Qua sơ đồ 4.5 so sánh chỉ số TFP của các tỉnh/thành và VKTTĐPN cho thấy, chỉ số TFP của các tỉnh/thành về khuynh hướng tương đối khơng có sự biến thiên chênh lệch nhiều và so với chỉ số TFP của vùng cũng khơng có chênh lệnh q lớn.
Trong 8 địa phương thì Vũng Tàu là địa phương có chỉ số TFP cao nhất, cao hơn chỉ số TFP của Vùngnguyên do Vũng Tàu là cửa ngỏ của Vùng với nhiều tiềm năng phong phú mà nỗi bật là tiềm năng dầu khí và du lịch biển, hệ thống cảng biển, hạ tầng giao thơng kết nối với vùng cùng với chính sách tăng cường xúc tiến thu hút đầu tư, quảng bá hình
P
ảnh địa phương, tích cực chuyển giao khoa học cơng nghệ, đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật lành nghề, đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp bên cạnh đó Vũng Tàu cịn tích cực cải cách hành chính, phương thức quản lý và các điều kiện ưu đãi, chủ động thực hiện các giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư, tạo mơi trường đầu tư thơng thống, thuận lợi cho các nhà đầu tư, thực hiện theo quy trình một đầu mối và hỗ trợ các nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án được thuận lợi nhất, hỗ trợ nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện dự án, thúc đẩy chuyển vốn đăng ký sang vốn thực hiện đồng thời tập trung giải quyết các khó khăn vướng mắc của các nhà đầu tư, tăng cường gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để nắm bắt kịp thời thơng tin về khó khăn của doanh nghiệp để có biện pháp hỗ trợ giải quyết kịp thời.Do đó, Vũng Tàu đã có những lợi thế trong tăng trưởng kinh tế.
Long An là địa phương có chỉ số TFP thấp nhất, thấp hơn so với các tỉnh/thành trong vùng và so với chỉ số của Vùng. Do đó Long An cần cải thiện hơn nữa về năng suất các yếu tố tổng hợp bằng cách cần tăng cường chất lượng vốn đầu tư, phân bổ lại nguồn lực từ ngành có năng suất kém sang ngành có năng suất cao hơn, tăng cường đổi mới khoa học công nghệ, thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu và phát triển trong cộng đồng doanh nghiệp. Ngoài ra, địa phương này cần đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chun mơn, nâng cao tay nghề cho người lao độngnhằm đáp ứng nhu cầu lao động của doanh nghiệp và cải thiện phương thức quản lý,thủ tục hành chính của địa phương.
TPHCM là địa phương hạt nhân trong VKTTĐPN, vai trò đầu tàu thúc đẩy tăng trưởng cho cả Vùng nhưng chỉ số TFP chưa đáp ứng như kỳ vọng do TPHCM là trung tâm của vùng với cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội tương đối tốt hơn các địa phương do đó thu hút nhiều các lao động ngoại tỉnh nên chất lượng lao động không đồng đều, chưa đáp ứng đầy đủ các nhu cầu lao động của các doanh nghiệp, do đó TPHCM cần tập trung tái cơ cấu nền kinh tế, tập trung vào các ngành cơng nghiệp mũi nhọn, có tác động lan tỏa lớn hơn, có chính sách thu hút lao động có chất lượng cao, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và cải cách thủ tục hành chính.
Các địa phương cịn lại có chỉ số TFP tích cực thì cần tiếp tục phát huy lợi thế cạnh tranh của địa phương, cải thiện năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, tăng cường đầu tư hình thành tài sản vốn vật chất, nâng cao hiệu quả đầu tư, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội kết nối đồng bộ các địa phương trong Vùng; chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ngành kỹ thuật cơng nghệ cao, bên cạnh đó tiếp tục đầu tư vào hình thành tài sản vốn con người, được coi là nhân tố rất quan trọng để nâng cao chất lượng tăng trưởng, đào tạo nâng cao trình độ chun mơn kỹ thuật cho người lao động, cải tiến phương thức quản lý ở địa phương, thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính nhằm tăng cường hơn nữa đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế của địa phương.
Nhìn chung, các tỉnh mà có TFP nhỏ hơn so với mức TFP trung bình của Vùng thì cần cải thiện TFP bằng cách tăng cường đóng góp của yếu tố này vào tăng trưởng thơng qua các chính sách được gợi ý ở chương tiếp theo.
Kết luận
Từ Kết quả của chương IV,cho thấy vị trí và tầm vóc của VKTTĐPN cũng như thực trạng tăng trưởng kinh tế của địa phương trong Vùng. Kết quả phân tích hồi quy đã chi ra tác động tích cực của TFP đối với tăng trưởng kinh tế của VKTTĐPN trong giai đoạn 2001 - 2010, khi các yếu tố vốn và lao động khơng đổi thì sự tác động của TFP đến tăng trưởng kinh tế của VKTTĐPN là làm gia tăng sản lượng GDP thêm 7.93%. Ngoài ra, kết quả hồi quy cho thấy các tỉnh/thành của vùng trong giai đoạn 2001 – 2010 đều có mức tác động của TFP là tích cực, Vũng Tàu là địa phương có mức TFP cao nhất, cao hơn mức trung bình của Vùng. TPHCM tuy là đầu tàu của Vùng nhưng mức đóng góp của TFP còn khiêm tốn, Long An là tỉnh có mức TFP thấp nhất so với trung bình vùng và các địa phương khác. Các địa phương còn lại cũng có tác động TFP tích cực vào tăng trưởng và so với mức TFP trung bình của Vùng khơng có chênh lệch nhiều. Từ kết quả trên, các địa phương cần tăng cường hơn nữa sự đóng góp của TFP vào tăng trưởng thông qua thực hiện một số chính sách được khuyến nghị ở chương tiếp theo.
CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
5.1KẾT LUẬN
Hơn 20 năm đổi mới và hội nhập, kinh tế Việt Nam nói chung đã khơng ngừng phát triển với tốc độ cao, về cơ bản Việt Nam đã thốt khỏi nước có thu nhập thấp, mức sống người dân được cải thiện. Việc phát triển các vùng kinh tế trọng điểm đối với nhiều quốc gia, lãnh thổ trên thế giới trở thành một xu thế mang tính khách quan trong tiến trình đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với vai trị là vùng động lực phát triển kinh tế của cả nước nên VKTTĐPN cần duy trì mức tăng trưởng mà vẫn đảm bảo phát triển hài hòa các yếu tố về mơi trường và xã hội. Mặc dù có nhiều hạn chế và chưa có điều kiện để phân tích một cách đầy đủ và sâu một số khía cạnh, nhưng kết quả nghiên cứu đã chỉ ra sự tác động tích cực từ yếu tố TFP đối với tăng trưởng kinh tế của Vùng và các địa phương trong Vùng. TFP yếu tố cần thiết làm tăng chất lượng của tăng trưởng kinh tế do đóVKTTĐPN cũng như các tỉnh/thành trong vùng cần tăng cường hơn nữa sự đóng góp của yếu tố này vào tăng trưởng kinh tế, không ngừng đầu tư vào khoa học cơng nghệ để duy trì và nâng cao hơn nữa chất lượng TFP. Hiện nay đầu tư cho khoa học cơng nghệ cịn tồn tại nhiều hạn chế, cho nên đầu tư cho công tác nghiên cứu và phát triển, cải thiện trình độ quản lý sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng các loại tài sản vốn và qua đó làm tăng năng sức lao động để tạo nền tảng phát triển kinh tế theo chiều sâu trong dài hạn.
5.2 KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH
Các yếu tố chủ yếu đóng góp vào sự phát triển kinh tế là tăng lao động, đầu tư vốn và TFP. Từ các yếu tố đó và kết quả nghiên cứu,bài nghiên cứu khuyến nghị một số giải pháp cơ bản theo sau.
Các giải pháp chung mang tính dài hạn bao gồm :
Điều chỉnh cơ cấu đầu tư vào hình thành các loại tài sản vốn và nâng cao hiệu quả đầu tư, đặc biệt là đầu tư công, mà trước hết là đầu tư từ ngân sách Nhà nước. Điều chỉnh cơ cấu đầu tư phải gắn với cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước và cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, có thể cải thiện năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, thông qua cải cách cải thiện hệ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) hàng năm.
Phát triển nguồn nhân lực: đầu tư vào nguồn nhân lực làm tăng năng suất cho lực lượng lao động. Nói một cách tổng quát, những công nhân được đào tạo tốt hơn sẽ làm việc năng suất hơn và tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ có chất lượng hơn. Đó là lực lượng chủ đạo trong tăng TFP.
Tái cơ cấu nền kinh tế, cơ cấu lại nền kinh tế với việc chuyển các nguồn lực từ các ngành và thành phần kinh tế kém năng suất sang ngành và thành phần kinh tế có năng suất cao. Việc phân bổ lại các nguồn lực để có được các ngành và thành phần kinh tế có năng suất cao hơn sẽ dẫn đến sử dụng có hiệu suất và hiệu quả các nguồn lực và dẫn đến TFP tăng cao.
Tăng đầu tư cho khoa học và công nghệ, tăng cường đổi mới khoa học công nghệ, tiếp thu thành tựu khoa học, khuyến khích các hoạt động chuyển giao công nghệ, hoạt động nghiên cứu và phát triển, nhưng phải chú ý gắn với tăng hiệu quả và chất lượng đầu tư, Ngồi ra, chú trọng khía cạnh phân phối thành quả tăng trưởng. Mục đích chung là tạo điều kiện cho người nghèo có thể tham gia sâu và rộng hơn vào q trình tăng trưởng. Có thể chia làm 2 loại giải pháp: trực tiếp như trợ cấp vốn đầu tư và đầu tư vào vốn con người của người nghèo và gián tiếp như xây dựng và hoàn thiện các thị trường nhân tố, nhất là thị trường vốn; đẩy mạnh phân cấp quản lý Nhà nước cho chính quyền cấp dưới, mở rộng tham gia của cộng đồng vào xây dựng và thực hiện chính sách tại địa phương…
Tóm lại, các giải pháp trên đây mang tính lâu dài, trong ngắn hạn nghiên cứu đề xuất các biện pháp sau:
Trong thời gian tới cần đặt mục tiêu tăng hiệu quả đầu tư, trước hết là đầu tư của nhà nước, thay vì quá tập trung vào tăng vốn đầu tư. Một trong các biện pháp có thể làm được ngay là giảm hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp cho đầu tư vào tài sản vốn vật chất ở một số ngành đang gây ra méo mó về giá cả. Giảm những méo mó này sẽ có tác động làm cho vốn được phân bổ hiệu quả hơn, di chuyển linh hoạt hơn và sử dụng hiệu quả hơn do được đầu tư vào những ngành mang lại lợi suất kinh tế cao hơn. Đầu tư nhà nước nên dành cho một số lĩnh vực tạo tác động lan tỏa cho cả nền kinh tế.
Từ bằng chứng về đóng góp cao của vốn con người vào tăng trưởng cho thấy tăng đầu tư cho giáo dục thông qua các biện pháp trực tiếp và gián tiếp là rất cần thiết. Đầu tư vào vốn con người thông qua giáo dục sẽ góp phần gia tăng TFP. Các tỉnh/thành VKTTĐPN cần phải làm nhiều hơn nữa trong sự nghiệp phát triển giáo dục nhằm tạo ra một lớp người mới có năng suất lao động và trình độ lao động đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế trong tương lai. Tuy nhiên, đầu tư từ ngân sách cho giáo dục cần chú trọng đến cơ cấu phân bổ, hiệu quả và chất lượng, góp phần tạo điều kiện cho người nghèo có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận dịch vụ giáo dục và được hưởng lợi từ nguồn đầu tư đó. Vì vậy, việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để thực hiện thành cơng sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đang là yêu cầu hết sức cấp bách, địi hỏi chất lượng nguồn nhân lực phải có những thay đổi mang tính đột phá.
Thay đổi tư duy trong phát triển hệ thống khoa học và công nghệ với mục tiêu rõ ràng là tăng đóng góp của khoa học và cơng nghệ vào tăng trưởng kinh tế, nhất là trong dài hạn. Chính quyền địa phương các tỉnh/thành VKTTĐPN cần xác định rõ nhiệm vụ của mình và thực hiện hổ trợ trực tiếp trong một giới hạn và phạm vi nhất định. Chính quyền các địa phương nên chuyển mạnh sang hình thức quản lý bằng cơ chế chính sách nhằm vào hai mục tiêu cụ thể là tạo kích thích đổi mới cơng nghệ trong các doanh nghiệp và tăng
hợp tác hai chiều giữa các tổ chức nghiên cứu triển khai với doanh nghiệp. Tức là, nếu tăng đầu tư nhưng vẫn giữ cơ chế quản lý cũ sẽ khó mang lại kết quả mong muốn. Trong dài hạn công nghệ sẽ ảnh hưởng lớn đến chất và lượng của tăng trưởng. Do vậy, để đạt mục tiêu lâu dài thì cần phải tiến hành từ bây giờ.
Các nhóm giải pháp nhìn chung có quan hệ tương tác lẫn nhau và để thực hiện địi hỏi chính quyền các địa phương VKTTĐPN phải tăng hiệu quả quản lý của mình.
5.3 HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU
Do hạn chế nguồn dữ liệu về vốn tài sản cố định cho nên nghiên cứu chỉ có thể sử dụng vốn đầu tư tích lũy như là biến đại diện cho yếu tố vốn, đây là một trong những hạn chế của đề tài.
Do hạn chế nguồn dữ liệu nên nghiên cứu khơng có phân tích mô tả thực trạng tiến bộ kỹ thuật và đổi mới khoa học công nghệ của từng địa phương và của vùng cũng như tính được các yếu tố tác động đến tăng trưởng TFP của từng địa phương cũng như của VKTTĐPN.
5.4 GỢI Ý CHO NGHIÊN CỨU SAU
Các nghiên cứu sau nên mở rộng nguồn dữ liệu với việc sử dụng số liệu về vốn tài sản cố định cho yếu tố vốn cũng như mở rộng mẫu nghiên cứu cho từng tỉnh/thành và các số liệu để tính các yếu tố tác động đến tăng trưởng TFP của từng địa phương cũng như của VKTTĐPN.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục tài liệu tiếng Việt
Cù Chí Lợi, 2008. Chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu
kinh tế,số 336, Trang 3-9.
Cục Thống Kê tỉnh Long An. Niên giám Thống kê tỉnh Long An 2004. Tháng 3 năm 2005.
Cục Thống Kê tỉnh Long An. Niên giám Thống kê tỉnh Long An 2010. Long An, Tháng 5 năm 2011.
Cục Thống Kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.Niên giám Thống kê tỉnh Vũng Tàu 2004. Vũng Tàu, Tháng 4 năm 2005.
Cục Thống Kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.Niên giám Thống kê tỉnh Vũng Tàu 2010. Vũng Tàu, Tháng 5 năm 2011.
Cục Thống Kê tỉnh Đồng Nai.Niên giám Thống kê tỉnh Đồng Nai 2004. Cục Thống Kê tỉnh Đồng Nai.Niên giám Thống kê tỉnh Đồng Nai 2010. Cục Thống Kê tỉnh Tiền Giang.Niên giám Thống kê tỉnh Tiền Giang 2004. Cục Thống Kê tỉnh Tiền Giang.Niên giám Thống kê tỉnh Tiền Giang 2008. Cục Thống Kê tỉnh Tiền Giang.Niên giám Thống kê tỉnh Tiền Giang 2010. Cục Thống Kê tỉnh Tây Ninh.Niên giám Thống kê tỉnh Tây Ninh 2004.
Cục Thống Kê tỉnh Tây Ninh.Niên giám Thống kê tỉnh Tây Ninh 2010.Tây Ninh, Tháng 6 năm 2011.
Cục Thống Kê tỉnh Bình Phước. Niên giám Thống kê tỉnh Bình Phước2004.Bình Phước, Tháng 4 năm 2005.
Cục Thống Kê tỉnh Bình Phước. Niên giám Thống kê tỉnh Bình Phước 2010. Cục Thống Kê tỉnh Bình Dương. Niên giám Thống kê tỉnh Bình Dương 2004. Cục Thống Kê tỉnh Bình Dương. Niên giám Thống kê tỉnh Bình Dương 2010.Bình
Dương, Tháng 4 năm 2011.
Cục Thống Kê TP.HCM.Niên giám Thống kê TP.HCM 2004.
Cục Thống Kê TP.HCM.Niên giám Thống kê TP.HCM 2010.TPHCM: Nhà xuất bản Thống kê.
Đặng Hoàng Thống, Võ Thành Danh, 2011. Phân tích các yếu tố tác động đến tăng trưởng của Thành phố Cần Thơ: cách tiếp cận tổng năng suất các yếu tố. Tạp chí Khoa
học, số 17b, trang 120 -129.
Hội Thống kê Việt Nam, 2011. Số liệu thống kê vị thế kinh tế xã hội 63 tỉnh, thành
phố Việt Nam. Nhà xuất bản Thống kê.
Nguyễn Thị Tuệ Anh, Lê Xuân Bá, 2005. Chất lượng tăng trưởng kinh tế - Một số đánh giá ban đầu cho Việt Nam. Hà nội
Nguyễn Thị Cành, 2009. Kinh tế Việt Nam qua các chỉ số phát triển và những tác động của q trình hội nhập. Tạp chí Phát triển kinh tế. Trang 11-17.
Nguyễn Trọng Hồi, 2010. Giáo TrìnhKinh tế phát triển. TP.HCM: Nhà xuất bản