Đo lường thứ hai về thời điểm tự do hóa thương mại dựa vào

Một phần của tài liệu (Trang 29 - 30)

2. TỔ NG QUAN CÁC ẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TR ƯỚ CĐ ÂY

2.8 Hai cách đo lường tự do hóa th ươ ng mại:

2.8.2 Đo lường thứ hai về thời điểm tự do hóa thương mại dựa vào

cứu của Wacziarg và Welch (2003).

Wacziarg và Welch xác định thời điểm bắt đầu tự do hóa là năm sau khi thỏa mãn tất cả các điều kiện độ mở thương mại của Sachs và Waner (1995). Wacziarg và Welch xem 1 quốc gia là đóng cửa khi nó tồn tại ít nhất một trong 5 điều kiện sau đây:

(i) tỷ lệ thuế trung bình bằng hoặc hơn 40%;

(ii) hàng rào phi thuế quan chiếm 40% thương mại hoặc hơn;

(iii) trung bình tỷ giá thị trường chợ đen đánh giá thấp hơn tỷ giá chính thức khoảng 20% hoặc hơn;

(iv) độc quyền của nhà nước về xuất khẩu; (v) hệ thống nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.

Tuy nhiên, do hạn chế về mặt dữ liệu nên các nhà kinh tế thường nghiên cứu chính sách thương mại cụ thể của mỗi quốc gia. Theo đó, các năm sau năm tự do hóa sẽ nhận giá trị là 1, các năm trước năm tự do hóa nhận giá trị 0. Năm tự do hóa thương mại theo Wacziarg và Welch cũng được trình bày ở cột cuối cùng của bảng 2.2.

Bài nghiên cứu này dựa vào kết quả bài nghiên cứu của Yi Wu và Li Zeng năm 2008 để xác định ngày tự do hóa thương mại đo lường theo Wacziarg và Welch.

Đối với trường hợp của Việt Nam:

Bài nghiên cứu này xác định thời điểm năm 2007 được xem là thời điểm tự do hóa thương mại.

Tiến trình tự do hóa thương mại của Việt Nam bắt đầu từ năm 1995 khi Việt Nam gia nhập ASEAN. Việt Nam bắt đầu giảm thuế đối với các nước trong khu vực ASEAN kể từ tháng 1/1996. Đến năm 2001, Việt Nam ký Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ. Theo đó, thuế trung bình đánh trên hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đến Mỹ còn 3-4% giảm khoảng 40%, hầu hết trên các sản phẩm nông nghiệp cũng như cam kết về các ràng buộc thương mại và dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, sự

(3.2.1)

(3.2.2)

thuận tiện trong kinh doanh, thủ tục hải quan và các quy định về tính minh bạch. Nhìn chung, Việt Nam đã từng bước tự do hóa thương mại nhưng mới ở mức độ phạm vi một quốc gia hay cũng chỉ mức độ khu vực. Cho đến năm 2007, khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO, dưới các quy định ràng buộc của một nước thành viên, Việt Nam mới thực sự hội nhập vào nền kinh tế Thế giới, mở rộng phạm vi thương mại với các quốc gia trên Thế giới, vượt ngoài phạm vi một khu vực.

Một phần của tài liệu (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w