b. Ảnh hưởng của các chiến lược khác trong marketing mix.
2.1.1. Sơ luọc về thị trường nước giải khát đóng chai ỏ’ Việt Nam.
Theo những số liệu thong kê của Tnmg tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP HCM, năm 2008 trong cơn khủng hoảng kinh tế toàn cầu, mặt hàng nước giải khát hầu như không bị tác động. Các nhãn hàng nước giải khát vần có doanh số tăng trưởng khoảng 800%/năm. Đồ uống cũng là mặt hàng duy nhất đang giữ phong độ quảng bá thương hiệu trong lúc các ngành hàng khác đều cắt giảm tối đa chi phí. Đáng chú ý, nhiều doanh nghiệp Việt Nam sản xuất nước giải khát đang triên khai những sản phấm với thành phần tự nhiên, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phâm, đáp ứng nhu cầu thực tế của người dân trong nước. Các công ty sản xuất nước uống đã đầu tư dây chuyền sản xuất ngày càng hiện đại, đồng thời nghiên cứu và cho ra đời những sản phẩm mới như trà
xanh, trà thảo mộc không đường dành cho người mắc bệnh tiêu đường hay không thích thức uống có đường... Nhưng mức tăng trưởng này cũng chưa thê đáp ứng nhu cầu còn quá lớn trong thời điếm hiện nay.
Tạp chí Media của Hồng Kông cho biết, trong năm 2009 các thương hiệu nước giải khát trong và ngoài nước tại thị tnrờng Việt Nam đạt mức tăng trưởng đến 2 con số. Điều này cũng được dẫn chứng bằng sự gia tăng của doanh số quảng cáo từ kết quả khảo sát của công ty nghiên cứu thị tnrờng TNS Việt Nam. Tông doanh số quảng cáo của thị trường nước giải khát Việt Nam đã tăng trưởng đến 93% so với cùng kỳ 2008 đạt 36,1 triệu USD trong nửa đầu năm 2009. Với tốc độ tăng trưởng này, ngành công nghiệp nước giải khát đã vươn lên vị trí thứ 4 trong sổ các ngành có doanh thu lớn nhất Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2009 xếp sau viễn thông, thực phâm và chăm sóc sắc đẹp.
Tập đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor International (Anh) cũng nghiên cún về thị trường nước giải khát Việt Nam cho biết, lượng tiêu thụ nước giải khát của Việt Nam năm 2008 chỉ ở mức 9,5 lít/người. Năm 2009 con số này tăng khoảng trên 20%/năm chứng tỏ thị trường nước giải khát ở Việt Nam đang phát triển mạnh.
Hiện nay trên thị tnrờng Việt Nam có khoảng 300 loại nước giải khát các loại, mỗi loại đều đánh vào những thị hiếu khác nhau như giải nhiệt, đẹp da, giảm béo, chữa bệnh... Trước đây thị trường nước giải khát ở nước ta đa phần là sản phẩm nước uống có gas, rất ít những sản phấm chiết xuất từ trái cây và không có gas.
Theo kết quả điều tra thị tnrờng năm 2004 do công ty cô phần nước giải khát Tribeco đặt hàng một công ty nghiên cứu thị trường thực hiện, thị trường nước giải khát không gas tăng 10%/năm trong khi sản lượng nước ngọt có gas tiếp tục sụt giảm 5%. Nghiên cứu này cũng cho thấy, đê duy trì khả năng cạnh tranh, các công ty nước giải khát hầu như không tăng giá các sản phẩm nước giải khát có gas trong suốt năm qua, mặc dù giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao. Các công ty đã phải đầu tư lớn cho việc nghiên cứu đế gia tăng thị phần các sản phẩm cũ và đưa thêm ngày càng nhiều sản phấm mới ra thị trường. Sự chuyến dịch tiêu dùng sang lựa chọn nước giải khát không gas (nước uống trái cây và nước tinh khiết) cho thấy người tiêu dùng ngày càng cẩn trọng hơn trong việc bảo đảm sức khỏe của mình. Bên cạnh đó, người tiêu dùng đang có xu hướng chú trọng nhiều hơn đến sản phấm thiên nhiên. Thống kê trong hệ thống 13 siêu thị Co.op Mart cho thấy trong 10 người chọn mua nước giải khát hiện nay thì có 6 người mua các loại nước không gas, cụ thể là sữa tươi, nước trái cây, nước khoáng. Tỷ lệ này có khác so với 3 năm trước, khi có đến 7/10 người chọn mua nước giải khát có gas.
Trong khi đó, các sản phấm không có gas của doanh nghiệp nước giải khát cũng đang gia tăng theo các năm. Nhờ ưu thế là một nước nhiệt đới có nhiều loại trái cây đa dạng, hiện nay nước giải khát sản xuất từ trái cây đang được nhiều doanh nghiệp Việt Nam quan tâm khai thác.