3. Đỗ Văn Đại (2010), Tuyển tập các bản án, quyết định của Tòa án Việt Nam về QSDĐ, Nxb Lao động, Hà Nội;

4. Trần Văn Hà (2017), pháp luật về thừa kế QSDĐ từ thực tiễn xét xử tại Tóa án ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ học, Học viện khoa học xã hội, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam;

5. Phạm Thị Bích Hảo (2020), pháp luật về thừa kế QSDĐ và vấn đề áp dụng trong thực tiễn, Luận văn thạc sĩ, Đại học Luật Hà Nội;

6. Nông Thị Hằng (2020), pháp luật về thừa kế QSDĐ và thực tiễn áp dụng tại Tòa án nhân dân huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, Luận văn thạc sĩ, Đại học Luật Hà Nội;

7. Trần Thu Huệ (2012), Di sản thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Tư Pháp, Hà Nội;

8. Phùng Trung Tập (2004), thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ năm 145 đến nay, Nxb Tư pháp, Hà Nội;

9. Phùng Trung Tập (2008), Luật thừa kế Việt Nam, Nxb Hà Nội; 10. Lê Quang Thành (2010), Luật thừa kế, Nxb Lao động, Hà Nội;

11. Phan Thị Hương Thủy (2005), 99 tình huống và tư vấn pháp luật về thừa kế nhà và QSDĐ, Nxb Tư pháp;

12. Phạm Văn Tuyết (2004), Chế định thừa kế theo di chúc, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội;

13. Phạm Văn Tuyết và Lê Kim Giang (2014), pháp luật về thừa kế và thực tiễn giải quyết tranh chấp, Nxb Tư pháp, Hà Nội;

14. Dương Thị Liễu (2009), Thực trạng thi hành các quy định của pháp luật về thừa kế QSDĐ tại tỉnh Hưng Yên, luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội;

15. Tưởng Duy Lượng (2002), Một số vấn đê trong thực tiễn xét xử các tranh chấp về thừa kế (sách tham khảo), Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội;

16. Đỗ Văn Đại (2013), Luật thừa kế Việt Nam – Bản án và bình luận bản án (sách chuyên khảo), Tập 1, 2 Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;

17. Tưởng Duy Lượng (2005), Bình luận về một số vụ án hơn nhân và gia đình, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội;

18. Tưởng Duy Lượng (2014), pháp luật tố tụng dân sự và thực tiễn xét xử, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội;

19. Tưởng Duy Lượng (2016), pháp luật Dân sự - kinh tế và thực tiễn xét xử, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội;

20. Nguyễn Thị Mai, Phan Đình Khánh (16), Hỏi đáp về thừa kế Nxb Thành phố Hồ Chí Minh;

21. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2014), giáo trình Luật dân sự Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội;

22. Phạm Hương Lan (Chủ biên) (2018), Bình luận khoa học LĐĐ năm 2013 Nxb Lao Động, Hà Nội;

23. Hồ Chí Minh (1978), Tuyển tập Nxb Sự Thật, Hà Nội; 24. Quốc hội (1993), Luật đất đai;

25. Quốc hội (1995), Bộ luật Dân sự, Hà Nội; 26. Quốc hội (2003), Luật đất đai, Hà Nội; 27. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội; 28. Quốc hội (2013), Hiến pháp, Hà Nội; 29. Quốc hội (2015), Bộ luật Dân sự, Hà Nội;

30. Tòa án nhân dân tối cáo (2000), Các văn bản về hình sự, dân sự, kinh tế và tố dụng Hà Nội;

31. Tòa án nhân dân tối cao (2001), Các nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành Bộ luật Tố tụng dân sự hiện hành (2015), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội;

32. Trường Đại học Luật Hà Nội (1), Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học, (LĐĐ Luật lao động Tư pháp quốc tế), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội;

33. Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình Luật đất đai, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội;

34. Trường Đại học Luật Hà Nội (2020), Giáo trình Luật Dân sự, tập 1, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội;

35. Trường Đại học Luật Hà Nội (2020), Giáo trình Luật Dân sự, tập 3, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội;

36. Trường Đại học Luật Hà Nội (2020), Giáo trình Luật đất đai, Nxb Cơng an nhân dân, Hà Nội;

Một phần của tài liệu Pháp luật về tranh chấp lao động và thực tiễn giải quyết tranh chấp lao động tại Công ty Cổ phần Xi măng Cẩm Phả (Trang 72 - 81)