2.1.2 .Thu hái giống
2.6 Kỹ thuật trồng cây xanh đường phố
Cây xanh ở đường phố sẽ phát triển tốt nếu chúng được trồng trong hố rộng nhưng không quá sâu, nơi mà đất trồng tơi xốp để cho rễ phát triển, trong đất bị nén chặt phải thay bằng đất khác (đất đen). Do điều kiện đất trồng tại đô thị chủ yếu là đất san lấp hoặc hỗn hợp đất và xà bần nên trong quá trình trồng cây sẽ tận dụng một phần đất tại chỗ và cung cấp đất, phân bón theo định mức. Tỉ lệ kích thước phù hợp là hố trồng có đường kính gấp 2/3 lần đường kính của bầu đất, hố trồng phải được đào và làm tơi xốp. Cần bón phân chuồng hoai hay các loại phân hữu cơ khác cho cây trồng ngay khi trồng cây.
Các bước trồng cây xanh có kích thước bầu 60 x 60 x 60 cm :
Bước 1 : Khảo sát hiện trạng vỉa hè, hạ tầng
- Khảo sát các thông tin về hạ tầng như đường cáp điện ngầm, hệ thống cấp thoát nước, hố ga, đèn chiếu sáng… qua các thơng tin có được từ bản vẽ thiết kế, ghi nhận tại hiện trường hoặc từ người dân sinh sống tại khu vực.
- Trước khi tiến hành định vị và đào hố trồng cây cần phải xác định chính xác những cơng trình ngầm hiện hữu hoặc đào thăm dị trước.
25
Bước 2 : Định vị vị trí trồng cây
Đối với tuyến đường trồng mới trên tồn tuyến (dự án thi cơng chưa
có sẵn hố)
- Dùng dây, thước đo để chia khoảng cách giữa các vị trí sẽ được bố trí cây xanh cho phù hợp theo bản vẽ thiết kế, đảm bảo cây trồng thẳng hàng, đều nhau.
- Dùng sơn màu xịt để xác định vị trí tim của từng cây.
Đối với tuyến đường trồng bổ sung vào hố trống, vị trí trống
- Xác định tim cây để thực hiện trồng thẳng hàng với các cây liền kề trên tuyến đường.
Bước 3 : Lựa chọn và vận chuyển cây từ vườn ươm đến công trường
- Sử dụng xe ô tô cẩu để vận chuyển cây đến nơi trồng, lưu ý quá trình cẩu cây, vận chuyển cây tránh làm bầu cây bị nứt, vỡ, không để gãy cành nhánh.
- Sử dụng ruột xe hoặc bao bố quấn cố định xung quanh thân cây tại vị trí buộc dây cẩu để đảm bảo thân cây không bị tổn thương.
- Dùng dây cẩu cột vào vị trí đã quấn.
- Dùng xe cẩu để cẩu cây lên xe, cố định chắc chắn đảm bảo cây không xê dịch khi xe di chuyển.
- Cây xanh chở đến công trường được giám sát chủ đầu tư kiểm tra và nghiệm thu trước khi trồng.
Bước 4 :Chuẩn bị vật liệu trồng cây gồm đất màu, phân hữu cơ, nọc
chống, nẹp gỗ, bo kẹp, dây đai, ống nhựa, đinh… và các dụng cụ lao động (cuốc, xẻng, xà beng), máy móc thi cơng (máy đục bê tơng, máy phát điện) trước khi trồng cây.
Bước 5 : Phá dỡ nền, hè (bê tông, gạch vỡ)
- Dùng máy đục bê tông phá vỡ gạch lát hoặc lớp nền xi măng theo kích thước 0,8 x 0,8 mét.
26
Bước 6 : Đào hố trồng cây
- Đối với cây xanh trồng đường phố có kích thước bầu cây 0,6 x0,6 mét : Từ vị trí tim cây, tiến hành đào hố trồng hình vng có kích thước 0,8 x 0,8 x 0,8 mét. Khi đào hố lưu ý gom đất riêng và nhặt sạch gạch đá, xà bần.
- Trường hợp đất trồng tại hố đào không đảm bảo (đất bùn sét, cát, bạc màu, nhiều xà bần…), cần có báo cáo cho kỹ thuật phụ trách thi công để bổ sung thêm đất màu, giá thể, phân hữu cơ đảm bảo cho sự sinh trưởng, phát triển của cây.
- Đối với các hố trồng cây bị ngập nước hoặc có đường cáp điện ngầm, ống nước bên dưới, cần báo ngay cho kỹ thuật phụ trách thi công để phối hợp với giám sát chủ đầu tư có biện pháp xử lý phù hợp. Cụ thể như định vị lại vị trí trồng cây hoặc thanh lý, tái lập vị trí trồng…
Hố trồng bị ngập nước do khả năng thoát nước của đất kém hoặc do mực nước ngầm cao
27
- Sau khi đào hố, xúc đất ra ngoài cho vào bao tập kết tại vị trí phù hợp ngay cơng trường.Đất đào được lần lượt chuyển lên xe tải chở đi đổ đến khu vực quy định trong ngày.
Hố trống cây được đào đúng kích thước và được giám sát chủ đầu tư nghiệm thu trước khi tiến hành trồng cây.
Bước 6 : Vận chuyển đất trồng cây, phân bón để chuẩn bị trồng cây
- Đất trồng cây, phân bón được đổ ngay cạnh hố đào để thuận tiện cho việc trồng cây.
- Đất tại chỗ sau khi được nhặt sạch gạch, đá được trộn với phân hữu cơ và cho vào hố đến cao độ của đáy bầu hoặc cao hơn từ 3 – 5 cm để tránh làm sụt lún bầu cây sau khi trồng cây và tưới nước.
28
Bước 7 : Trồng cây
- Tháo bỏ bao bầu cây đối với bao bầu cây bằng chất liệu plastic khơng có khả năng tự phân hủy, đối với bầu cây được bó bằng bao bố thì khơng cần tháo bầu. Lưu ý khơng làm bể bầu trong q trình tháo.
- Cây xanh đưa vào hố trồng được kiểm tra, chỉnh sửa cho cân đối, thân cây được đặt thẳng đứng trùng với vị trí tim cây đã xác định. Điều chỉnh cho cây thẳng đứng, kiểm tra theo hai hướng song song và vng góc với vỉa hè. Cắt bỏ hết dây ni lông quấn xung quanh bầu cây.
- Lấp đất màu vào hố, dùng cừ đầm nén đất xung quanh bầu cây, lưu ý tránh làm bể bầu nhưng không đầm nén quá chặt làm rễ cây không phát triển được. Cổ rễ cây được đặt cao hơn từ 3 – 5 cm so với mặt đất để tránh làm cây bị lấp cổ rễ sau khi tưới nước. Nếu trồng quá cao dễ dẫn đến cây bị ngã đổ.
29
Bước 8 : Lắp dựng nọc chống
- Lắp dựng nọc chống khi mới trồng đảm bảo cây không bị nghiêng, xô ngã trong mùa mưa bão và giữ bộ rễ chắc khi rễ cây chưa bám đất.
- Cây mới trồng phải được chống giữ chắc chắn, ngay thẳng.
30 (1) Định vị vị trí 3 cọc chống theo hình tam giác đều, đóng cọc chặt xuống nền đất 1 góc tụ 60o.
(2) Đo, cân chỉnh, đóng nẹp gỗ nối 3 đầu cọc chống bằng đinh để cố định 3 đầu cọc chống.
(3) Luồn dây đai vào ống nhựa mềm để tránh làm trầy xướt thân cây tại vị trí tiếp giáp với thân cây.
(4) Sử dụng dây đai liên kết thân cây với 3 cọc chống để giữ thân cây ln ở vị trí trọng tâm tam giác đều với 3 cọc chống là 3 đỉnh của tam giác. Sử dụng bo kẹp bằng thép để nối 2 đầu dây đai.
31 (5) Dùng cưa máy cắt đoạn thừa của 3
đầu cọc chống cho bằng nhau.
(6)Cọc chống hoàn chỉnh, thực hiện đúng kỹ thuật giúp cây đứng vững.
32
Ngồi ra, đối với những cây xanh đem trồng có kích thước lớn hoặc khi thực hiện chống sửa lại các cây mới trồng có kích thước lớn, cây loại 1 bị nghiêng, ngã do mưa gió có thể sử dụng bộ nọc chống 4 chân để tăng khả năng chống đỡ.
Bước 8 : Chăm sóc và bảo dưỡng cây sau khi trồng
-Sau khi trồng xong phải tưới nước ngay. Trong thời gian bảo dưỡng cây xanh sau khi trồng, thực hiện tưới nước bằng xe bồn 1 ngày 1 lần vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát.Sau đó tùy theo thời tiết, nếu mưa liên tục thì khỏi tưới, nếu nắng liên tục 2 ngày thì ngày thứ 3 bắt buộc phải tưới cây, đảm bảo cây luôn được xanh tốt.
- Đối với cây xanh khơng có bồn cỏ gốc cây, thực hiện làm cỏ quanh gốc cây, vun gốc và dọn vệ sinh để đảm bảo trong quá trình tưới nước được thấm xuống đất, không bị tràn ra đường.
33
- Sau thời gian bảo dưỡng, trong q trình chăm sóc duy tu cây mới trồng, thường xuyên kiểm tra nọc chống, chỉnh sửa, thay thế nọc chống bị xiêu vẹo, hư mục, dây đai neo giữ bị đứt… để đảm bảo cây luôn đứng vững.
- Thực hiện tưới nước (120 lần/năm), bón phân hữu cơ (1 lần/năm) đối với cây mới trồng khơng có bồn cỏ gốc cây.
- Thực hiện cắt tỉa những cành, chồi mọc khơng thích hợp để tạo dáng cho cây.
Công tác chống sửa cây nghiêng
- Cây xanh sau khi trồng bị nghiêng do nhiều nguyên nhân khác nhau như do ảnh hưởng của mưa gió, do nọc chống bị xiêu vẹo khơng chống đỡ được cây…
- Trước khi chống sửa cần cắt tỉa bớt cành nhánh vươn dài, nhánh xụ, chồi mọc khơng thích hợp nhưng vẫn giữ lại ngọn cây và bộ khung tàn của cây.
- Đối với cây mới trồng bị nghiêng : tháo bỏ bộ nọc chống cũ, dựng cây thẳng đứng và tiến hành lắp dựng lại bộ nọc chống mới cho cây.
- Đối với cây mới trồng sắp lên loại 1, cây loại 1 : do kích thước cây lớn nên phải thực hiện đào nhẹ phần gốc cây, dựng cây thẳng đứng và tiến hành chêm gốc để giữ cây thẳng đứng, lắp bộ nọc chống mới để chống đỡ cho cây.
34