3.2.1 .Giải pháp về đất đai
3.2.5. Giải pháp đào tạo nguồnnhân lực
- Kết hợp đồng bộ giữa tập huấn và khuyến nông, ưu tiên đào tạo ngành nghề, công nhân kỹ thuật, kiến thức về quản lý và sản xuất kinh doanh, kiến thức thị trường, thu hút lao động có trình độ cao.
40
- Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo với các ngành, các địa phương với các cơ quan xúc tiến việc làm, các khu cơng nghiệp, các khu du lịch, để có kế hoạch đào tạo phù hợp với chuyển đổi cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn của tỉnh.
- Đầu tư nâng cao dân trí, dạy nghề, chuyên môn kỹ thuật sản xuất, quản lý cho người lao động.
3.2.6. Giải pháp về đầu tƣ vốn cho phát triển ngành nông nghiệp.
- Tập trung đầu tư cho hoàn thiện kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nhất là các vùng tiềm năng chuyển đổi, các vùng sản xuất tập trung.
- Tăng cường vốn đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu, khuyến nông, ứng dụng cơng nghệ cao vào quy trình sản xuất, mua sắm máy móc phục vụ cơ giới hóa, đào tạo nghề cho nông dân và chuyên môn cho lực lượng cán bộ, quản lý khuyến nông, nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng nông sản.
- Huy động nguồn vốn tín dụng, đầu tư phát triển của nhà nước để đảm bảo đủ vốn cho các dự án sản xuất chế biến hàng xuất khẩu, dự án phát triển nông-lâm-nghiệp.
41
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trong bối cảnh mở cửa và hội nhập kinh tế là chủ trương của Đảng và Nhà nước ta đưa ra từ nhiều năm nay, là một vấn đề cấp thiết và có ý nghĩa to lớn trong quá trình phát triển kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một động thái quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế nhằm tạo ra một cơ cấu hoàn thiện hơn và hợp lý trên cơ sở khai thác tốt các nguồn lực.
Trong những năm qua, cùng với sự cố gắng của Đảng ủy, Chính quyền địa phương và nhân dân tỉnh Kon Tum đã và đang từng bức hoàn thiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Tuy nhiên, với xuất phát điểm thấp thì nền kinh tế vẫn cịn nặng về ngành nông nghiệp, năng suất lao động của ngành so với các tỉnh lân cận với cả nước còn thấp, đời sống nhân dân vẫn còn khá thấp. Với mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, phát triển nhanh, bền vững thì việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh, bền vững là một trong nghững nhiệm vụ hàng đầu của tỉnh Kon Tum trong những giai đoạn tiếp theo.
Trong thời gian tới, tỉnh sẽ phấn đấu cơ cấu kinh tế năm 2025 đối với Nông -Lâm - Thủy sản chiếm 19-20% , Công nghiệp-Xây dựng chiếm 32-35% và Thương mại-Dịch vụ chiếm 42-43%.
Để thực hiện mục tiêu đề ra, phải tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp về thị trường và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào sản xuất để đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển, thục hiện cơng tác quy hoạch; phát triển kết cấu hạ tầng,...nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo mục tiêu đề ra, để cải thiện đời sống của người nhân, tạo công ăn việc làm cho lao động nhàn rỗi, giải quyết phần nào tệ nạn xã hội và góp phần tăng trưởng kinh tế của địa phương.
2. KIẾN NGHỊ
Nhằm thúc đẩy cơ cấu kinh tế tỉnh Kon Tum chuyển dịch tích cực theo hướng CNH, HĐH, đề tài cần kiến nghị một số nộ dung cụ thể sau:
Đối với Chính phủ, các Bộ, ngành trung ương: Đẩy nhanh tiến độ phê duyệt, triển khai và xây dựng các cơng trình hạ tầng trọng điểm.
Đối với Tỉnh ủy: Đề ra các nghị quyết, chương trình hành động cụ thể nhằm tiếp tục thực hiện các chủ trương CDCCKT theo hướng CNH, HĐH, giảm nhanh tỷ trọng nông nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng CN-XD và dịch vụ.
Đối với UBNN tỉnh:
- Xây dựng lộ trình, kế hoạch chi tiết cho từng giai đoạn phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, phân công nhiệm vụ cụ thể, tăng cường chỉ đạo phối hợp giữa các ngành, sở.
- Kiên quyết nói khơng với những dự án cơng nghiệp gây ô nhiễm môi trường và công nghệ lạc hậu.
- Ban hành các chính sách ưu đãi, đẩy mạnh mời gọi đầu tư nước ngoài, thu hút đầu tư vào các vùng kinh tế khó khăn. Đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, tạo điều kiện kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể phát triển.
42
- Sớm xây dựng và rà sốt điều chỉnh, cơng bố rộng rãi quy hoạch của các ngành, định hướng phát triển và chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành trong từng giai đoạn trên các phương tiện truyền thông đại chúng, tổ chức các cuộc hội thảo để lấy ý kiến phản biện xã hội của các nhà khoa học, nhà quản lý và người dân.
- Tăng cường đầu tư cho giáo dục và dạy nghề, nâng cấp cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, liên kết đào tạo đảm bảo chất lượng, trình độ lao động bằng hoặc cao hơn trình độ chung của vùng Tây Nguyên, đáp ứng nhu cầu của của q trình phát triển kinh tế nói chung và CDCCKT theo hướng CNH, HĐH nói riêng.
- Ban hành các chương trình hỗ trợ phát triển các sản phẩm chủ lực của tỉnh trong các lĩnh vực Nông-Lâm-Thủy sản, CN-XD, DV-TM nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường.
Đối với các doanh nghiệp:Phải tận dụng sự hỗ trợ của nhà nước, chủ động trong sản xuất và kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Tổng cục thống kê tỉnh Kon Tum năm 2018-2020
http://www.thongkekontum.gov.vn/xem-tin-tuc.aspx?id=20650 http://www.thongkekontum.gov.vn/xem-tin-tuc.aspx?id=20590 http://www.thongkekontum.gov.vn/xem-tin-tuc.aspx?id=20691
[2] Kết quả sản xuất tỉnh Kon Tum năm 2018-2020 của Sở NN & PTNT tỉnh Kon Tum. [3]Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Kon Tum năm 2018-2020 của Sở NN & PTNT tỉnh Kon Tum.
[4] Trang thông tin điện tử Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Kon Tum.
https://tuyengiaokontum.org.vn/
https://tuyengiaokontum.org.vn/Khoa-giao/bao-cao-ve-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-nam- 2018-1298.html
[5] Download luận văn thạc sĩ ngành địa lí học với đề tài: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long theo hướng phát triển bền vững, cho các bạn làm luận văn tham khảo.
https://www.slideshare.net/trongthuy3/luan-van-chuyen-dich-co-cau-kinh-te-nong- nghiep-tinh-vinh-long-9d