Nguồn dữ liệu

Một phần của tài liệu (Trang 35)

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Nguồn dữ liệu

Bài nghiên cứu tiến hành xác định tác động của tự do hóa thương mại lên xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại của 25 quốc gia đang phát triển giai đoạn 1986-2012. Danh sách các nước trong mẫu nghiên cứu được lựa chọn dựa vào nghiên cứu của Yi Wu và Li Zeng năm 2008 và thông tin các nước đang phát triển của IMF.

Bảng 3.1 : Danh sách các nước trong mẫu nghiên cứu

Số thứ tự Nước Số thứ tự Nước

1 Benin 14 Mexico

2 Brazil 15 Morocco

3 Cameroon 16 Nicaragua

4 Colombia 17 Pakistan

5 Crosta Rica 18 Paraguay

6 Dominican Republic 19 Peru

7 Ecuador 20 Philippines

8 Ghana 21 Sri Lanka

9 Guatemala 22 Tunisia

10 Honduras 23 Uruguay

11 Indonesia 24 Venezuela

12 Kenya 25 Vietnam

Bảng 3.2 Nguồn dữ liệu các biến

Biến Tên tiếng Anh Ký hiệu Nguồn dữ liệu

Tổng sản phẩm quốc nội Gross Domestic Price GDP World Development Indicators – World Bank

Xuất khẩu Export Export World Development Indicators – World Bank

International Financial Statistics (IFS)

Nhập khẩu Import Import World Development Indicators – World Bank

International Financial Statistics (IFS)

Cán cân thương mại Trade balance TB Tính tốn của tác giả

Cán cân thương mại = Xuất khẩu – Nhập khẩu

Xuất khẩu/tổng sản phẩm quốc nội Export/GDP Tính tốn của tác giả

Nhập khẩu/ tổng sản phẩm quốc nội Import/GDP Tính tốn của tác giả

Cán cân thương mại/ tổng sản phẩm quốc nội

TB/GDP Tính tốn của tác giả Tốc độ tăng trưởng GDP thực trong

nước

Domestic real GDP growth

y USDA Economic Research Service

Dữ liệu thương mại song phương Bilateral Trade IMF’s Direction of Trade Statistics.

Tốc độ tăng trưởng GDP thực nước ngồi

Foreign real GDP

growth

y* Tính tốn của tác giả

Tỷ giá thương mại Terms of trade tot World Bank

United Nations Conference on Trade and Development

Tỷ giá hối đoái thực Real Exchange Rate reer Bruegel

Thu Chính Phủ General government

revenue (%GDP)

International Monetary Fund, World Economic Outlook Database, April 2013

TheGlobalEconomy.com

Chi Chính Phủ General government

total expenditure (%GDP)

Cán cân ngân sách Fiscal Balance fisr Tính tốn của tác giả.

Cán cân ngân sách = Thu Chính Phủ - Chi Chính Phủ

3.2 Phương pháp nghiên cứu :

Theo nghiên cứu của Ashok Parikh và Corneliu Stirbu (2004) cho rằng tự do hóa thương mại có tác động cùng chiều lên tốc độ tăng trưởng GDP trong nước; ngoài ra, tốc độ tăng trưởng thu nhập trong nước cũng bị tác động bởi tỷ giá hối đoái thực (reer) và tỷ giá thương mại (tot). Tuy nhiên, kết luận cho thấy tác động của tỷ giá thương mại khơng có ý nghĩa thống kê. Mặc dù vậy, trong giai đoạn nghiên cứu của bài nghiên cứu này có thể biến tỷ giá thương mại có mối tương quan với tốc độ tăng trưởng thu nhập trong nước.

Ngoài ra, tỷ giá thương mại cũng bị tác động bởi tỷ giá hối đoái, khi tỷ giá hối đoái gia tăng, đồng nội tệ bị mất giá làm tăng sức cạnh tranh của các hàng hóa xuất khẩu, từ đó xuất khẩu gia tăng, làm tăng tỷ giá thương mại.

Như vậy, có khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mơ hình. Chính vì vậy, dữ liệu bảng được sử dụng trong bài nghiên cứu để khắc phục hiện tượng này. Ngoài ra, dữ liệu bảng cung cấp dữ liệu có nhiều thơng tin hơn, đa dạng hơn, nhiều bậc tự do hơn và hiệu quả hơn. Dữ liệu bảng phù hợp hơn để nghiên cứu động thái thay đổi của các đơn vị chéo theo thời gian, phát hiện và đo lường tốt hơn các tác động mà không thể quan sát được trong chuỗi thời gian hay dữ liệu chéo thuần túy.

Các nghiên cứu trước đây, phương pháp bình phương bé nhất OLS được sử dụng khá phổ biến do tính dễ sử dụng của chúng. Tuy nhiên, với các giả định của mơ hình cho nên sử dụng phương pháp này gặp phải những hạn chế nhất định như:

- Các biến độc lập có mối quan hệ tương quan với nhau, khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến cao.

- Phương sai của sai số thay đổi.

- Có thể khả năng xảy ra hiện tượng tự tương quan, các sai lệch ngẫu nhiên khơng hồn tồn độc lập với nhau về phương diện thống kê.

- Mối quan hệ giữa phần dư e/ze và giá trị hồi quy

i của yi không độc lập nhau, chúng không phân tán một cách ngẫu nhiên, chứng tỏ có mối quan hệ phi tuyến giữa biến phụ thuộc và biến độc lập.

- Sai lệch ngẫu nhiên khơng có phân phối chuẩn

Chính vì vậy, để khắc phục một phần những hạn chế của phương pháp OLS đưa ra những đánh giá phù hợp hơn sử dụng phương pháp System General Method of Moments được phát triển bởi Blundell và Bond (1998). Phương pháp này giúp kiểm soát được hiện tượng nội sinh của biến phụ thuộc có độ trễ cũng như kiểm soát hiện tượng nội sinh của các biến giải thích, giải quyết được vấn đề tương quan giữa một biến giải thích và sai số ngẫu nhiên.

Trong mơ hình đưa thêm biến phụ thuộc có độ trễ, biến này có khả năng xảy ra hiện tượng nội sinh (tương quan với sai số thống kê) nên trong bài nghiên cứu này, sử dụng độ trễ của các biến giải thích như là biến cơng cụ.

Đặc biệt, Phương pháp System GMM sử dụng nhiều biến công cụ hơn cung cấp các đo lường vững chắc hơn Difference GMM theo nghiên cứu của Arrelano và Bond (1991) và Holtz, Eakin, Newey và Rosen (1988).

Tuy nhiên, một vấn đề của việc sử dụng System GMM là có quá nhiều biến công cụ trong hàm hồi quy trong khi dữ liệu bảng thì ít (25 quốc gia và 22 năm). Vì vậy, bài nghiên cứu sử dụng kỹ thuật giảm bớt số lượng biến cơng cụ (collapse) để giảm kích cỡ của biến cơng cụ (Roodman, 2009).

• Sử dụng đo lường 2 bước (two-step) theo Windmeijer (2005) để hiệu chỉnh sai số chuẩn.

• Kiểm định Arellno-Bond cho AR (2) để xem xét giả thuyết tự tương quan bậc 2 trong mô hình.

• Đồng thời, thực hiện kiểm định Hansen (Hansen Test) để xem xét biến cơng cụ có tương quan với phần dư hay khơng? Nếu kết quả là khơng thì biến cơng cụ được chọn là phù hợp và mơ hình sử dụng biến đó để ước lượng cũng phù hợp. Kiểm định Hansen sử dụng thống kê J (J- statistic) nhằm kiểm định giả thuyết H0 cho rằng khơng có hiện tượng

nội sinh trong mơ hình - biến cơng cụ là phù hợp (biến cơng cụ khơng có tương quan với phần dư của mơ hình). Nếu giá trị p > 5% thì chấp nhận giả thuyết H0, tức biến cơng cụ là phù hợp. Các kết quả nghiên cứu, sẽ được trình bày ở phần sau.

4. NỘI DUNG VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU4.1 Thống kê mô tả: 4.1 Thống kê mô tả:

Bảng 4.1 trình bày tỷ lệ nhập khẩu, xuất khẩu và cán cân thương mại trên GDP sử dụng cách đo lường đầu tiên (Li 2004) cho thời kỳ trước và sau tự do hóa.

Nhìn chung, các nước khơng chỉ xuất khẩu nhiều mà còn nhập khẩu nhiều hơn sau tự do hóa. Tỷ lệ nhập khẩu trung bình tăng từ 25,46% lên 38,96% GDP, có 21 trong tổng số 25 quốc gia có nhập khẩu sau tự do hóa thương mại lớn hơn trước. Tỷ lệ xuất khẩu trung bình cũng tăng từ 21,97% lên 30,83% GDP; trong đó, 19 quốc gia tăng và 6 quốc gia giảm xuất khẩu sau tự do hóa. Tốc độ tăng trưởng trung bình của xuất khẩu nhỏ hơn tốc độ tăng trưởng trung bình của nhập khẩu nên dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại tăng từ 3,48% lên 8,12%. Tuy nhiên trong số 25 quốc gia nghiên cứu, 15 quốc gia cán cân thương mại trở nên xấu hơn sau khi tự do hóa thương mại và 10 quốc gia cải thiện cán cân thương mại.

Các kết quả thống kê cho thấy, sự tác động của tự do hóa lên xuất nhập khẩu theo các hướng trái ngược nhau.

Bảng 4.1: Tỷ lệ xuất khẩu, nhập khẩu, cán cân thương mại trên GDP trước và sau tự do hóa (Đo lường thời điểm tự do hóa theo nghiên cứu của Li (2004) giai đoạn 1986 đến 2012)

STT Quốc gia

Năm tự do hóa

Li (2004)

Xuất khẩu/GDP (%) Nhập khẩu/GDP (%) Cán cân thương mại/GDP (%) Trước tự do hóa Sau tự do hóa Trước tự do hóa Sau tự do hóa Trước tự do hóa Sau tự do hóa 1 Benin 1994 17,94 17,57 26,43 25,19 -8,49 -7,62 2 Brazil 1994 8,54 9,89 4,97 8,33 3,57 1,56 3 Cameroon 1995 15,93 18,82 10,75 16,68 5,18 2,14 4 Colombia 1993 15,75 13,80 11,31 13,95 4,44 -0,15 5 Crosta Rica 1988 19,37 29,03 20,20 35,54 -0,82 -6,51 6 Dominican Rep. 2005 18,87 14,45 31,07 31,00 -12,20 -16,55 7 Ecuador 1993 24,25 26,49 18,15 25,16 6,10 1,33 8 Ghana 1993 15,35 26,03 18,96 38,64 -3,62 -12,61 9 Guatemala 1989 13,97 16,21 16,32 26,22 -2,34 -10,01 10 Honduras 1993 24,71 40,83 26,09 54,53 -1,38 -13,70 11 Indonesia 1997 22,51 29,95 17,85 21,28 4,65 8,67 12 Kenya 2007 17,46 16,06 33,69 36,45 -16,23 -20,38 13 Malaysia 1996 65,48 90,39 58,07 71,74 7,41 18,94 14 Mexico 1988 18,26 23,63 13,19 24,62 5,07 -0,99 15 Morocco 2009 39,65 100,70 62,32 198,86 -22,68 -98,16 16 Nicaragua 1993 17,20 22,32 38,50 41,53 -21,30 -19,21 17 Pakistan 2006 12,98 12,24 17,44 19,76 -4,46 -7,52 18 Paraguay 1987 16,25 38,11 24,38 43,00 -8,14 -4,88 19 Peru 1992 14,57 16,61 14,00 15,35 0,57 1,26 20 Philippines 2000 23,57 33,98 31,28 40,51 -7,71 -6,52 21 Sri Lanka 1999 25,05 24,47 32,03 31,30 -6,98 -6,83 22 Tunisia 1994 25,32 32,10 36,67 41,58 -11,35 -9,48 23 Uruguay 1995 15,51 16,68 14,11 18,98 1,40 -2,29 24 Venezuela 1993 25,36 27,66 18,23 15,57 7,13 12,09 25 Vietnam 2008 35,48 72,72 40,41 78,22 -4,93 -5,50

Trung bình 21,97 30,83 25,46 38,96 -3,48 -8,12

Trước tự do hóa < Sau tự do hóa 19 21 10

Trước tự do hóa > Sau tự do hóa 6 4 15

Bảng 4.2: Tỷ lệ xuất khẩu, nhập khẩu, cán cân thương mại trên GDP trước và sau tự do hóa (Đo lường thời điểm tự do hóa theo nghiên cứu của Wacziarg và Welch (2003) giai đoạn 1986 đến 2012)

Chỉ tiêu Xuất khẩu/GDP (%) Nhập khẩu/GDP (%) Cán cân thương mại/GDP (%) Trước tự do hóa Sau tự do hóa Trước tự do hóa Sau tự do hóa Trước tự do hóa Sau tự do hóa Trung bình 13,26 20,01 15,52 24,54 -2,26 -4,52

Trước tự do hóa < Sau tự do hóa 23 24 10

Trước tự do hóa > Sau tự do hóa 2 1 15

Kết quả thống kê theo đo lường thời điểm tự do hóa như nghiên cứu của Wacziarg và Welch (2003) cũng thể hiện một sự gia tăng của nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu kể từ sau khi thực hiện tự do hóa thương mại. Cán cân thương mại thâm hụt ở 15 quốc gia, cải thiện cán cân thương mại ở 10 quốc gia trong mẫu nghiên cứu. Vì vậy, để xác định rõ tác động một phần của tự do hóa thương mại lên cán cân thương mại cần phải phân tích hồi quy. Các kiểm định xem xét tác động của tự do hóa thương mại lên cán cân thương mại sẽ được trình bày trong phần tiếp theo.

4.2 Kết quả hồi quy

4.2.1 Tác động của tự do hóa thương mại lên xuất khẩu

Các kết quả hồi quy sử dụng phương pháp đo lường thứ nhất và thứ hai về ngày tự do hóa thương mại được trình bày trong bảng 4.3. Mẫu nghiên cứu ở 25 quốc gia đang phát triển giai đoạn 1986-2012.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tự do hóa thương mại tác động lên xuất khẩu theo cách đo lường của Li (2004) và Wacziarg và Welch (2003) đều khơng có ý nghĩa thống kê.

Các yếu tố khác như tốc độ tăng trưởng GDP nước ngoài (y*), thay đổi trong tỷ giá hối đoái thực (reer) và tỷ lệ thương mại (tot) đều tác động có ý nghĩa thống kê lên sự thay đổi của xuất khẩu trừ tác động của thay đổi trong tỷ giá hối đoái thực theo cách đo lường thời điểm tự do hóa của Wacziarg và Welch (2003).

- Tốc độ tăng trưởng GDP nước ngoài tác động dương (như kỳ vọng dấu), có ý nghĩa thống kê lên xuất khẩu của các nước, hàm ý một sự gia tăng trong thu nhập của người nước ngồi sẽ có tác động gia tăng xuất khẩu của quốc gia.

- Tỷ giá hối đoái thực gia tăng cải thiện hoạt động xuất khẩu nhưng mức độ tác động nhỏ. Điều này có thể được giải thích rằng khi tỷ giá hối đoái thực tăng, đồng nội tệ bị mất giá, hàng hóa trong nước rẻ hơn nên hoạt động xuất khẩu có chiều hướng cải thiện, tuy nhiên mức độ tác động chưa đáng kể có thể được giải thích bởi các hợp đồng xuất khẩu thường mang tính chất dài hạn.

- Trong khi đó, tỷ lệ thương mại gia tăng làm cải thiện hoạt động xuất khẩu (có ý nghĩa thống kê) tuy nhiên mức độ tác động nhỏ.

Kiểm định tự tương quan bậc 2: (Kiểm định AR(2)):

- Theo cách đo lường thời điểm tự do hóa của Li (2004): p = 0,088 > 5%. Chấp nhận giả thuyết H0 – khơng có tự tương quan bậc 2.

- Theo cách đo lường thời điểm tự do hóa của Wacziarg- Welch (2003): p = 0,131 > 5%, chấp nhận giả thuyết H0 – khơng có tự tương quan bậc 2.

Kiểm định hiện tượng nội sinh: Kiểm định Hansen (Hansen test)

- Theo cách đo lường thời điểm tự do hóa của Li (2004): p = 0,101 > 5%, chấp nhận giả thuyết H0 – khơng có hiện tượng nội sinh. Biến công cụ được chọn phù hợp.

- Theo cách đo lường thời điểm tự do hóa của Wacziarg- Welch (2003): p = 0,090> 5%, chấp nhận giả thuyết H0 – khơng có hiện tượng nội sinh. Biến cơng cụ được chọn phù hợp.

Bảng 4.3: Bảng tổng hợp tác động của tự do hóa thương mại lên xuất khẩu (2 cách đo lường thời điểm tự do hóa)

Biến phụ thuộc Xuất khẩu/GDP (log)

System GMM Li (2004)

System GMM W-W (2003)

Biến trễ của biến phụ thuộc 0,7952*** 0,8773***

(9,11) (13,76)

Tự do hóa thương mại (lib) 0,0248 0,0094

(0,73) (0,30)

Tốc độ tăng trưởng GDP nước 0,0193** 0,0206**

ngoài(y*) (2,28) (2,38)

Thay đổi trong tỷ giá hối đoái thực 0,0869* 0,0427

(reer) (1,81) (1,13)

Thay đổi trong tỷ lệ thương mại 0,0020** 0,0014***

(tot) (2,63) (3,96)

Số quốc gia 25 25

Số quan sát 642 642

Kiểm định Arellano-Bond AR(2) 0,088 0,131

Kiểm định Hansen về sự phù hợp của biến công cụ

0,101 0,090

Ghi chú: *, ** và *** thể hiện mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%.

Bảng 4.4: Tác động của tự do hóa thương mại lên xuất khẩu theo cách đo lường thời điểm tự do hóa của Li (2004)

Dynamic panel-data estimation, two-step system GMM

ln_exportgdp Coef.

Corrected

Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval] ln_exportgdp .795174 .0872944 9.11 0.000 .6153878 .9749602 L1. lib .0248332 .033932 0.73 0.471 -.0450509 .0947174 y1 .019257 .0084418 2.28 0.031 .0018709 .0366431 lnreer .0869696 .047942 1.81 0.082 -.0117687 .1857079 tot .0020215 .0007673 2.63 0.014 .0004411 .0036018

Arellano-Bond test for AR(1) in first differences: z = -3.69 Pr > z = 0.000 Arellano-Bond test for AR(2) in first differences: z = -1.70 Pr > z = 0.088 Hansen test of overid. restrictions: chi2(2) = 4.58 Prob > chi2 = 0.101

Bảng 4.5: Tác động của tự do hóa thương mại lên xuất khẩu theo cách đo lường thời điểm tự do hóa của Wacziarg và Welch (2003)

Dynamic panel-data estimation, two-step system GMM

Group variable: countryno Number of obs = 642

Time variable : year Number of groups = 25

Number of instruments = 7 Obs per group: min = 22

F(5, 25) = 5015.01 avg = 25.68

Prob > F = 0.000 max = 26

ln_exportgdp Coef.

Corrected

Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval] ln_exportgdp L1. .8773008 .0637738 13.76 0.000 .7459562 1.008645 lib .0094313 .0309844 0.30 0.763 -.0543822 .0732448 y1 .0206087 .0086604 2.38 0.025 .0027723 .038445 lnreer .0426874 .0377808 1.13 0.269 -.0351236 .1204984 tot .0014434 .0003646 3.96 0.001 .0006924 .0021943

Arellano-Bond test for AR(1) in first differences: z = -3.66 Pr > z = 0.000 Arellano-Bond test for AR(2) in first differences: z = -1.51 Pr > z = 0.131

Hansen test of overid. restrictions: chi2(2) = 4.82 Prob > chi2 = 0.090

Group variable: countryno Number of obs = 642

Time variable : year Number of groups = 25

Number of instruments = 7 Obs per group: min = 22

F(5, 25) = 2202.40 avg = 25.68

4.2.2 Tác động của tự do hóa thương mại lên nhập khẩu

Bảng 4.6 trình bày kết quả tác động của các yếu tố lên nhập khẩu.

Theo cách đo lường của Li (2004), tự do hóa thương mại tác động khơng có ý nghĩa thống kê lên sự thay đổi trong nhập khẩu của các quốc gia. Trong khi đó, theo đo lường của Wacziarg và Welch (2003) tự do hóa thương mại tác động cùng chiều

Một phần của tài liệu (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w