1 .Tính cấp thiết của đề tài
2.1 .TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO TRÊN TRUYỀN HÌNH
2.3. MỘT SỐ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢNG CÁO TRÊN TRUYỀN
2.3.4. Quy định về hình thức quảng cáo trên truyền hình
Ngồi nội dung, hình thức là yếu tố thiết yếu thứ hai cấu tạo nên sản phẩm quảng cáo trên truyền hình. Do đặc thù của truyền hình, quảng cáo trên phương tiện truyền thông đại chúng này cũng có nhiều công cụ để thể hiện hơn so với các phương tiện quảng cáo khác. Trong đó, chúng ta có thể kể đến các cơng cụ tiêu biểu như: âm thanh, hình ảnh, tiếng nói, chữ viết, biểu tượng, màu sắc, ánh sáng… Mặc dù quảng cáo trên truyền hình rất đa dạng về cách thức thể hiện nhưng những quy định pháp luật về hình thức quảng cáo rất ít ỏi. Trong Luật Quảng cáo 2012 chỉ có Điều 18 quy định về tiếng nói, chữ viết trong quảng cáo nói chung và quảng cáo trên truyền hình nói riêng. Theo đó,
quảng cáo trên truyền hình phải được thể hiện bằng tiếng việt, trừ những trường hợp như:
Nhãn hiệu hàng hoá, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài hoặc các từ ngữ đã được quốc tế hố khơng thể thay thế bằng tiếng Việt;
Sách, báo, trang thông tin điện tử và các ấn phẩm được phép xuất bản bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngồi; chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài.
Trong trường hợp sử dụng cả tiếng Việt, tiếng nước ngồi trên cùng một sản phẩm quảng cáo thì khổ chữ nước ngồi khơng được quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt; khi phát trên đài phát thanh, truyền hình hoặc trên các phương tiện nghe nhìn, phải đọc tiếng Việt trước tiếng nước ngồi.
Nếu quảng cáo bằng hình thức chạy chữ hoặc một chuỗi hình ảnh chuyển động thì sản phẩm quảng cáo phải được thể hiện sát phía dưới màn hình, khơng q 10% chiều cao màn hình.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Qua những nội dung đã trình bày ở trên, phải khẳng định lại một lần nữa vai trị của quảng cáo truyền hình là vô cùng to lớn và không thể thay thế. Những quy định của Luật Quảng cáo 2012 đã cho thấy sự quan tâm của các nhà lập pháp về vấn đề này. Pháp luật đã có những quy định tạo nền móng cho quảng cáo truyền hình có thể phát triển, tạo môi trường cho cạnh tranh được thuận lợi, thúc đầy nền kinh tế đi lên đồng thời bảo vệ lợi ích thiết thực của các chủ thể liên quan. Tuy vậy, một thực tế cũng phải thừa nhận là luật pháp điều chỉnh vấn đề này chưa theo kịp thực tiễn. Quảng cáo truyền hình đang thay đổi từng ngày theo nhu cầu thông tin, giải trí của con người. Cần có những quy định riêng cho quảng cáo truyền hình đến những phương diện có tính cụ thể hơn như nội dung quảng cáo; thời lượng quảng cáo. Khắc phục những thiếu sót, bất cập đó của pháp luật về quảng cáo truyền hình trở thành một vấn đề bức thiết hơn bao giờ hết. Nếu pháp luật quy định không nghiêm minh, chặt chẽ và phù hợp với thực tế thì rất dễ dẫn đến tình trạng các thương nhân sử dụng hoạt động này để thu lợi bất chính, ảnh hưởng đến người tiêu dùng và sự phát triển kinh tế của đất nước.
CHƯƠNG 3
THỰC TIỄN QUẢNG CÁO TRÊN TRUYỀN HÌNH TẠI ĐÀI PHÁT