Giới thiệu tổng quan về khoa quản lý công nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Xây dựng tình huống đánh giá năng lực sinh viên khoa Quản lý công nghiệp, Trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ (Trang 28)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

3.2 Giới thiệu tổng quan về khoa quản lý công nghiệp

Khoa Quản Lý Công Nghiệp được thành lập theo Quyết định số 66/QĐ- ĐHKTCN ngày 11 tháng 04 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ. Năm 2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt CTĐT ngành Kỹ thuật hệ thống cơng nghiệp, khóa đầu tiên của Khoa Quản lý cơng nghiệp với 65 sinh viên trúng tuyển. Năm 2014, Khoa Quản lý công nghiệp tiếp tục được sự cho phép của Bộ giáo dục và Đào tạo mở thêm ngành Quản lý cơng nghiệp và tuyển sinh khóa đầu với 78 sinh viên. Năm 2019, được sự cho phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo Khoa Quản lý công nghiệp mở thêm ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng. Tính đến thời điểm hiện tại Khoa Quản lý cơng nghiệp đã và đang đào tạo được 8 khóa học gồm 3 ngành QLCN; ngành KTHTCN; ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng. Kể từ tháng 3 năm 2020 Khoa đã kết thúc CTĐT và xét tốt nghiệp cho 300 sinh viên, trong đó có 143 sinh viên ngành KTHTCN và 157 sinh viên ngành QLCN.

Chương 3: Phân tích thực trạng

Suốt quá trình hoạt động, Khoa cũng thực hiện tổ chức cho sinh viên tham gia những hoạt động như văn nghệ, hội trại truyền thống, mùa hè xanh, giao lưu với sinh Thái Lan, Hàn Quốc,..giúp sinh viên năng động, sáng tạo, hòa nhập cộng đồng. Bên cạnh học tập; nhiều sinh viên đạt được các danh hiệu như sinh viên 5 tốt cấp trường, cấp thành phố và cấp trung ương, danh hiệu sao tháng giêng,…Khoa cũng đạt được những thành tích như Đã hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2017-2018, Tập thể lao động xuất sắc năm 2017-2018,…

Nhằm đảm bảo chất lượng trong cơng tác đào tạo, nhà Trường ln có những chính sách tuyển dụng giảng viên nghiêm ngặt và đạt trình độ chun mơn cao. Hiện tại, Khoa QLCN đang có 17 cán bộ, giảng viên tham gia cơng tác gồm có 01 Phó giáo sư, Tiến sĩ; 04 Tiến sĩ; 09 Thạc sĩ và 03 Kỹ sư. Trong đó có 15 giảng viên đang giảng dạy tại khoa, 01 giảng viên đang công tác và 01 hiệu trưởng.

Nhận thấy tầm quan trọng của công tác quản lý và đào tạo, Khoa luôn tuân thủ nghiêm những nhiệm vụ đã được đề ra như:

- Xây dựng và tổ chức CTĐT theo kế hoạch chung của nhà Trường.

- Ln đổi mới chương trình giảng dạy cho phù hợp với nhu cầu của xã hội.

Tổ chức các kế hoạch để phát triển, nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên. Chuẩn hóa mơ hình đào tạo và cơ sở vật chất, tăng cường đảm bảo chất lượng đào tạo đáp ứng hội nhập quốc tế.

- Tổ chức và quản lý các công tác như chất lượng đào tạo, phương pháp đào

tạo và các hoạt động khác của Khoa.

- Xây dựng các chương trình khoa học và cơng nghệ, phát triển các dự án hợp

tác quốc tế, tạo sự gắn kết với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, phối hợp với các tổ chức khoa học và công nghệ.

- Đánh giá cán bộ, giảng viên trong Khoa, tham gia đánh giá cán bộ quản lý

cấp trên, cán bộ quản lý nâng cấp theo quy định của nhà Trường. Quản lý giảng viên, viên chức, người học thuộc Khoa theo phân cấp của Hiệu trưởng.

- Có trách nhiệm quản lý, bảo quản tồn bộ trang thiết bị và cơ sở vật chất

Chương 3: Phân tích thực trạng

- Thi hành chỉ thị khác do Hiệu trưởng giao phó.

3.3 THỰC TRẠNG PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC VÀ NĂNG LỰC SINH VIÊN KHOA QUẢN LÝ CƠNG NGHIỆP

Trong hệ thống giáo dục nói chung, giáo dục đại học nói riêng, đánh giá khơng chỉ là sự phản hồi mà còn tác dộng đến chất lượng giáo dục. Có thể nói, đánh giá là bộ phận hợp thành rất quan trọng, một khâu không thể tách rời của quá trình giáo dục và đào tạo. Đánh giá có vai trị tích cực trong việc điều chỉnh giáo dục, là cơ sở cho việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Ngoài ra, việc đánh giá cịn cung cấp những thơng tin nhằm kịp thời chỉ đạo các hoạt động ở một đơn vị giáo dục, giúp cho việc điều chỉnh thường xuyên các hoạt động giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục.

Bên cạnh đó, đánh giá thúc đẩy q trình học tập của sinh viên, nâng cao trách nhiệm của học sinh trong học tập. Đánh giá thông báo kịp thời giúp sinh viên nhìn nhận quá trình học tập và năng lực bản thân, có ý thức học tập, động viên, khích lệ, tốt hơn, chỉ cho họ thấy những nội dung nào chưa tốt, nội dung nào cần học thêm, học cải thiện, học lại,..Đánh giá giúp sinh viên củng cố tri thức, phát triển trí tuệ, hình thành thói quen tự đánh giá, nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý chí vươn lên trong học tập và rèn luyện. Đánh giá còn tác động đến phương pháp dạy và học. Yêu cầu về nội dung kiểm tra đánh giá đòi hỏi giảng viên và sinh viên phải thay đổi cách học để thể hiện được kết quả học tập thật sự. Do đó, đánh giá cần phải mang tính dự đốn, chi tiết, có tác dụng điều chỉnh, phát triển nâng cao. Từ những vấn đề trên có thể thấy rằng cần có phương hướng, phương pháp đánh giá hợp lý và khách quan. Hiện tại Khoa Quản lý cơng nghiệp đang áp dụng các hình thức đánh giá năng lực sinh viên như sau:

- Đánh giá năng lực chuyên môn.

- Đánh giá kỹ năng mềm.

3.3.1 Năng lực chuyên mơn

Chương 3: Phân tích thực trạng

đánh giá chủ yếu như: đánh giá quá trình, đánh giá tổng kết và đánh giá cân bằng. Đối với việc đánh giá năng lực chuyên môn, Khoa Quản lý công nghiệp vận dụng hai phương pháp là đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết. Cụ thể thì phương pháp đánh giá được phân chia theo tỷ lệ và trọng số như sau:

Bảng 3.1 Phương pháp đánh giá năng lực chuyên môn của sinh viên

Khoa Quản lý công nghiệp

STT Điểm thành phần Quy định Trọng số

1 Điểm bài tập trên lớp Bài tập nhóm hoặc bài tập cá nhân

trên lớp (thay điểm danh)

20%

2 Điển kiểm tra giữa kỳ Kiểm tra trắc nghiệm/tự luận hoặc

báo cáo bài tập trước lớp

20% 3 Điểm thi kết thúc học

phần

Kiểm tra và thi kết thúc mơn bằng các hình thức: báo cáo, tự luận, trắc nghiệm

60%

Tổng 100%

Nguồn: Chương trình dạy học, Khoa Quản lý cơng nghiệp, Trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ, 2019.

Kết quả của việc đánh giá năng lực chun mơn với hai hình thức này được biểu hiện cụ thể thông qua kết quả học tập và phân bổ theo bảng 3.1. Trong đó, năng lực được so sánh, đối chiếu bởi các kiến thức, kỹ năng, thái độ thực tế ở người học với các kết quả mong đợi đã xác định trong mục tiêu dạy học. Kết quả học tập được phản ánh thơng qua kết quả kiểm tra định kì, các kỳ thi, cơng trình nghiên cứu và được thể hiện chủ yếu bằng điểm số theo thang điểm đã được quy định, bằng xếp loại, thể hiện bằng nhận xét, đánh giá phải dựa vào các bằng chứng được thu thập từ nhiều hoạt động khác nhau. Việc đánh giá này đòi hỏi sinh viên phải sử dụng kiến thức thu được để thực hiện những bài kiểm tra, những nhiệm vụ cho từng học phần. Năng lực chuyên môn được đánh giá ở nhiều dạng khác nhau, tùy theo tính chất của từng chuyên ngành đào tạo và tính chất học phần [Phụ lục 6].

Chương 3: Phân tích thực trạng

Kết quả học tập tồn khóa của hai chun ngành QLCN và KTHTCN được đánh giá qua hai hình thức chính là đánh giá q trình và đánh giá tổng kết. Hai hình thức này được thể hiện cụ thể như sau:

Thứ nhất, đối với đánh giá quá trình được thực hiện trong quá trình giảng dạy chiếm tỷ lệ 40% trong thang điểm đánh giá. Việc đánh giá này thơng qua các bài tập nhóm, bài báo cáo, bài kiểm tra cá nhân hay những câu hỏi, tình huống được đặt ra. Ngồi ra một số trường hợp còn được đánh giá bằng việc điểm danh và chiếm 20%/tổng thang điểm đánh giá (Bảng 3.1). Tuy nhiên phương pháp này chỉ nhằm mục đích đánh giá về thái độ, mức độ tiếp thu bài học của sinh viên. Xét theo thang điểm Bloom thì phương pháp đánh giá này chỉ nằm ở cấp độ thứ 1 là nhớ/biết (Remember). Ngoài ra, việc đánh giá này còn rèn luyện, đánh giá một số năng lực

như: năng lực giao tiếp, năng lực tự học – tự nghiên cứu, năng lực tư duy,.. tuy nhiên đối với hình thức đánh giá này lại khơng được đồng nhất cho tất cả các sinh viên và không được phân biệt cho từng năng lực cụ thể. Và phương thức này chỉ mang tính ngắn hạn, mục đích chủ yếu chỉ nhằm nâng cao hoạt động học tập, đánh giá mức độ hiểu và nắm bắt bài học của sinh viên.

Thứ hai, với phương thức đánh giá tổng kết được thể hiện thông qua các bài kiểm tra. Phương thức đánh giá này mang tính định kì và được thực hiện ở một thời điểm cụ thể. Bao gồm bài kiểm tra giữa kỳ chiếm 20%/tổng thang điểm đánh giá và bài kiểm tra kết thúc học phần chiếm 60%/tổng thang điểm đánh giá (Bảng 3.1). Việc đánh giá định kỳ mang tính tổng hợp, bao quát nhằm cung cấp thông tin về mức độ tiếp thu và ứng dụng giải quyết bài toán theo lý thuyết của sinh viên ở mặt kiến thức. Hạn chế của việc đánh giá này chỉ đánh giá được duy nhất về năng lực chun mơn, ngồi ra vừa mang tính định kỳ, vừa mang tính kết hợp nên việc đánh giá này chỉ mang tính tương chất đối vì một số vấn đề như học vẹt, học tủ còn phổ biến. Xét theo thang điểm Boolm thì phương pháp đánh giá này chỉ dừng lại ở cấp độ thứ 2 là cấp độ Hiểu (Understand).

Chương 3: Phân tích thực trạng

cơng nghiệp thơng qua kết quả học tập tồn khóa của hai chun ngành QLCN và KTHTCN như sau:

Biểu đồ 3.1 Thể hiện kết quả học tập tồn khóa của lớp QLCN0114 (Nguồn tự tổng hợp)

Đối với kết quả học tập tồn khóa (Biểu đồ 3.1), cho thấy rằng tỉ lệ sinh viên đạt thành tích học tập xuất sắc và giỏi tăng dần qua các năm. Đặt biệt vào năm cuối thì có đến 9.21% sinh viên có thành tích xuất sắc, 40.51% sinh viên đạt thành tích giỏi và hơn 78% sinh viên đạt thành tích học tập từ khá trở lên. Tuy nhiên tỷ lệ sinh viên xếp loại học tập kém khơng được cải thiện mà cịn có xu hướng tăng dần qua các năm, cụ thể năm thứ nhất có 8.98% đến năm thứ 2, 3, 4 chiếm hơn 17%. Ngoài ra ở năm thứ 1 và năm thứ 2 vẫn khơng có sinh viên nào có thành tích học tập xuất sắc. Đều này cho thấy kết quả học tập của sinh viên chưa được cải thiện và phát triển đúng cách. Nguyên nhân có thể là do đây là khóa đầu tiên của chuyên ngành QLCN cho nên định hướng CTĐT cịn chưa hồn thiện, giảng viên chưa có phương hướng đúng đắn cho sinh viên, sinh viên chưa thích nghi với cách học tập mới,…

Chương 3: Phân tích thực trạng

Biểu đồ 3.2 Thể hiện kết quả học tập tồn khóa của lớp QLCN0115 (Nguồn tự tổng hợp)

Đối với sinh viên khóa 2015 có thể thấy rằng thành tích học được cải thiện hơn khóa 2014, cụ thể ở năm cuối tỷ lệ sinh viên xếp loại học tập khá trở lên chiếm hơn 85% (Biểu đồ 3.2). Nguyên nhân có thể do CTĐT được cải thiện hơn so với khóa 2014, giảng viên cũng kinh nghiệm tốt hơn với giảng dạy chuyên ngành, sinh viên có kinh nghiệm học tập tốt hơn từ khóa trên. Tuy nhiên ở năm 2, có sự biến động nhẹ đối với kết quả học tập, sinh viên xếp loại khá giảm mạnh từ 30,62% còn 23% nhưng sinh viên xếp loại trung bình, trung bình yếu và kém lại có phần tăng đáng kể. Biến động trên là do sinh viên chuẩn bị bước vào những môn chuyên ngành nên cịn chưa thích nghi kịp thời, chưa hịa nhập được với môi trường mới, bạn bè, trường lớp, giảng viên, điều kiện sống, khung giờ học, chưa thích nghi với phương pháp dạy - học mới theo tín chỉ chương trình học; Sống xa nhà nên việc đi lại khó khăn, phải sống tự lập, khơng theo kịp bài giảng, khó tiếp thu kiến thức; Chưa có kỹ năng học tập, chưa có phương pháp học phù hợp, chưa quản lý được thời gian, kế

Chương 3: Phân tích thực trạng

trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ của tác giả Nguyễn Thị Thu An,

Nguyễn Văn Thành, Đinh Thị Kiều Oanh, Nguyễn Thị Ngọc Thứ).

Biểu đồ 3.3 Thể hiện kết quả học tập tồn khóa của lớp QLCN0116(Nguồn tự tổng hợp) (Nguồn tự tổng hợp)

Qua biểu đồ 3.3 có thể nhận thấy rằng, kết quả học tập của sinh viên lớp QLCN khóa 2016 có nhiều biến động và thay đổi ở từng năm học. Cụ thể, tỷ lệ sinh viên xuất sắc và giỏi ở năm 2 có phần giảm đáng kể, giảm đến 5% trên tổng số sinh viên. Đến năm cuối tỷ lệ sinh viên đạt kết quả học tập từ khá trở lên chiếm hơn 83% tuy nhiên tỷ lệ sinh viến xếp loại kém có phần tăng đáng kể từ 0% lên đến 12.23%. Với thực trạng trên cùng nghiên cứu của tác giả Hồ Thị Xuân Quyên 5/2019 tại Khoa Quản lý công nghiệp (Khảo sát mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng mơn

học và chương trình đào tạo của khoa Quản lý cơng nghiệp) cho thấy yếu tố ảnh

hưởng nhiều nhất đến chất lượng đào tạo và năng lực chuyên môn là quy chế đào tạo, thi, kiểm tra, đánh giá. Ngồi ra cịn có chương trình giảng dạy, năng lực đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất,.. cũng ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo và năng lực chuyên môn. Để hình dung cụ thể và tồn diện hơn về thực trạng năng lực sinh viên

Chương 3: Phân tích thực trạng

đề tài tiếp tục phân tích và đánh giá về năng lực sinh viên biểu hiện qua kết quả học tập tồn khóa của sinh viên ngành Kỹ thuật hệ thống cơng nghiệp.

Biểu đồ 3.4 Thể hiện kết quả học tập tồn khóa của lớp HTCN0114(Nguồn tự tổng hợp) (Nguồn tự tổng hợp)

Đối với sinh viên ngành KTHTCN, (Biểu đồ 3.4) có thể nhận thấy rằng kết quả học tập của lớp KTHTCN khóa 2014 có tỷ lệ sinh viên xếp loại xuất sắc tăng đáng kể. Tuy nhiên tình hình sinh viên trung bình, trung bình yếu và kém khơng được cải thiện cịn có xu hướng gia tăng cụ thể chiếm hơn 30% trên tổng số sinh viên. Đều này cho thấy rằng, phương pháp học tập, giảng dạy và phương pháp đánh giá năng lực sinh viên chưa hồn thiện, chưa có định hướng cụ thể. Dẫn đến thực trạng sinh viên xếp loại trung bình, trung bình yếu và kém chưa được khắc phục, định hướng chất lượng chưa được cải thiện hiệu quả.

Chương 3: Phân tích thực trạng

Biểu đồ 3.5 Thể hiện kết quả học tập tồn khóa của lớp HTCN0115(Nguồn tự tổng hợp) (Nguồn tự tổng hợp)

Qua biểu đồ 3.5 cho thấy thực trạng năng lực sinh viên lớp KTHTCN khóa 2015 được cải thiện đáng kể. Cụ thể, tỷ lệ sinh viên xếp loại khá trở lên chiếm đến hơn 79%, sinh viên xếp loại trung bình giảm hơn 23%, trung bình yếu giảm 36% và kém giảm 7.5%. Với thực trạng trên cho thấy định hướng giáo dục của Khoa đã được khắc phục và dần hoàn thiện hơn.

Chương 3: Phân tích thực trạng

Biểu đồ 3.6 Thể hiện kết quả học tập tồn khóa của lớp HTCN0116(Nguồn tự tổng hợp) (Nguồn tự tổng hợp)

Qua biểu đồ 3.6 cho thấy rằng, tỷ lệ năng lực sinh viên xếp loại khá, giỏi, xuất sắc tăng cao cụ thể đến năm 4 tỷ lệ sinh viên xếp loại khá trở lên chiếm đến hơn 77%. Tuy nhiên tỷ lệ sinh viên xếp loại kém khơng được cải thiện nhiều mà cịn có xu hướng tăng ở năm 4.

Nhìn chung, có thể thấy rằng năng lực chun môn của sinh viên chưa được

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Xây dựng tình huống đánh giá năng lực sinh viên khoa Quản lý công nghiệp, Trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)