Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của việc sử dụng đất

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý nhà nước về sử dụng đất tại huyện tu mơ rông, tỉnh kon tum (Trang 29 - 30)

4. Bố cục của báo cáo

2.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của việc sử dụng đất

* Hiệu quả kinh tế

Cho đến nay, việc sử dụng đất đai của huyện tương đối ổn định và ngày càng cho hiệu quả kinh tế cao, năng suất cây trồng tăng mạnh, hiệu suất đồng vốn đầu tư của người dân ngày càng cao. Chính vì vậy tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện tăng, hiệu quả kinh tế trên diện tích đất đai ngày càng cao. Tuy nhiên vẫn cịn một số ít hộ gia đình chưa thực sự quan tâm đầu tư cho sản xuất nông nghiệp dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp, chưa đổi mới

23

theo cơ chế thị trường, giá nơng sản vào chính vụ thu hoạch quá thấp, nhiều sản phẩm nơng nghiệp làm ra khơng có chỗ tiêu thụ. Chưa có vùng sản xuất cây hàng hố lớn để tạo hàng hóa tập trung phát triển cơng nghiệp chế biến tại chỗ, nâng giá thành sản phẩm. Trong vài năm gần đây thị trường bất động sản chưa phát triển mạnh dẫn đến việc phát triển quỹ đất tạo nguồn vốn cho phát triển cùng gặp nhiều khó khăn.

Đất cho sản xuất nông nghiệp tăng, cùng với đó năng suất và hiệu quả sử dụng đất ngày càng tăng, sản xuất nông nghiệp từng bước được nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả kinh tế. Các loại đất sử dụng cho mục đích phi nơng nghiệp nhằm nâng cao hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các cơng trình phúc lợi cơng cộng ngày càng hồn thiện.

* Hiệu quả xã hội

Quỹ đất dành cho chỉnh trang, xây dựng mới khu dân cư nông thôn vẫn tiếp tục mở rộng. Việc bố trí đất ở trong các khu dân cư gắn liền đồng bộ với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thơng, điện, nước, các cơng trình dịch vụ đã làm cho diện mạo các khu dân cư ngày càng khang trang hiện đại, thực sự tạo được nguồn vốn, nguồn thu từ bán đấu giá quyền sử dụng đất.

* Hiệu quả môi trường

Vấn đề tác động đến mơi trường trong q trình sử dụng đất những năm qua ln được huyện quan tâm, từ đó đã đưa ra nhiều chương trình hành động, nhiều phương án quy hoạch nhằm bảo vệ môi trường cả ở vùng đô thị, vùng nông thôn. Tuy nhiên việc sử dụng đất những năm vừa qua cũng có những tác động sau:

- Mơi trường khơng khí bị ơ nhiễm nhất là những vùng dọc các tuyến đường. Nguyên nhân chính là do việc vận chuyển đất, cát trên xe tải không đảm bảo vệ môi trường và bụi do san lấp các khu sản xuất kinh doanh phi nơng nghiệp.

- Nguồn nước cũng có nguy cơ bị ô nhiễm do những tác động sau:

+ Việc tập trung vào nâng cao năng suất cây trồng bằng cách sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu… dẫn đến nguy cơ nguồn nước bị ô nhiễm.

+ Nước thải tại các xưởng sản xuất, nước thải sinh hoạt của khu vực dân cư chưa được xử lý làm ảnh hưởng lớn đến môi trường và sức khoẻ cộng đồng.

+ Hầu hết nước của các ao, hồ trong huyện cũng bắt đầu có biểu hiện bị ơ nhiễm do nguồn nước không được lưu thông, cùng với nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi gia súc, gia cầm của các hộ dân và nước thải sản xuất kinh doanh của các làng nghề….

- Môi trường đất trong cũng đã bị tác động do nguồn nước bị ô nhiễm làm cho đất cũng bị suy thoái theo.

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý nhà nước về sử dụng đất tại huyện tu mơ rông, tỉnh kon tum (Trang 29 - 30)