THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO TẠI ĐÀI PHÁT THANH-

Một phần của tài liệu Pháp luật về quảng cáo trên truyền hình Thực tiễn tại Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh Kon Tum (Trang 30 - 48)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

2.1 .TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO TRÊN TRUYỀN HÌNH

3.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO TẠI ĐÀI PHÁT THANH-

3.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO TẠI ĐÀI PHÁT THANH -TRUYỀN HÌNH TỈNH KON TUM TRUYỀN HÌNH TỈNH KON TUM

3.1.1. Tình hình hoạt động quảng cáo tại Đài Phát thanh -Truyền hình tỉnh Kon Tum

Thời gian qua, hoạt động quảng cáo tại Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Kon Tum đã góp phần tăng nguồn thu đáng kể cho Đài. Đây là nguồn kinh phí quan trọng để Đài Phát thanh- Truyền hình tỉnh Kon Tum đầu tư trở lại cho việc hoạt động sản xuất chương trình, nâng cao chất lượng chương trình truyền hình. Nhờ vào nguồn thu từ quảng cáo, Đài đã tự cân đối được chi phí để chi trả tiền lương, kinh phí sản xuất chương trình, giảm bớt được gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Kon Tum đã thực hiện theo cơ chế tự chủ tài chính và nguồn thu từ quảng cáo là nguồn kinh phí bảo đảm cho hoạt động thường xuyên của Đài. Đồng thời, hoạt động quảng cáo nói chung, quảng cáo trên truyền hình nói riêng cũng góp phần thúc đẩy lưu thơng hàng hóa, kích thích nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn tỉnh.

Về các hình thức Quảng cáo hiện đang có tại Đài Phát thanh- Truyền hình tỉnh Kon Tum

Thơng tin chung, thơng tin Quảng cáo. (ví dụ : thơng tin tìm người nhà, tin buồn, tuyển dụng… …)

Quảng cáo ngắn hạn: là các quảng cáo chỉ đăng kí phát sóng trong từ 2-3 lần. Nếu khách hàng muốn phát sóng tiếp thì có thể đăng kí phát tiếp theo.

Quảng cáo lẻ khơng kí kết hợp đồng mà chỉ nhận phát sóng như các thơng tin quảng cáo thơng thường tại tổ tiếp nhận thông tin.

Hoạt động giá trị gia tăng: pop up, chạy chữ, sms….các hoạt động này có kí kết hợp đồng hoặc khơng tùy thuộc vào quy mô của từng hoạt động.

Hoạt động hợp tác sản xuất chương trình, phim…ví dụ như: các doanh nghiệp, cơng ty đăng kí cùng hợp tác với đài truyền hình để sản xuất các chương trình truyền hình trực tiếp, chương trình ca múa nhạc….

Hoạt động này sẽ được kí kết hợp đồng, các điều khoản đưa ra chặt chẽ là các quyền lợi và nghĩa vụ của các bên khi tham gia hoạt động.

Hoạt động tài trợ: các doanh nghiệp, công ty đăng kí tài trợ cho các chương trình truyền hình của đài, các phim….

Quảng cáo dài hạn: Quảng cáo dài hạn là những quảng cáo kéo dài trong thời gian vài tháng cho tới vài năm. Được kí kết hợp đồng cụ thể có các điều khoản quy định chặt chẽ quyền lợi và nghĩa vụ cho cả 2 bên tham gia hợp đồng. Tuy nhiên mỗi hợp đồng chỉ kí kết trong thời gian 1 năm và sau đó sẽ thực hiện kí kết lại trong năm tiếp theo nếu doanh nghiệp vẫn muốn duy trì quảng cáo.

Tuy thời lượng phát sóng gần như khép kín cả ngày nhưng Đài Phát thanh -Truyền hình tỉnh Kon Tum đã hạn chế mức thấp nhất các thời gian quảng cáo trong ngày, khắc phục điểm yếu của một số Đài địa phương hiện nay là tần suất quảng cáo trong ngày quá nhiều, gây phản cảm cho người nghe và người xem. Quảng cáo trên phát thanh, Đài duy trì 02 khung giờ/ngày, trên truyền hình từ 05 – 09 khung giờ/ngày.

3.1.2. Đánh giá hoạt động quảng cáo tại Đài Phát thanh -Truyền hình tỉnh Kon Tum

a. Những thành tựu đạt được

Trong những năm qua, hoạt động thông tin quảng cáo trên Đài Phát thanh -Truyền hình tỉnh Kon Tum ln hướng tới mục tiêu phục vụ tối đa cho nhu cầu, lợi ích của nhân dân, góp phần đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm cho các đơn vị, doanh nghiệp, định hướng người tiêu dùng.

Đài Phát thanh -Truyền hình tỉnh Kon Tum đã thực hiện nghiêm các quy định về thời gian quảng cáo, cụ thể không thực hiện phát sóng quảng cáo trong các Chương trình thời sự; Chương trình phát thanh, truyền hình trực tiếp về các sự kiện chính trị đặc biệt, kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc; mỗi chương trình phim truyện không được ngắt để quảng cáo quá hai lần, mỗi lần không quá 05 phút; mỗi chương trình vui chơi giải trí khơng được ngắt để quảng cáo quá bốn lần, mỗi lần không quá 05 phút.

Đồng thời, việc chấp hành quy định về thời lượng quảng cáo đã được Đài Phát thanh -Truyền hình tỉnh Kon Tum nghiêm túc thực hiện, cụ thể: thời lượng quảng cáo không vượt quá 10% tổng thời lượng chương trình phát sóng một ngày của Đài, trong mỗi chương trình phim truyện khơng quảng cáo q 02 lần; khơng q 04 lần trong mỗi chương trình vui chơi, giải trí trên đài phát thanh, đài truyền hình; quảng cáo một lần quá 05 phút trong chương trình phim truyện, chương trình vui chơi, giải trí trên đài phát thanh, đài truyền hình…

Đối với quy định về sản phẩm quảng cáo, Đài Phát thanh -Truyền hình tỉnh Kon Tum đã thực hiện nghiêm điều 7 và điều 8 của Luật Quảng cáo về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo và hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo. Các sản phẩm quảng cáo khi đăng ký phát sóng trên Đài được thẩm định, kiểm tra các tài liệu liên quan đến điều kiện quảng cáo của tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cần quảng cáo; thực hiện thủ tục có liên quan theo hợp đồng dịch vụ quảng cáo và phải tuân thủ các điều kiện theo đúng quy định.

Đối với nội dung quảng cáo, Đài thực hiện kiểm tra kỹ các nội dung quảng cáo, bảo đảm trung thực, chính xác, rõ ràng, khơng gây thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh và người tiếp nhận quảng cáo. Chấp hành tốt các quy định về tiếng nói, chữ viết trong quảng cáo, loại bỏ nội dung quảng cáo về sản phẩm hàng hóa dịch vụ mập mờ, lừa dối gây nhầm lẫn người tiêu dùng. Đặc biệt, Đài yêu cầu dừng lịch, hủy lịch quảng cáo đối với những sản phẩm vi phạm thuần phong mỹ tục, sử dụng hình ảnh bản đồ Việt Nam trong quảng cáo mà không thể hiện đầy đủ chủ quyền quốc gia, khơng phát sóng các nội dung quảng cáo như: băng vệ sinh, bao cao su, thuốc chữa bệnh ngoài da, thuốc tẩy giun

sán, dung dịch vệ sinh phụ nữ và các loại sản phẩm hàng hóa tương tự khơng được phát trong khoảng thời gian từ 18 giờ đến 20 giờ hàng ngày…Bên cạnh đó, các khung giờ quảng cáo được phân biệt với các chương trình khác bằng hình mục quảng cáo.

Như vậy, có thể nói, mặc dù những năm gần đây xu hướng xem truyền hình đã thay đổi, xu thế chuyển dịch sản phẩm quảng cáo từ truyền hình sang Internet ngày càng mạnh mẽ, hoạt động quảng cáo trên các Đài địa phương nói chung và Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Kon Tum nói riêng gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ báo điện tử, mạng xã hội. Tuy nhiên, công tác quản lý và việc tổ chức các hoạt động dịch vụ, quảng cáo của Đài vẫn luôn bảo đảm tuân thủ đầy đủ, nghiêm túc các quy định của pháp luật về quảng cáo. Qua các đợt thanh tra chuyên ngành lĩnh vực phát thanh, truyền hình do các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện, hoạt động quảng cáo của Đài Phát thanh -Truyền hình tỉnh Kon Tum được đánh giá bảo đảm đúng quy định của pháp luật, khơng có sai sót, vi phạm bị nhắc nhở hoặc bị kiến nghị các cơ quan chức năng xử lý.

b. Những tồn tại hạn chế

Do tỉnh cịn nhiều khó khăn nên nguồn thu sự nghiệp của cơ quan chưa đảm bảo, đài gặp khơng ít khó khăn về thực hiện nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền.

Đài gặp nhiều khó khăn do phải tự bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên từ năm 2020 theo quy hoạch. Nguồn thu của các đài chủ yếu dựa vào ngân sách Nhà nước và quảng cáo. Trong khi đó mạng xã hội và các phương thức truyền thông đa phương tiện, các thiết bị thơng minh, xu hướng số hóa tiếp tục phát triển mạnh mẽ khiến Đài Phát thanh- Truyền hình tỉnh Kon Tum gặp nhiều thách thức trong việc duy trì lượng khán thính giả và phát triển các nền tảng số.

Ngoài ra, sự dịch chuyển khán giả từ truyền hình truyền thống sang truyền thông số ngày càng tăng kéo theo sự sụt giảm doanh thu quảng cáo truyền hình. Trong những năm gần đây doanh thu quảng cáo truyền hình có xu hướng sụt giảm mạnh do sự cạnh tranh quảng cáo với các trang thông tin điện tử tổng hợp và các mạng xã hội lớn của nước ngoài như YouTube, Facebook...cũng khiến Đài gặp khó khăn

Trong khi đó, Đài Phát thanh- Truyền hình tỉnh Kon Tum đang lúng túng trong việc xây dựng kế hoạch tự chủ tài chính theo tinh thần quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và triển khai đặt hàng tuyên truyền.

Do dịch COVID-19 kéo dài, thời gian giãn cách xã hội nhiều, thực hiện mục tiêu kép, vừa phát triển kinh tế, vừa phòng, chống dịch, đẫn đến khó khăn trong việc khai thác thơng tin, tuyên truyền, nguồn thu hạn chế chưa thể tập trung đầu tư nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình để lại dấu ấn trong lịng khán, thính giả.

Khả năng thu hút khán giả thường xuyên theo dõi các chương trình của Đài Phát thanh -Truyền hình tỉnh Kon Tum cịn thấp.

Chưa thu hút được nhiều quảng cáo và các nhà tài trợ chương trình.

Việc đầu tư sản xuất chương trình ngày nay địi hỏi kinh phí đầu tư khá lớn mới có thể có được những chương trình có chất lượng về nội dung lẫn hình thức thể hiện. Đài phải tăng chi phí sản xuất chương trình, đầu tư kỹ thuật cơng nghệ, tăng chi phí cho việc

mua bản quyền và nhiều chi phí khác…để nhằm nâng cao chất lượng nội dung chương trình đồng thời cũng để nhằm tăng tính cạnh tranh trong điều kiện mới.

c. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, khó khăn trong hoạt động quảng cáo tại Đài Phát thanh -Truyền hình tỉnh Kon Tum

Khơng giống như các phương tiện truyền thông truyền thống khác, quảng cáo trên truyền hình là phương tiện “ngốn tiền” nhất. Để sản xuất một mẩu quảng cáo, cần thực hiện các công việc bao gồm thuê người viết kịch bản, diễn viên, biên tập, đạo cụ quay hoặc thuê một agency quảng cáo, và tất cả chỉ là bước đầu tiên. Cần phải trả tiền phát sóng, và nghiên cứu cho thấy quảng cáo trên truyền hình có hiệu quả nhất khi được phát đi phát lại. Và để muốn quảng cáo của mình được phát nhiều lần, đài có giá phát sóng cao sẽ khiến doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum phải cân nhắc rất nhiều để cân đối ngân sách phù hợp.

Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ khơng có đủ kinh phí để đầu tư cho việc quảng cáo các sản phẩm của doanh nghiệp mình trên truyền hình. Mặt khác Với sự phát triển cực nhanh của mạng xã hội, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đang tích cực khai thác khả năng quảng cáo miễn phí trên mạng xã hội. Đây là một trong những xu thế mới của các doanh nghiệp muốn lấn sân sang thị trường thương mại điện tử để quảng bá cho thương hiệu.

Các doanh nghiệp đã nhận thấy rằng nếu quảng cáo trên mạng xã hội này sẽ có số lượng (khách hàng tiềm năng) ghé thăm rất lớn thay vì những chiến lược quảng cáo khác tốn kém hơn rất nhiều và hơn cả thơng qua hình thức này các doanh nghiệp sẽ nhận thấy những nhu cầu của khách hàng dễ dàng hơn.

Quảng cáo trên truyền hình có chi phí tuyệt đối quảng cáo khá cao: Chi phí để phát sóng cho một spot (1 lần quảng cáo) là thấp, nhưng để tạo được hiệu ứng và sự chú ý của khách hàng đến sản phẩm, dịch vụ thì các doanh nghiệp cần phải phát lại quảng cáo nhiều lần.

Ngồi ra, để quảng cáo trên truyền hình đạt hiệu quả, cần phải đầu tư chí cho việc xây dựng clip phim quảng cáo chất lượng và ấn tượng.

Quảng cáo trên truyền hình có tuổi thọ ngắn: Các chương trình quảng cáo truyền hình sau khi khơng phát sóng nữa hầu như sẽ mất hẳn, khơng hề để lại dấu tích như các loại hình quảng cáo khác. Do đó, nội dung quảng cáo phải đặc sắc, lôi cuốn,… phải được phát đi, phát lại nhiều lần mới tạo được ấn tượng với khán giả.

Quảng cáo truyền hình thiếu những phân khúc rõ ràng: Quảng cáo truyền hình khơng có khả năng tập trung vào một phân khúc khách hàng chính xác và cụ thể. Đây là điểm hạn chế cho đài muốn nhắm đến mục tiêu là một đối tượng khách hàng cụ thể.

Quảng cáo trên truyền hình khó thay đổi nội dung: Đối với các loại hình quảng cáo khác như trên báo, Internet,… việc thay đổi thông tin về sản phẩm như: giá cả hay các chương trình khuyến mãi… chỉ đơn giản là thay đổi các phiếu mua hàng là được. Đối với quảng cáo truyền hình thì khác, cần phải cập nhật lại kịch bản và quay lại toàn bộ phim quảng cáo nên sẽ phải tốn nhiều chi phí.

Việc mời và thuyết phục sao cho các doanh nghiệp quảng cáo tại Đài đó là cần phải cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum thấy được những quyền lợi quảng cáo ưu việt mà họ sẽ có được khi quảng cáo tại Đài Phát thanh- Truyền hình tỉnh Kon Tum.

3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢNG CÁO VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH TỈNH KON TUM

3.2.1. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quảng cáo trên truyền hình

Để góp phần hồn thiện pháp luật về quảng cáo, cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau:

Một là, khẩn trương rà soát một cách đồng bộ và kịp thời nhằm phát hiện, sửa đổi,

bổ sung các quy định pháp luật mới nhằm giảm bớt những rắc rối về thủ tục, phát huy vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các chủ thể trong hoạt động quảng cáo hiện nay;

Hai là, cần phải đảm bảo tính rõ ràng, cụ thể trong việc sử dụng từ ngữ khi xây

dựng các quy định pháp luật về quảng cáo. Trong trường hợp khơng thể cụ thể hóa trong luật thì phải có quy định chuẩn rõ ràng để tránh tình trạng một khái niệm được hiểu theo các nghĩa khác nhau.

Ba là, cần bổ sung những quy định cụ thể nhằm tăng trách nhiệm của cơ quan

truyền thông đại chúng hơn nữa trong việc đưa những sản phẩm quảng cáo qua phương tiện truyền thông đại chúng và internet đúng quy định pháp luật, đảm bảo quyền được tiếp cận thơng tin trung thực, chính xác đối với người xem, nghe.

Bốn là, đối với quy định của pháp luật về quảng cáo các loại hàng hóa đặc biệt

(rượu, bia), chúng tôi cho rằng, rượu, bia vốn là loại hàng hóa có nguy cơ cao gây bất lợi cho người tiêu dùng, vì vậy cần phải có những quy định chặt chẽ để người tiêu dùng có ý thức cao hơn về tác hại khi lạm dụng rượu bia. Vì vậy, cần sửa đổi quy định về nồng độ cồn của rượu bị cấm quảng cáo trong Luật Thương mại cho phù hợp với Luật Quảng cáo, là luật chuyên ngành điều chỉnh trực tiếp lĩnh vực này.

Năm là, cần thống nhất quy định trong Luật Quảng cáo về việc xây dựng các cơng

trình quảng cáo ngồi trời. Theo đó, cần bỏ quy định về xin giấy phép xây dựng cơng trình quảng cáo mà chỉ quản lý theo hình thức xem xét xem cơng trình đó đã được xây dựng đúng theo quy hoạch phần đất dành cho các cơng trình quảng cáo hay chưa. Đối hình thức quảng cáo bằng băng rơn, tờ rơi cũng cần phải có quy định cụ thể trong Luật Quảng cáo về việc xin cấp phép treo băng rôn quảng cáo và quy hoạch về khu vực được treo băng rôn quảng cáo ở các thành phố, thị xã, khu đơ thị một cách hợp lý để tránh tình trạng mất thẩm mỹ, mỹ quan đơ thị.

Sáu là, cần quy định bổ sung trách nhiệm của người ký hợp đồng làm đại diện

thương hiệu cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đối với nội dung quảng cáo sản phẩm mà

Một phần của tài liệu Pháp luật về quảng cáo trên truyền hình Thực tiễn tại Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh Kon Tum (Trang 30 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)