Biện pháp làm giảm hậu quả của việc sống thử

Một phần của tài liệu nghiên cứu khoa học về quan niệm sống thử (Trang 28 - 32)

2.4.1 .Các yếu tố cá nhân

3.2. Biện pháp làm giảm hậu quả của việc sống thử

3.2.1. Sự quan tâm của gia đình

Các gia đình có con cái trong độ tuổi học sinh, sinh viên cần có các biện pháp nhắc nhở, kiểm sốt, giáo dục các bạn trẻ nhận ra sai lầm của việc sống thử.

3.2.2. Nhà trường và các hoạt động xã hội

3.2.2.1 Nhà trường

Trước hết, nhà trường cần tăng cường giáo dục, tuyên truyền về vấn đề giới tính và sức khỏe sinh sản nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh, sinh viên. Đồng thời, cần bổ sung đội ngũ giáo viên có chất lượng, chun mơn, am hiểu tâm lý học sinh, sinh viên để từ đó dễ dàng tuyên truyền, phổ biến về vấn đề này. Bên cạnh đó cũng phải tăng cường những buổi sinh hoạt, ngoại khóa để cho sinh viên có thể học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm với nhau về cuộc sống

3.2.2.2 Các hoạt động xã hội

Nhà nước và các cơ quan chức năng cần quan tâm hơn nữa về vấn đề nhà ở của sinh viên, xây dựng các khu Làng sinh viên đảm bảo chất lượng và phù hợp với nhiều hoàn cảnh của mỗi sinh viên... Nâng cấp và cải tạo những khu trọ của sinh viên đồng thời ổn định giá cả thuê phòng trọ của sinh viên sao cho hợp lý.

Nâng cao tinh thần, trách nhiệm cho sinh viên trong lối sống tập thể Tun truyền lối sơng văn hóa, lành mạnh ở các khu trọ sinh viên, tạo khơng khí đồn kết giữa các thành viên trong khu trọ với nhau.

Đồng thời, làm công tác tư tưởng đến các hộ dân giúp đỡ những sinh viên thuê trọ để tạo được sự hòa đồng giữa chủ nhà và người thuê giúp đỡ nhau trong sinh hoạt và trong cuộc sông hàng ngày.

3.2.2.3. Có cách nghĩ đúng đắn về tình u và quan hệ trước hơn nhân

Cấm đốn chưa bao giờ là một biện pháp hữu hiệu, nhất là đối với những nhu cầu sinh lý cơ bản của con người như tình dục. Theo tơi, chúng ta chỉ có một cách là giáo dục sức khỏe giới tính. Sinh viên là những người có trí thức, đa phần thơng minh, với kiến thức đầy đủ họ sẽ tự chọn cho mình một cách thức sinh hoạt đúng.

3.3. Khuyến nghị.

1. Cần coi sống thử như một hiện tượng xã hội mới trong xã hội Việt Nam. Vì vậy cần phải có những định hướng cho giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng có một cách đánh giá, nhìn nhận đúng đắn về nó để từ đó mỗi sinh viên khi tham gia vào đó phải tự chịu trách nhiệm với những hậu quả nó đem lại.

2. Trong các chương trình giáo dục sức khỏe giới tính trong trường phổ thơng và trường đại học, cao đẳng cần thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận, ngoại khóa về giáo dục sức khỏe giới tính, an tồn tình dục, riêng với các trường đại học, cao đẳng và các trường chuyên nghiệp Đoàn trường kết hợp với Hội sinh viên tổ chức những hội nghị, hội thảo, ngoại khóa… hoặc tuyên truyền trên đài phát thanh, mạng nội bộ của trường các chương trình, bài viết bàn về sống thử, sống chung trước hơn nhân để sinh viên có nhận thức đúng đắn về hiện tượng xã hội này và giúp cho những đơi có quyết định tham gia sống thử chuẩn bị được tâm lý, biết cách phòng tránh những hậu quả do sống thử đem lại như có thai ngồi ý muốn, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bạo lực …

3. Cần cần có sự gắn kết giữa gia đình, nhà trường và địa phương nơi cư trú để kiểm tra, giám sát tình hình của con em mình trong quá trình học tập cũng như trong các mối quan hệ xã hội khác.

4. Cần có những nghiên cứu, điều tra về sống thử sâu rộng hơn về không gian, thời gian để thấy được kết quả của quá trình sống thử đem lại. Để từ đó có những dẫn chứng cần thiết trong cơng tác tuyên truyền hiểu biết về vấn đề sống thử làm cho SV nhận thức đúng đắn và đi đến quyết định riêng cho mình nên hay khơng nên sống thử.

5. Về phía Nhà nước nên có những quy định làm cơ sở pháp lý cho cuộc sống thử nói riêng và chung sống trước hơn nhân nói chung để làm căn cứ xử lý trong những trường hợp có xung đột, bạo lực, tranh chấp tài sản, con cái…

6. Để thực hiện được những giải pháp trên cần có sự đồng thuận, quan tâm một cách có hệ thống và mang tính chiến lược giữa các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và tự bản thân của mỗi người.

Tiểu kết Chương 3

Tóm lại, trong chương 3 tác giả đã đề xuất giải pháp làm giảm hậu quả của việc sống ythuwr của sinh viên. Nghiên cứu trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu đi trước đã đưa ra những giải pháp như: Sự quan tâm của gia đình và xã hội, các hoạt động xã hội, có cách nghĩ đúng đắn hơn về tinh yêu, cần nghiên cứu điều tra về sống thửu sâu rộng hơn về không gian và thời gian, giao dục giới tinh trong nhà trường và đưa là lời khuyến nghị.

KẾT LUẬN

Trong nhận thức của sinh viên sống thử không hẳn là một hiện tượng xấu, đáng lên án. Các cặp đôi sống thử họ chọn cách sống này như là một sự lựa chọn hợp lý với các yếu tố như tình cảm, tâm sinh lý và chứa đựng trong đó cả vấn đề kinh tế nữa. Khi xem xét trên những khía cạnh đó ta thấy nhận thức của sinh viên về vấn đề sống thử khá toàn diện. Qua điều tra, khảo sát và phân tích, tác giả luận văn xin đưa ra một vài kết luận như sau:

1.Phần lớn sinh viên có suy nghĩ chấp nhận sống thử vì cho rằng đó là một lối sống mới, một hệ quả tất yếu trong quá trình xã hội Việt Nam giao thoa với nền văn hóa phương Tây. Ảnh hưởng đó tác động đến xã hội Việt Nam từ chính các nước Châu Á đã chịu ảnh hưởng từ trước đó.

2. Trong các nguyên nhân dẫn đến sống thử, các sinh viên cho rằng yếu tố thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, tình yêu, tình dục là nguyên nhân lớn nhất ảnh hưởng đến quyết định tham gia sống thử. Sự khác biệt giữa xã hội truyền thống và xã hội hiện đại là nhóm các bạn trẻ này dám bước qua bức ngăn của chuẩn mực đạo đức xã hội và họ muốn tạo dựng lên lối sống mới.

3. Quan niệm cởi mở, phóng khống trong tình yêu là một trong những nhân tố tác động dẫn đến quyết định tham gia sống thử của sinh viên lớp Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành 21A, Khoa Quản lý xã hội,Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội.

4. Sự biến đổi tồn diện mơi trường kinh tế - văn hóa – xã hội đã tác động vào mọi mặt đời sống xã hội. Trong các yếu tố đó, sự cạnh tranh về văn hóa giữa một phương Tây hiện đại và một phương Đông truyền thống đã tạo nên sự khác biệt trong nhận thức của các nhóm sinh viên. Sự can thiệp sâu sắc nhất thể hiện gián tiếp thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng và sự tác động qua thực tế cuộc sống của chính các nhóm sinh viên tham gia sống thử đến quá trình nhận thức của inh viên nói chung.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Nguyễn Đức Chiện- luận án tiến sĩ năm 2011.

2. “Tìm hiểu quan niệm, nhận thức, về hơn nhân, gia đình của các thế hệ Việt Nam qua khảo sát một số địa phương thuộc đồng bằng Sông Hồng”-GS.Lê Thi.

3. Luận văn thạc sĩ Xã hội học,2009-Đào Thị Tuyết Mai.

4. Mai Huy Bích. Xã hội học gia đình, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003.

5. Bùi Vân Anh (2006) “Bước đầu tìm hiểu thái độ của nữ SV về sống thử” Tạp chí Tâm lý học số .

6. Trịnh Trung Hịa (2008), “Sống thử bất hạnh thật”, Tạp chí Hạnh phúc gia đình, số 3.

7.Thu Hịe. “Giật mình với tỉ lệ nạo phá thai của học sinh, SV ”, nguồn: http://giaoduc.net.vn , ngày 26/12/2011.

8. Luật Hơn nhân và Gia đình Việt Nam 1960, nxb Phụ nữ 1970.

9.Đào Thị Tuyết Mai (2009) “Nhận thức của SV đại học về sống thử”, luận văn thạc sĩ xã hội học, trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội.

10.Nguyễn Hữu Minh (1995), “Tuổi kết hơn lần đầu ở Việt Nam”, Tạp chí Xã hội học, số 4.

Một phần của tài liệu nghiên cứu khoa học về quan niệm sống thử (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w