2.2. Thực trạng phát triển tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Liên doanh Việt Nga
2.2.4.2. Cơ cấu dư nợ tín dụng tiêu dùng
dùng Thứ nhất: Cơ cấu theo mục đích
Bảng 2.9: Cơ cấu dư nợ tín dụng tiêu dùng theo mục đích tại VRB giai đoạn 2009 - 2012
(Đơn vị: triệu đồng)
Năm
Chỉ tiêu 2009 trọngTỷ 2010 trọngTỷ 2011 trọngTỷ 2012 trọngTỷ
1. Dư nợ tín dụng đối với các nhu cầu vốn để phục vụ đời sống
284,310 100% 548,900 99% 208,640 96% 234,310 96%
- Cho vay để sửa chữa nhà và mua nhà để ở mà nguồn trả nợ bằng tiền lương của khách hàng vay
164,150 58% 378,470 68% 127,660 59% 141,670 58%
- Cho vay để mua phương
tiện đi lại 55,140 19% 54,320 10% 35,510 16% 20,100 8%
- Cho vay để chi phí học tập và chữa bệnh ở nước
ngồi 130 0% - 0% - 0% - 0%
- Cho vay để chi phí học tập và chữa bệnh ở trong
nước - 0% - 0% - 0% - 0%
- Cho vay để mua đồ dùng,
trang thiết bị gia đình 4,010 1% 3,210 1% 9,150 4% 7,410 3%
- Cho vay để chi phí cho hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch
60,880 21% 112,900 20% 36,320 17% 65,040 27%
- Cho vay theo phương thức thấu chi tài khoản cá
nhân - 0 - 0% - 0% 90 0%
2. Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng
- 0% 4,450 1% 8,480 4% 8,720 4%
Tổng Dư nợ TDTD 284,310 100% 553,350 100% 217,120 100% 243,030 100%
(Nguồn: Báo cáo nội bộ VRB)
Dư nợ cho vay mục đích sửa chữa nhà, mua nhà ln chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu tổng dư nợ TDTD. Điều này được lý giải rằng nhu cầu về mua nhà, sửa chữa nhà là một nhu cầu hàng đầu của người dân, đồng thời cũng có mức vay
tương đối cao hơn so với những nhu cầu khác của TDTD. Đây cũng là một sản phẩm TDTD thế mạnh của VRB và có nhiều chương trình cho vay ưu đãi mua nhà cho khách hàng. Kế đến là các khoản vay có mục đích phục vụ cho hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch,... Đây là các khoản vay tiêu dùng tiêu biểu, vay tiêu dùng nói chung. Các khoản vay này thường có giá trị thấp, chủ yếu là các khoản vay tín chấp CBCNV, vay cầm cố sổ tiết kiệm,...
Chiếm tỷ trọng cao thứ 2 là cho vay để mua phương tiện đi lại. Loại hình cho vay này cũng khá phổ biến tại VRB chủ yếu là cho vay để mua ôtô, xe tải, xe chở khách,... Đây cũng là một nhu cầu khá phổ biến trong dân chúng khi mà cuộc sống ngày càng phát triển và ngày càng nhiều cá nhân, gia đình có nhu cầu sử dụng ơtơ như một phương tiện di chuyển hàng ngày. Dự đốn trong tương lai, nhu cầu mua ơtơ sẽ tiếp tục tăng do thuế nhập khẩu ôtô giảm. Dư nợ cho vay mục đích mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình chiếm tỷ trọng khiêm tốn trong cơ cấu dư nợ TDTD. Các khoản vay này đều có giá trị nhỏ đồng thời số khách hàng vay khá ít nên có dư nợ thấp.
Một hình thức TDTD mới mẻ và đang được cạnh tranh gay gắt trên thị trường là cho vay thơng qua nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng tiêu dùng. Hình thức cấp tín dụng này tại VRB có số dư nợ khá thấp đồng thời cũng chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng dư nợ TDTD. Do hình thức cho vay này chỉ mới được triển khai từ đầu năm 2010, là khoảng thời gian VRB phát sinh hàng loạt nợ xấu nên ngân hàng khá dè dặt trong khâu xét duyệt hồ sơ mở thẻ. Vì bản chất cấp tín dụng qua thẻ VISA credit là hình thức cấp tín dụng khơng có tài sản đảm bảo nên rất rủi ro cho ngân hàng. Các điều kiện mở thẻ tín dụng hiện nay tại VRB nói chung là khó khăn hơn các ngân hàng khác và hiện nay VRB cũng chưa đặt mục tiêu mở rộng hình thức tín dụng này.
Đối với mảng tín dụng tài trợ học phí, chữa bệnh, thấu chi tài khoản thanh toán,...VRB cũng chưa phát triển được dư nợ đáng kể. Các mục đích vay này chưa được VRB chú trọng mở rộng. Mặc dù đã ban hành sản phẩm nhưng các chi nhánh
VRB cũng chưa mặn mà với loại hình cho vay này. Đồng thời Hội sở chính chưa có những chỉ đạo cụ thể, sát sao về việc thực hiện cho vay các loại hình này.
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu dư nợ TDTD tại VRB theo mục đích vay giai đoạn 2009 - 2012:
(Nguồn: Báo cáo nội bộ VRB)
Thứ hai: Cơ cấu theo kỳ hạn vay
Bảng 2.10: Cơ cấu dư nợ TDTD theo kỳ hạn vay tại VRB giai đoạn 2009 - 2012
(Đơn vị: Triệu đồng) Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 1. Dư nợ TDTD: 284,310 553,350 217,120 243,030 1.1. Vay ngắn hạn 63,597 113,475 50,622 70,458 1.2. Vay trung hạn 49,503 52,025 33,196 19,002 1.3. Vay dài hạn 171,210 387,850 133,302 153,570
(Nguồn: Báo cáo nội bộ VRB)
Tỷ lệ cho vay mua nhà, sửa chữa nhà ở của VRB ở mức cao do đó tỷ lệ cho vay trung dài hạn cũng vì thế mà chiếm phần lớn trong cơ cấu nợ TDTD phân theo kỳ hạn. Hơn nữa, các khoản vay tiêu dùng đa số là được chi trả từ nguồn thu nhập là
lương nên khách hàng vay thường có nhu cầu kéo dài thời gian trả nợ để họ có thể cân đối nguồn trả nợ của mình tốt hơn.
Biểu đồ 2.6: Cơ cấu dư nợ TDTD theo kỳ hạn vay tại VRB giai đoạn 2009 - 2012
(Nguồn: Báo cáo nội bộ VRB)
Nhìn vào biểu đồ ta thấy, tỷ lệ dư nợ ngắn, trung, dài hạn trong TDTD của VRB khá đều đặn qua các năm, ít thay đổi. Mặc dù dư nợ có sự tăng trưởng và sụt giảm qua mỗi năm nhưng cơ cấu về các loại kỳ hạn khá đồng đều. Dư nợ TDTD ngắn hạn chiếm 22% năm 2009 đã tăng lên đạt 29% năm 2012. Dư nợ trung hạn thường chiếm tỷ lệ nhỏ hơn, từ 8-17% và cuối cùng là tỷ lệ dư nợ dài hạn luôn chiếm phần lớn nhất. Vì TDTD chủ yếu là vay dài hạn nên VRB cần có một nguồn vốn huy động trung dài hạn dồi dào để đáp ứng cho các nhu cầu vay vốn này. Nhưng trong thực tế, như đã phân tích ở trên, tỷ lệ vốn huy động kỳ hạn trên 12 tháng của VRB thấp và chưa ổn định. Do đó, việc đáp ứng các nhu cầu vốn trung dài hạn khi phát triển, mở rộng hoạt động TDTD tại VRB cũng là một bài tốn cần giải đáp.
Thứ ba: Cơ cấu theo nhóm nợ
Bảng 2.11: Cơ cấu dư nợ TDTD theo nhóm nợ tại VRB giai đoạn 2009 - 2012
(Đơn vị: triệu đồng) Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 1. Dư nợ TDTD 284,310 553,350 217,120 243,030 1.1. Nợ nhóm 1 270,095 524,852 198,472 214,583 1.2. Nợ nhóm 2 8,941 11,453 8,224 20,114 1.3. Nợ nhóm 3 3,109 8,565 2,458 2,298 1.4. Nợ nhóm 4 2,165 5,066 1,954 3,593 1.5. Nợ nhóm 5 - 3,413 6,012 2,441 Tỷ lệ nợ xấu TDTD 1.86% 3.08% 4.80% 3.43%
(Nguồn: Báo cáo nội bộ VRB)
Nợ xấu là một tồn tại nhức nhối tại VRB trong những năm qua. Các khoản nợ xấu tại VRB chủ yếu phát sinh từ giữa năm 2010 kéo dài đến thời điểm hiện tại. Các khoản cho vay TDTD mặc dù có dư nợ thấp và ít rủi ro nhưng vẫn bị phát sinh nợ xấu, chủ yếu là do công tác thẩm định chưa chuẩn xác đồng thời do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế nên người dân mất việc làm, mất nguồn thu nhập. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu của TDTD vẫn tương đối thấp so với tỷ lệ nợ xấu toàn ngân hàng. Năm 2009, nợ xấu TDTD VRB vẫn ở mức thấp là 1.86%, trong khi đó, nợ nhóm 1 chiếm tỷ lệ cao nhất với 95%, đạt 270,095 triệu đồng. Sang cuối năm 2010, tỷ lệ nợ xấu TDTD tăng lên 3.08%, đây là khoảng thời gian phát sinh nợ xấu hàng loạt của VRB. Đến năm 2011, tỷ lệ này đã tăng đến 4.80%. Tỷ lệ nợ xấu tăng cũng do một phần ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế. Các cá nhân vay vốn bị giảm thu nhập nên giảm khả năng trả nợ cho VRB. Tuy nhiên, phần lớn nguyên nhân là do công tác thẩm định, giám sát khoản vay của ngân hàng chưa được thực hiện tốt. Một số cán bộ thẩm định cho vay chưa khách quan, chỉ dựa vào TSĐB mà chưa đánh giá kỹ khả năng trả nợ của khách hàng. Khi nợ xấu phát sinh, TSĐB thanh khoản thấp chưa xử lý kịp đã khiến cho VRB có tỷ lệ nợ xấu cao. Đến năm 2012, tỷ lệ nợ xấu TDTD cùng tỷ lệ nợ xấu tồn ngân hàng cũng giảm xuống do VRB đã tích cực thu hồi nợ, xử lý được một số TSĐB, thu hồi nợ cho ngân hàng.
Thứ tư: Cơ cấu theo tài sản đảm bảo
Bảng 2.12: Cơ cấu dư nợ TDTD theo TSĐB tại VRB giai đoạn 2009 - 2012
(Đơn vị: Triệu đồng) Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 1. Dư nợ TDTD 284,310 553,350 217,120 243,030 1.1 Dư nợ có TSĐB là BĐS 204,156 467,845 160,451 205,746 1.2. Dư nợ có TSĐB là
phương tiện đi lại 50,124 49,157 28,475 17,845
1.3. Dư nợ khơng có TSĐB 30,030 36,348 28,194 19,439
(Nguồn: Báo cáo nội bộ VRB)
TSĐB của khoản vay TDTD chủ yếu phụ thuộc vào mục đích vay vốn. Thơng thường, các khoản vay mua nhà, sửa chữa nhà thường được đảm bảo bằng chính BĐS đó hoặc BĐS khác của khách hàng vay. Khoản vay mua ơtơ, phương tiện vận tải nói chung thường được đảm bảo bằng chính ơtơ mua. Hình thức vay tín chấp thường áp dụng cho những khoản vay tiêu dùng có giá trị nhỏ, khách hàng có nguồn thu nhập chắc chắn và có độ tín nhiệm cao.
Năm 2009, dư nợ TDTD được đảm bảo bằng BĐS là 204,156 triệu đồng chiếm 72% tổng dư nợ TDTD. Trong khi đó dư nợ được đảm bảo bằng phương tiện đi lại là 50,124 triệu đồng chiếm 18% và dư nợ TDTD tín chấp là 30,030 chiếm 11%. Như vậy, tổng dư nợ có TSĐB chiếm 90% dư nợ TDTD. Đây là một con số tương đối an toàn, đảm bảo khả năng thu hồi nợ cho VRB. Sang năm 2010, tỷ lệ dư nợ TDTD đảm bảo bằng BĐS tăng đến 85% đạt 467,875 triệu đồng. Trong khi đó, dư nợ đảm bảo bằng phương tiện đi lại chiếm 9% và dư nợ tín chấp chiếm 7%. Năm 2010 là năm VRB đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ TDTD nhưng cũng đi cùng với việc thắt chặt về TSĐB. Các loại hình đảm bảo mang tín rủi ro như tín chấp và đảm bảo bằng phương tiện vận chuyển được VRB hạn chế lại mà khuyến khích các khoản vay được đảm bảo bằng BĐS. Năm 2011, tỷ lệ dư nợ TDTD được đảm bảo bằng BĐS giảm còn 74% đạt 160,451 triệu đồng. Trong khi đó, dư nợ đảm bảo bằng phương tiện đi lại và tín chấp cùng chiếm 13%. Bước sang năm 2012, tỷ lệ nợ TDTD đảm bảo bằng BĐS lại tăng trở lại đạt mức 85% bằng với năm 2010.
Như vậy, ta thấy rằng, VRB vẫn luôn ưu tiên có các khoản vay TDTD được đảm bảo bằng BĐS vì đây được coi là hình thức đảm bảo khá an toàn cho ngân hàng. Tài sản là phương tiện vận tải cũng có tính thanh khoản tương đối nhưng thường bị khấu hao, giảm giá trị rất nhanh, đồng thời cũng khó khăn trong việc quản lý. Đối với việc cấp TDTD tín chấp thì VRB cũng rất hạn chế, tỷ lệ cho vay này qua các năm rất thấp. VRB ngày càng thẩm định chặt chẽ hơn đối với các khoản vay tín chấp vì mức độ rủi ro cao của chúng.
2.2.5.Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tiêu dùng tại VRB
2.2.5.1. Doanh số giải ngân – thu nợ từ tín dụng tiêu dùng
Doanh số giải ngân, thu nợ của hoạt động TDTD so với hoạt động tín dụng chung tại VRB như sau:
Bảng 2.13: Doanh số giải ngân thu nợ tiêu dùng tại VRB giai đoạn 2009-2012
(Đơn vị: triệu đồng)
Năm
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012
Tổng doanh số giải ngân 5,577,776 7,079,189 8,272,506 7,183,073
Doanh số giải ngân
TDTD 150,140 443,705 121,987 140,168
Tổng doanh số thu nợ
gốc 904,000 5,468,270 8,578,793 6,608,817
Doanh số thu nợ gốc
tiêu dùng 98,542 174,665 458,217 114,258
(Nguồn: Báo cáo nội bộ VRB)
Như đã nói, trước nay VRB thường tập trung vào tín dụng cho các doanh nghiệp bổ sung vốn kinh doanh, các dự án có vốn đầu tư lớn. Do đó, doanh số giải ngân – thu nợ tiêu dùng chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với tổng doanh số giải ngân thu nợ toàn ngân hàng, cụ thể như sau:
Biểu đồ 2.7: Doanh số giải ngân TDTD so với tổng doanh số giải ngân tại VRB giai đoạn 2009-2012 Triệu đồng 9,000,000 8,000,000 7,079,189 8,272,506 7,183,073 7,000,000 6,000,000 5,000,000 4,000,000 3,000,000 2,000,000 1,000,000 0 5,577,776 150,140 443,705 ime 121,987 140,168
Tổng doanh số cho vay Doanh số cho vay tiêu dùng
2009 2010 2011 2012
(Nguồn: báo cáo nội bộ VRB)
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy, doanh số giải ngân TDTD chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với tổng doanh số giải ngân tại VRB. Năm 2009, tổng doanh số giải ngân của VRB là 5,577,776 triệu đồng trong khi doanh số giải ngân TDTD chỉ là 150,140 triệu đồng chiếm 3% tổng doanh số giải ngân. Bước sang năm 2010, năm mà dư nợ của VRB tăng cao, doanh số giải ngân TDTD đạt 443,705 triệu đồng chiếm 6% tổng doanh số giải ngân. Như vậy, trong năm 2010, TDTD đã bắt đầu được mở rộng hơn trước, doanh số giải ngân TDTD cao hơn đồng thời tỷ trọng so với tổng doanh số giải ngân cũng tăng. Đến năm 2011, doanh số giải ngân TDTD đã giảm xuống còn 121,987 triệu đồng và chỉ chiếm 1% tổng doanh số giải ngân. Sau năm 2010 bị phát sinh hàng loạt nợ xấu, VRB đã thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng để thu hồi nợ xấu, do đó doanh số giải ngân TDTD cũng khơng phát triển nữa. Sở dĩ tổng doanh số giải ngân của VRB tăng trong năm này chủ yếu là do ngân hàng giải ngân cho khách hàng cũ với mục đích thu hồi nợ. Trong năm 2012, doanh số giải ngân TDTD tăng nhẹ so với năm trước đó, đạt 140,168 triệu đồng, chiếm 2% so với tổng doanh số giải ngân của VRB. Từ sau 2012 trở đi, tình hình tín dụng tại VRB đã khả quan hơn trước. Nợ xấu được xử lý một phần do đó VRB bắt đầu nới lỏng các điều
kiện cho vay hơn trước, tạo điều kiện phát triển tín dụng. Theo đó, doanh số giải ngân TDTD hứa hẹn sẽ tăng cao hơn các năm trước đó.
Biểu đồ 2.8: Doanh số thu nợ tiêu dùng so với tổng doanh số thu nợ tại VRB giai đoạn 2009 - 2012 Triệu đồng 9,000,000 8,000,000 7,000,000 6,000,000 5,000,000 4,000,000 3,000,000 2,000,000 1,000,000 0 904,000 98,542 5,468,270 174,665 8,578,793 458,217 6,608,817 114,258 Tổng doanh số thu nợ gốc Doanh số thu nợ gốc TDTD 2009 2010 2011 2012
(Nguồn: báo cáo nội bộ VRB)
Doanh số thu nợ gốc tiêu dùng cũng chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn so với tổng doanh số thu nợ gốc của toàn ngân hàng. Năm 2009, doanh số thu nợ gốc tiêu dùng là 98,542 triệu đồng chiếm 11% tổng doanh số thu nợ gốc. Năm 2009 là năm mà hoạt động tín dụng nói chung và TDTD nói riêng của VRB đang được mở rộng, do đó, doanh số giải ngân ra cao hơn nhiều so với doanh số thu nợ. Các khoản nợ thu về khơng gặp nhiều khó khăn do khách hàng vẫn còn khả năng trả nợ tốt. Đến năm 2010, doanh số thu nợ tiêu dùng đạt 174,665 triệu đồng chiếm 3% tổng doanh số thu nợ, và tăng 77% so với năm trước đó. Mức tăng này tương ứng với sự gia tăng của doanh số cho vay tiêu dùng.
Sang năm 2011, do ảnh hưởng của sự bùng phát nợ xấu toàn ngân hàng từ cuối năm 2010, bị giảm thanh khoản nên VRB đã chủ động tăng cường thu nợ. Doanh số thu nợ tiêu dùng đạt 458,217 triệu đồng, tăng 162% so với năm 2010 và gấp gần 4 lần doanh số cho vay tiêu dùng trong năm. Sang đến năm 2012, hoạt
động tín dụng bắt đầu ổn định trở lại, doanh số thu nợ gốc giảm lại xấp xỉ mức của năm 2009 và 2010.
2.2.5.2.Vòng quay vốn của hoạt động TDTD
Vòng quay vốn TDTD so với vịng quay vốn tín dụng chung của VRB qua các năm như sau:
Bảng 2.14: Vòng quay vốn TDTD và vịng quay vốn tín dụng chung của VRB giai đoạn 2009 – 2012: (Đơn vị: vòng/năm) Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Vịng quay vốn tín dụng chung 1.00 1.40 1.05