Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH TM XNK hưng thịnh (Trang 44 - 48)

Tài sản ngắn hạn Hệ số KNTT nợ ngắn hạn =

Nợ ngắn hạn

Hệ số này đo lường khả năng mà các tài sản ngắn hạn có thể chuyển đối thành tiền để hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn. Nếu hệ số này ở mức xấp xỉ bằng 1 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ và tình hình tài chính bình thường.

b. Hệ số khả năng thanh toán nhanh

44

Hệ số này đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng việc chuyển đổi tài sản ngắn hạn (không kể hang tồn kho) thành tiền.

Tiền + đầu tư tài chính ngắn hạn + Phải thu Hệ số KNTT nhanh =

Nợ ngắn hạn

c. Hệ số khả năng thanh toán nhanh tức thì

Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn tại thời điểm xem xét. Nếu hệ số này lớn hơn 0.5 thì tình hình thanh toán tương đối khả quan, nếu nhỏ hơn 0.5 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong thanh toán công nợ. Tiền + đầu tư tài chính ngắn hạn

Hệ số KNTT tức thì =

Nợ ngắn hạn 3.2.5.2. Chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động

Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho

− Vòng quay hàng tồn kho: phản ánh số lần mà hang tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ và xác định theo công thức:

Giá vốn hàng bán Vòng quay hàng tồn kho =

Hàng tồn kho bình quân

Số ngày trong kỳ phân tích Số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho =

Vòng quay hàng tồn kho

Hệ số này phản ánh hiệu quả quản trị hang tồn kho của DN. Thông thường so với kỳ trước nếu vòng quay hang tồn kho giảm hay số ngày 1 vòng quay tăng lên cho thấy thời gian hang tồn kho còn tồn tại trong kho dài hơn, vốn ứ đọng nhiều hơn và ngược lại.

a. Tốc độ luân chuyển khoản phải thu

− Vòng quay KPT đo lường mức độ đầu tư vào các KPT để duy trì mức doanh số bán hàng cần thiết cho doanh nghiệp, qua đó có thể đánh giá hiệu quả của một chính sách tín dụng doanh nghiệp.

DTT về bán hàng và cung cấp dịch vụ Vòng quay các KPT =

Các khoản phải thu bình quân

− Kỳ thu tiền trung bình cho biết khoảng thời gian từ ngày DN xuất hàng đến khi DN thu được tiền về.

Số ngày trong kỳ phân tích Kỳ thu tiền trung bình =

Vòng quay KPT

b. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động

− Số vòng quay VLĐ phản ánh số vòng quay VLĐ trong một thời kỳ nhất định. Nếu số vòng quay tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ tăng và ngược lại.

Tổng mức luân chuyển VLĐ Số vòng quay VLĐ (L) =

VLĐ bình quân trong kỳ

− Kì luân chuyển VLĐ phản ánh số ngày cần thiết cho một vòng quay VLĐ. Nếu kỳ luân chuyển càng ngắn thì hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao và ngược lại.

Số ngày quy ước trong kỳ phân tích Kì luân chuyển VLĐ (K) =

Số vòng quay VLĐ

3.2.5.3. Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời.

46

Hiệu suất sử dụng vốn lưu động

Chỉ tiêu này phản ánh số doanh thu được tạo ra trên 1 đồng vốn lưu động bình quân là bao nhiêu. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại.

Doanh thu Hiệu suất sử dụng VLĐ =

VLĐ bình quân

Hàm lượng vốn lưu động

Là số vốn lưu động cần có để đạt được một đồng doanh thu thuần về tiêu thụ sản phẩm. Chỉ tiêu này được xác định như sau.

VLĐ bình quân trong kỳ Hàm lượng VLĐ =

Doanh thu thuần bán hàng trong kỳ

Tỷ suất sinh lời vốn lưu động

Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng vốn lưu động có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế (sau thuế). Tỷ số này càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao và ngược lại.

Lợi nhuận trước thuế (sau thuế) Tỷ suất lợi nhuận VLĐ =

VLĐ bình quân.

Mức tiết kiệm vốn lưu động

Chỉ tiêu này phản ánh số VLĐ có thể tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển VLĐ ở kỳ báo cáo so với kỳ gốc.

1 1 0 1 0 ( ) 360 tk M V = ∗ KK

K1,0: Kỳ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch, năm gốc.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH TM XNK hưng thịnh (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w