2020
2.2.3. Một số chỉ tiêu về chất lượng huy động vốn tại ngân hàng ACB – CN KonTum
Tum
a. Phân tích khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của NVHĐ
Huy động vốn và sử dụng vốn là hai hoạt động kinh doanh cơ bản của các NHTM, có mối quan hệ qua lại, ràng buộc lẫn nhau. Các NHTM không chỉ quan tâm tới việc huy động thật nhiều vốn mà cịn phải tìm nơi cho vay, đầu tư sao cho có hiệu quả. Nếu ngân hàng chỉ chú trọng tới việc huy động nhiều vốn mà bỏ ngỏ hoạt động cho vay, đầu tư thì sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn; trong khi nguồn huy động vào vẫn phải trả chi phí thì lợi nhuận của ngân hàng tất yếu sẽ suy giảm. Ngược lại, nếu nguồn vốn huy động không đủ để đáp ứng hoạt động cho vay, đầu tư thì ngân hàng sẽ dần mất đi cơ hội kinh doanh, mở rộng khách hàng… từ đó làm uy tín ngân hàng giảm sút.
Xác định cho vay là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu ở các NHTM Việt Nam. Vì vậy, Ngân hàng ACB - CN Kon Tum luôn cố gắng đáp ứng nhu cầu khách hàng trên cơ sở hai bên cùng có lợi, từ đó đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng dư nợ một cách an toàn, hiệu quả và chắc chắn với nền kinh tế. Bởi vậy, việc tăng trưởng nguồn vốn là điều kiện trước nhất để CN mở rộng cho vay, đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng.
Việc phân tích chỉ tiêu dư nợ/ tổng NVHĐ nhằm đánh giá khả năng chủ động trong hoạt động tín dụng và khả năng sử dụng nguồn vốn huy động của CN có hiệu quả hay không. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều khơng tốt, bởi vì nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của CN kém. Ngược lại, chỉ tiêu này nhỏ thì Ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động khơng hiệu quả. Vì vậy, ta cùng xem xét bảng số liệu sau:
Bảng 2.6. Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động của ACB - CN Kon Tum giai đoạn 2018 - 2020
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Tổng dư nợ 249.29 288.24 212.23
Tổng vốn huy động 39.7 43.1 43.4
Tổng dư nợ/ tổng vốn huy động 6.27 6.68 4.89
Nguồn: Báo cáo KQH ĐKD NNHTM ACB chí nhánh kontum)
Qua bảng 2.6 ta thấy năm 2018, tỷ lệ dư nợ so với tổng vốn huy động chỉ đạt 6,27 lần cho thấy một đồng vốn huy động chỉ cho vay được 6,27 đồng; sang năm 2019 chỉ số này là 6,68%, điều này chứng tỏ CN đã tranh thủ vốn huy động tốt hơn so với năm 2018; tới năm 2020 do phải chi trả các khoản lãi cũng như tình hình dịch Covid-19 nên tỷ lệ dư nợ so với tổng vốn huy động của CN giảm xuống sâu chỉ cịn 4,89.
b. Chi phí huy động vốn
Như ta đã biết, một nguồn vốn huy động được coi là có hiệu quả khi đáp ứng hai điều kiện:
30
+ Thứ nhất, về qui mô và cơ cấu của nguồn đáp ứng được các nhu cầu kinh doanh của ngân hàng
+ Thứ hai, chi phí cho nguồn phải ở mức chấp nhận được.
Trong hai điều kiện trên thì điều kiện thứ hai được các ngân hàng quan tâm hơn cả. Bởi vì, nó quyết định trực tiếp tới lợi nhuận của ngân hàng. Chi phí vốn thường bao gồm các khoản như: chi phí trả lãi tiền gửi, chi phí về cơ sở vật chất kỹ thuật, chi phí giao dịch… nhưng trong đó chủ yếu vẫn là chi phí trả lãi.
Để tăng cường nguồn vốn huy động, thu hút khách hàng, trong thời gian qua, ACB đã liên tục đưa ra một mức lãi suất hợp lý trong từng thời kỳ. Chi phí huy động và lãi suất