Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế tính đến 2010

Một phần của tài liệu Đóng góp của TFP đối với tăng trưởng kinh tế của các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía nam giai đoạn 2001 2010 (Trang 51 - 57)

Qua hình 4.3, ta thấy tốc độ tăng trưởng lao động của các địa phương có xu hướng tăng qua các năm. Tốc độ tăng có xu biến thiên giữa các tỉnh, như TPHCM, Tây Ninh, Bình Dương và Bình Phước có sự gia tăng mạnh lao động. Tuy Tây Ninh và Bình Phước có sự gia tăng lao động nhưng qua hình 4.4 Cơ cấu lao động theo ngành tính đến năm 2010 thì Tây Ninh và Bình Phước với lao động chủ yếu trong lĩnh vực nơng nghiệp (Tây Ninh gần 50%, Bình Phước đạt gần 70%). Bình Dương, TPHCM và Đồng Nai thì cơ cấu lao động trong lĩnh vực cơng nghiệp xây dựng chiếm tỷ trọng lớn. Còn Vũng Tàu với lợi thế có khai thác dầu khí nên cơ cấu lao động tập trung trong lĩnh vực dịch vụ gần 40%.

Về giáo dục đào tạo trình độ chun mơn kỹ thuật người lao động thì Vũng Tàu và TPHCM là những địa phương có người lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật xếp hạng cao so với các địa phương còn lại và so với cả nước. Các tỉnh cịn lại (Đồng Nai,

Bình Dương, Tiền Giang, Long An, Tây Ninh, Bình Phước) có tỷ lệ trình độ chun mơn kỹ thuật người lao động tương đối thấp nên các địa phương này cần tăng cường giáo dục đào tạo nâng cao kỹ năng, tay nghề cho người lao động.

Về trình độ lao động và đội ngũ khoa học kỹ thuật thì VKTTĐPN mà nịng cốt là Vùng đơng nam bộ với TPHCM là trọng tâm, là một trung tâm lớn của cả nước về giáo dục đào tạo, khoa học kỹ thuật với 32 trường đại học, 20 trường cao đẳng và 29 trường trung học chuyên nghiệp, hơn 60 viện và trung tâm nghiên cứu, 230 nghìn người có trình độ từ cao đẳng trở lên, trong đó có hơn 3000 tiến sĩ, 5.000 thạc sĩ (Báo cáo Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các tỉnh vùng Đông nam bộ trong thời kỳ cơng nghiệp hóa hiện đại hóa, 2010). Tuy khu vực có nguồn lao động dồi dào, nhưng người lao động khi tham gia vào thị trường lao động chưa được đào tạo nghề, hoặc được đào tạo nhưng kỹ năng còn hạn chế, cơ cấu lao động nhiều bất hợp lý. Chất lượng lao động chưa đáp ứng được u cầu của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sự phát triển của giáo dục đào tạo chưa gắn nhiều với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội. Cùng với đó là các hạn chế về tác phong công nghiệp, ý thức kỷ luật của người lao động,…Tất cả các yếu tố đó khiến thị trường lao động tiếp tục phải tiếp nhận một nguồn nhân lực số lượng lớn, nhưng chất lượng lại chưa đáp ứng yêu cầu của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của Vùng - phát triển mạnh về công nghiệp và dịch vụ.

Dựa trên các phân tích ở trên về tốc độ tăng trưởng của vốn và lao động các địa phương ở trên, ta thấy trong giai đoạn 2001 – 2010 thì xu thế của vốn và lao động đều có sự gia tăng qua các năm, tác động đến tăng trưởng GDP. Tuy nhiên, để tăng đầu ra không nhất thiết phải tăng vốn và lao động. Kết quả đầu ra vẫn có thể khả quan hơn nếu biết sử dụng tối ưu nguồn lao động và vốn bằng cách phối hợp sử dụng tốt nhất các yếu tố đầu vào này kết hợp cải tiến tổ chức sản xuất, đổi mới công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng lao động...Nhờ tác động tổng hợp các yếu tố nêu trên sẽ tạo ra giá trị gia tăng mới cao hơn. Như vậy ngồi phần đóng góp của từng nhân tố đầu vào vốn và lao động, chúng ta còn thấy một phần giá trị mới do nhân tố vơ hình tạo ra. Bộ phận này được thể

hiện thông qua TFP.TFP thể hiện hiệu quả sử dụng lao động và vốn thông qua ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất, chế tạo và quản lý.

TFP suy cho cùng là kết quả sản xuất mang lại do nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và lao động (các nhân tố hữu hình) nhờ tác động của các nhân tố vơ hình như đổi mới cơng nghệ, hợp lý hóa sản xuất, cải tiến quản lý, nâng cao trình độ lao động... Chỉ có tăng trưởng kinh tế nhờ vào tăng TFP mới là sự tăng trưởng bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Đối với các nền kinh tế phát triển, tỷ trọng đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế là tương đối cao, còn trong điều kiện các nền kinh tế đang phát triển, hầu hết đều trong tiến trình cung cấp lao động và cung cấp vốn cho nền kinh tế, nên đóng góp của vốn và lao động là chủ yếu trong tăng trưởng kinh tế. Nhưng nếu khơng có những giải pháp khoa học cơng nghệ, phương thức quản lý, thì tăng vốn và tăng lao động một cách cơ học khó dẫn đến một nền kinh tế tăng trưởng cao. Vì vậy, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, yếu tố TFP càng phải được coi là yếu tố quan trọng.

Để nâng cao năng suất một cách bền vững, cần hồn thiện hóa phương thức sản suất với hai bộ phận có tính quan hệ hữu cơ là lực lượng sản xuất (yếu tố hữu hình) và quan hệ sản xuất (yếu tố vơ hình) hướng theo giảm dần sự lệ thuộc của năng suất vào yếu tố hữu hình và tăng dần sự đóng góp của các yếu tố vơ hình.

Trong bối cảnh nguồn lực hữu hình là hữu hạn, phần vốn vơ hình cịn rất nhiều tiềm năng địi hỏi cần nhanh chóng đo lường năng suất các yếu tố tổng hợp và khai thác phát triển tài sản vơ tận này.

4.3 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY 4.3.1ẾT QUẢ HỒI QUY CHO VKTTĐPN

 Chạy bằng phương pháp FEM

Mơ hình FEM Variable

Ln(kt) Ln(lt) _cons

Coefficient Std.Error t-statistic Prob

.2917646 .0321756 9.07 0.000

1.045509 .1397024 7.48 0.000

7.926999 1.423941 5.57 0.000

Ở phương pháp FEM, hệ số intercept và hệ số đóng góp của vốn và lao động đều có ý nghĩa thống kế ở mức 5%.

 Chạy bằng phương pháp REM

Mơ hình REM Variable

Ln(kt) Ln(lt) _cons

Coefficient Std.Error t-statistic Prob

.0887971 .0365748 2.43 0.015

1.533707 .18262 8.40 0.000

6.897345 1.993185 3.46 0.001

Ở phương pháp REM này, hệ số intercept và hệ số đóng góp của vốn và lao động đều có ý nghĩa thống kế ở mức 5%.

 Kiểm định Hausman test

(b)

random fixed(B) difference(b-B) Sqrt(diag(V_b-V_B))S.E

Ln(kt) Ln(lt) .0887971 .2917646 -.2029675 .0173909 1.533707 1.045509 .4881985 .117615 chi2(2) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B) = 146.71 Prob>chi2 = 0.0000

Saukhi kiểm định Hausman test với Prob>chi2 = 0.0000< 0.05 nên mơ hình FEM là mơ hình tốt hơn.

Do đó hệ số intercept ở mơ hình FEM được chọn. Như vậy, với kết quả từ phân tích hồi quy FEM, khi các yếu tố vốn và lao động khơng đổi thì sự tác động của TFP đến tăng trưởng kinh tế của VKTTĐPN là làm gia tăng sản lượng GDP thêm 7.93%.

4.3.2. KẾT QUẢ HỒI QUA CHO CÁC TỈNH/THÀNH VKTTĐPN

Variable Ln(kt) Ln(lt) _Ii_dongnai _Ii_vungtau _Ii_binhduong _Ii_tiengiang _Ii_longan _Ii_tayninh _Ii_binhphuoc _cons Coefficient Robust Std.Error t-statistic Prob .2917646 .0338417 8.62 0.000 1.045509 .1250482 8.36 0.000 -.1908323 .1018844 -1.87 0.065** 5.615229 .4096723 13.71 0.000 -.5881605 .1549166 -3.80 0.000 -.5299851 .1147974 -4.62 0.000 -.6014817 .1169656 -5.14 0.000 -.2831343 .1658229 -1.71 0.092** -.419805 .1968546 -2.13 0.036 7.55177 1.380829 5.47 0.000

Qua bảng kết quả hồi quy cho các tỉnh/thành được sử dụng theo biến giả dummy, ta thấy các biến dummy đều có mức ý nghĩa thống kê 5%, riêng 2 địa phương Đồng Nai và Tây Ninh có biến dummy với mức ý nghĩa thống kê 10%** (_Ii_dongnai, _Ii_tayninh).

Từ bảng kết quả hồi quy, hệ số intercept của các địa phương được tính tốn như sau: + Hệ số intercept của TPHCM là 7.552

+ Hệ số intercept của Vũng Tàu là: 13.167 (= 7.552 + 5.615) + Hệ số intercept của Bình Dương là: 6.964 (= 7.552 – 0.588) + Hệ số intercept của Tiền Giang là: 7.022 (= 7.552 – 0.53) + Hệ số intercept của Long An là: 6.951 (= 7.552 – 0.601) + Hệ số intercept của Tây Ninh là: 7.269 (= 7.552 – 0.283) + Hệ số intercept của Bình Phước là: 7.132 (= 7.552 – 0.42)

Các hệ số intercept ở đây là TFP, như vậy các hệ số TFP ở đây khá cao, có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của từng địa phương, các hệ số TFP đều có tác động dương. Trong các tỉnh/thành của VKTTĐPN thì Vũng Tàu có hệ số TFP cao nhất với 13.167, Long An là địa phương có TFP thấp nhất 6.951. TPHCM có hệ số của TFP cũng tương đối cao, so với các địa phương trong vùng thì xếp vị trí thứ 2. Điều khá thú vị là Bình Dương trong giai đoạn 2001 – 2010 có TFP thấp hơn so với các địa phương được đánh giá kém phát triển hơn là Tiền Giang, Tây Ninh và Bình Phước, như vậy Bình Dương cần phải đẩy mạnh cải thiện các yếu tố tác động đến tăng trưởng TFP hơn nữa như việc áp dụng tiến bộ cơng nghệ, cải thiện quản lý và nâng cao trình độ lao động…

So sánh chỉ số TFP của các tỉnh/thành (giai đoạn 2001 - 2010) VKTTĐ N Bình Phư c Tây Ninh Long An

Tiền Giang hỉ số TFP (giai đoạn 200

- 2010) Bình Dương Vũng Tàu Đồng Nai TPHCM 0 5 10 15

Nguồn: Tổng hợp từ tính tốn của tác giả

Một phần của tài liệu Đóng góp của TFP đối với tăng trưởng kinh tế của các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía nam giai đoạn 2001 2010 (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w