CHƢƠNG 1 : LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU
62 3.1 Giải pháp vi mô
3.1.3. ềV phía doanh nghi ệp
3.1.3.5. Chú trọng đầu tƣ vùng nguyên liệu
Nguyên liệu điều thô là một đầu vào vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất chế biến xuất khẩu. Hiện nay sản lượng điều thô nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng khoảng 50% nguyên liệu sản xuất,còn lại các doanh nghiệp phải nhập khẩu. Vì vậy, đối với các doanh nghiệp lớn, có tiềm lực thì cần chủ động có chiến lược phát triển đầu tư vùng nguyên liệu cho riêng mình giúp chủ động được khâu nguyên liệu đầu vào. Để làm được điều này doanh nghiệp nên:
Tạo mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong nước bằng việc hỗ trợ vốn, trang thiết bị trong trồng, kỹ thuật chăm sóc, phân bón, thuốc trừ sâu, sân phơi,… để nơng dân có nguồn lực phát triển vườn cây có chất lượng, để khơng bỏ hoang,khơng chăm sóc hoặc chặt phá bỏ vườn điều trồng cây khác có giá trị cao hơn như cao su hay cà phê nhằm tạo vùng nguyên liệu trong nước theo hướng ổn định,bền vững, lâu dài.
Tổ chức bao tiêu và thu mua không qua khâu trung gian của thương lái đối với những nông hộ đã liên kết, để đảm bảo nơng dân an tâm và khơng bị thiệt vì giá và doanh nghiệp cũng chủ động được ở khâu nguyên liệu đầu vào với chi phí thấp do khơng bị tranh mua, tranh bán.
Tìm hiểu và liên kết đầu tư phát triển vùng nguyên liệu với các nước gần như Campuchia, Lào,… để có nguồn ngun liệu điều thơ hoặc hợp tác tạo vùng nguyên liệu dồi dào ổn định nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu đáp ứng cho nhu cầu chế biến và chế biến sâu các sản phẩm xuất khẩu trong những năm sắp tới.
Nghiên cứu lai tạo giống điều mới để cho trái thu hoạch vào các tháng khác trong năm. Khắc phục tình trạng phụ thuộc vào mùa vụ. Ngoài ra, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng liên quan cũng phải quan tâm làm tốt công tác qui hoạch vùng nguyên liệu, giống cây trồng có năng suất cao thì mới tạo điều kiện giúp cho doanh nghiệp đầu tư phát triển vùng nguyên liệu ổn định lâu dài.