THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC CỦA TỔ CHỨC

Một phần của tài liệu Giáo trình quản trị chiến lược (Trang 28 - 32)

Tổ chức thực hiện chiến lược là tiến trình biến đổi các chiến lược thành các chính sách, các chương trình hành động hay các dự án, được tiến hành thông qua một cơ cấu tổ chức hữu hiệu nhằm đạt được các mục tiêu và hoàn thành các nhiệm vụ.

3.1. Yêu cầu và nguyên tắc trong thực hiện chiến lược.

3.1.1 . Yêu cầu trong thực hiện chiến lược.

• Huy động mọi nguồn lực của cơng ty. • Hướng tới mục tiêu chiến lược.

• Linh hoạt và thích nghi với mơi trường. • Ln có hệ thống chính sách phù hợp. • Sẵn sàng chấp nhận thay đổi.

- Những nguyên nhân ảnh hưởng đến thực thi chiến lược:

+ Hệ thống trì trệ + Tái cơ cấu tổ chức kém + Lãnh đạo chỉ huy kém + Nguồn lực không đầy đủ + Nhân sự không chuẩn bị tốt + Hệ thống thông tin kém

3.1.2. Các nguyên tắc trong thực hiện chiến lược.

• Định hướng mục tiêu rõ ràng; • Kế hoạch triển khai thống nhất; • Tạo sự cam kết thực hiện;

• Bảo đảm nguồn tài nguyên chiến lược; • Chỉ huy quyết đốn;

• Ln có sự kiểm tra và điều chỉnh.

3.2. Nội dung triển khai thực hiện chiến lược.

Triển khai thực hiện chiến lược bao gồm thiết lập mục tiêu hàng năm, đưa các chính sách, phân bố các nguồn lực, gắn cơ cấu tổ chức với thực hiện chiến lược, hoàn thiện hệ thống sản xuất và điều hành và nhất là phát triển nguồn nhân sự đáp ứng cho yêu cầu thực hiện chiến lược đã định.

3.2.1. Hệ thống chính sách và kế hoạch hỗ trợ thực hiện chiến lược.

Mục đích: Đề ra các chương trình, kế hoạch, chính sách và các thủ tục thích hợp để hỗ trợ triển khai các chiến lược.

27

- Chính sách là những nguyên tắc chỉ đạo, những phương pháp thủ tục, quy tắc, hình thức và những cơng việc hành chính được thiết lập để hỗ trợ và thúc đẩy công việc theo những mục tiêu đã đề ra.

- Các chính sách thường được ra trong lĩnh vực quản trị; tiếp thị, tài chính kế toán; sản xuất tác nghiệp; nghiên cứu phát triển và hệ thống thông tin nội bộ DN.

- Các chính sách có thể được xây dựng ở cấp cao và áp dụng cho DN. - Chính sách áp dụng cho các bộ phận va phòng ban chức năng cụ thể. * So sánh Chiến lược và chính sách:

Chiến lược Chính sách

1. Chương trình hành động tổng quát hướng tới việc đạt được những mục tiêu xác định

2. Đề ra phương hướng hành động dài hạn

3. Có trước và tạo cơ sở cho chính sách 4. Định hướng chung

1. Phương hướng, đường lối hướng dẫn quá trình ra quyết định thực hiện chương trình hành động đó 2. Quan tâm đến hành động trong thời gian ngắn hạn 3. Là phương tiện để thực hiện các mục tiêu chiến lược

4. Xác định hành động và phương hướng cụ thể cho những hoạt động cụ thể

→ Để tổ chức thực hiện thành cơng chiến lược thì cần có những chính sách phù hợp. Một chính sách được coi là phù hợp khi nó tóm tắt và thể hiện các luật lệ thành các chỉ dẫn hành vi mà các chỉ dẫn này giúp tập hợp được mọi thành viên dồn hết tâm sức, hăng say, sáng tạo làm việc để đạt tới mục tiêu chiến lược chung của tổ chức.

3.2.1.2 . Kế hoạch hỗ trợ thực hiện chiến lược.

- Kế hoạch là văn bản (hệ thống văn bản) nhằm cụ thể hóa chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp để thực hiện trong từng thời gian nhất định.

- Kế hoạch bao gồm nội dung: các nhiệm vụ, chỉ tiêu, bảng biểu tính tốn, cân đối; các biện pháp bảo đảm thực hiện kế hoạch.

- Có thể phân thành 2 loại kế hoạch: Kế hoạch chiến lược và kế hoạch hàng năm. + Hoạch định chiến lược chính là lập kế hoạch chiến lược.

+ Kế hoạch hóa chiến lược là lập kế hoạch cho thời gian dài, xa hơn 1 năm. - Căn cứ lập kế hoạch:

+ Pháp luật, chính sách phát triển kinh tế, xã hội của Nhà nước. + Chiến lược của doanh nghiệp.

28

+ Tình hình và kết quả phân tích thực hiện kế hoạch năm báo cáo và những năm trước đó.

+ Những nhân tố mới của doanh nghiệp trong năm kế hoạch

+ Kết quả marketing, điều tra nghiên cứu sự biến động của thị trường hàng hóa dịch vụ và các yếu tố khách quan liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp.

+ Khả năng mở rộng liên doanh, hợp tác, huy động vốn đầu tư trong nước, nước ngoài ...

+ Tiến bộ khoa học công nghệ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của DN + Số hợp đồng, đơn hàng sản xuất tiêu thụ sản phẩm của khách hàng đã ký hoặc sẽ ký.

+ Chủ trương phát triển kinh doanh của lãnh đạo, chủ doanh nghiệp.

3.2.2. Quy trình triển khai thực hiện chiến lược. 3.2.2.1. Thiết lập mục tiêu hàng năm. 3.2.2.1. Thiết lập mục tiêu hàng năm.

- Mục tiêu hàng năm là những cái mốc mà các doanh nghiệp phải đạt được để đạt tới mục tiêu dài hạn.

- Mục tiêu hàng năm là sự phân chia mục tiêu tổng quát thành từng mục tiêu bộ phận , rồi từ đó làm cơ sở giao cho các đơn vị thành viên trong doanh nghiệp thực hiện tạo nên sự chấp nhận và gắn bó giữa mọi người trong tồn doanh nghiệp.

- Vai trị của việc thiết lập mục tiêu hàng năm là tạo sự cần thiết cho việc thực hiện chiến lược chung vì nó:

+ Là cơ sở để phân phối các nguồn lực trong quá trình thực hiện chiến lược; + Là cơ sở để đánh giá mức độ hồn thành cơng việc của các quản trị viên; + Là cơng cụ quan trọng để kiểm sốt tiến trình thực hiện chiến lược nhằm đạt được các mục tiêu dài hạn đã đặt ra;

+ Là căn cứ ưu tiên của tổ chức, của bộ phận, của phòng ban.

3.2.2.2. Đảm bảo các nguồn lực cho thực hiện chiến lược.

- Đánh giả nguồn lực: là một cơng việc thường xun của phân tích tình hình nội bộ doanh nghiệp nhưng đồng thời nó cũng là một khẩu trong q trình tổ chức thực hiện chiến lược trước khi phân bổ các nguồn lực để đảm bảo chắc chắn rằng doanh nghiệp đã có loặc có thể nhận được các nguồn lực với số lượng và chất lượng cần thiết cho việc thực hiện mỗi chiến lược đã chọn, từ đó có thể dự tính được những điều chỉnh cầu thiết trong quá trình thực hiện chiến lược.

29

- Điều chỉnh nguồn lực: Điều chỉnh nguồn lực do nhà quản trị các cấp tiến hành. Những điều chỉnh này có liên quan đến số lượng và chất lượng của nguồn lực, có thể phải nâng cao tay nghề, trình độ chun mơn cho nguồn nhân lực để thực hiện chiến lược kinh doanh một cách hiệu quả. Thật chí cũng cần có những điều chỉnh cần thiết trong các lĩnh vực chức năng. Nhiều khi phịng ban chức năng cũng phải có sự thay đổi nhằm đảm bảo có đủ nguồn lực cho việc thực hiện chiến lược của doanh nghiệp.

- Đảm bảo và phân bổ nguồn lực: Phân bổ nguồn lực là một hoạt động quản trị trung tâm trong tổ chức thực hiện chiến lược, thông thường các doanh nghiệp phân bố các hoạt động của doanh nghiệp theo ý chủ quan của các nhà quản lý mang nặng yếu tố chính trị. Nhưng trong quản trị chiến lược đòi hỏi các nguồn lực phải được phân bộ theo mức độ ưu tiên tuỳ thuộc vào mục tiêu chiến lược và mục tiêu hàng năm đã thông qua.

3.2.2.3. Điều chỉnh cơ cấu tổ chức theo mục tiêu chiến lược.

Quy trình 6 bước sau:

- Bước 1: Làm rõ các mục tiêu (nhiệm vụ) chiến lược quan trọng và các chiến

lược bộ phận (chiến lược chức năng) then chốt của doanh nghiệp.

- Bước 2: Nghiên cứu mối quan hệ giữa các hoạt động có ý nghĩa chiến lược

quan trọng các hoạt động mang tính thường lệ và mối quan hệ giữa chúng. Đây sẽ là cơ sở để xác định cách hoạt động nào cần phải được chú ý.

- Bước 3: Lựa chọn cơ cấu tổ chức phù hợp.

- Bước 4: Nhóm các hoạt động theo đơn vị tổ chức dự kiến. Căn cứ vào các hoạt

động đã xác định cho thời kì chiến lược, doanh nghiệp xác định các nhiệm vụ cụ thể.

- Bước 5: Xác định (điều chỉnh) chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi đơn vị

bộ phận.

- Bước 6: Phối hợp giữa các đơn vị trong một tổ chức. Nhiệm vụ cơ bản của bước

này là xác định đúng vị trí các đơn vị bộ phận trong hệ thống thang bậc thẩm quyền.

3.2.2.4. Tạo mơi trường văn hố hỗ trợ thực hiện chiến lược.

- Xác định các yếu tố văn hoá phù hợp và các yếu tố phụ trong doanh nghiệp thông qua các buổi gặp gỡ với các cá nhân và các tập thể.

- Tổ chức báo cáo, học tập về các khía cạnh văn hố doanh nghiệp như các vấn đề về nhiệm vụ, quyền hạn, lề lối làm việc, mối quan hệ công tác,... của các nhà quản trị và những người lao động.

30

Một phần của tài liệu Giáo trình quản trị chiến lược (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)