.4 Danh sách biến độc lập trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng lâm vào tình trạng phá sản của các doanh nghiệp niêm yết trên hose bằng mô hình thực nghiệm (Trang 25)

STT Tên Biến Cách tính Giả thiết

1 TLTA Tổng nợ phải trả/Tổng tài sản +

2 WCTA Vốn lưu động ròng/Tổng tài sản _

3 CLCA Nợ ngắn hạn/Tài sản lưu động +

4 RTA Doanh thu/TTS _

5 NITE (ROE) Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu

_ 6 NITA (ROA) Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản _

(Nguồn tổng hợp của tác giả)

Các biến được tác giả lựa chọn đại diện cho cả bốn nhóm chỉ tiêu: cấu trúc vốn, tính thanh khoản, hiệu quả hoạt động và lợi nhuận. Trong đó, 3 biến (TLTA,

WCTA, CLCA) được kế thừa từ mơ hình 5 biến của Ying Wuang và Michael Campbell. Trước đây, Ying Wuang và Michael Campbell đã sử dụng mơ hình 5 biến (TLTA, WCTA, CLCA, OENEG, INTWO) để dự đoán khả năng bị loại khỏi sản giao dịch của các doanh nghiệp niêm yết tại Trung Quốc vì lí do tài chính yếu kém và cho kết quả dự đốn chính xác cao. Tuy nhiên, với dữ liệu tác giả đã thu thập được thì hai biến OENEG, INTWO khơng được sử dụng vào mơ hình do số liệu thu thập được của các quan sát có giá trị tương đồng nhau nên khơng có khả năng phân biệt giữa các nhóm của biến phụ thuộc (khơng thỏa tiêu chí lựa chọn biến độc lập). Điều này là do với dữ liệu tài chính năm 2010, các doanh nghiệp chưa thực sự lâm vào tình cảnh khó khăn. Mặc dù khủng hoảng đã xảy ra từ năm 2008, nhưng do được nhà nước thực hiện gói kích cầu và hỗ trợ lãi suất, nên hiệu quả hoạt động của năm 2008 và 2009 vẫn khả quan. Doanh nghiệp chỉ thực sự bước vào khó khăn là kể từ năm 2010 cho đến thời điểm hiện nay. Để gia tăng độ chính xác của mơ hình, tác giả đề xuất bổ sung thêm 3 biến, trong đó: biến NITA (ROA) được kế thừa từ mơ hình 9 biến của Ying Wuang và Michael Campbell; 2 biến RTA và NITE (ROE) được lựa chọn từ bộ các chỉ số tài chính cơ bản phản ánh sức mạnh tài chính của doanh nghiệp và cũng đã được Altman sử dụng trong mơ hình Zscore để dự đoán dấu hiệu phá sản của doanh nghiệp.

TLTA là chỉ tiêu đánh giá mức độ hợp lí của cấu trúc vốn doanh nghiệp. Nó được tính bằng cơng thức TLTA = Tổng nợ/Tổng tài sản. Chỉ tiêu này phản ảnh cứ 1 đồng tài sản được tài trợ từ bao nhiêu đồng nợ, chỉ số này càng lớn chứng tỏ khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp thấp và ngược lại. Chỉ số này giúp cho doanh nghiệp cân nhắc trong việc có tiếp tục sử dụng nợ nữa hay không. Sử dụng nợ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như: giảm chi phí tài chính khi chiếm dụng vốn của người bán, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp khi sử dụng nợ vay… Tuy nhiên, không phải lúc nào sử dụng nợ vay cũng mang lại lợi ích và càng sử dụng nhiều nợ vay càng tốt, nếu doanh nghiệp sử dụng quá nhiều nợ sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi tác động của thị trường lãi suất, nếu lãi suất tăng đáng kể thì doanh nghiệp sẽ khó có khả năng trang trải cho phần chi phí này hoặc nếu hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp bị trục trặc như: hàng tồn kho chậm luân chuyển, hay thu hồi công nợ của đối tác bị chậm trễ hơn so với tiến độ thì doanh nghiệp dễ lâm vào tình trạng mất khả năng thanh tốn các khoản NĐH và dẫn đến tình trạng có nguy cơ phá sản. Như vậy, TLTA càng cao thì khả năng doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản cao, tức biến độc lập TLTA có tính chất đồng biến với biến phụ thuộc.

WCTA là chỉ tiêu đánh giá mức độ lành mạnh tài chính của doanh nghiệp. Nó được tính bằng cơng thức WCTA = Vốn lưu động ròng/Tổng tài sản. Ở đây vốn lưu động ròng là vốn dài hạn còn dư sau khi đã tài trợ cho tài sản dài hạn và được sử dụng để tài trợ cho các tài sản ngắn hạn. Chỉ tiêu này phản ảnh cứ 1 đồng tài sản được tài trợ từ bao nhiêu đồng vốn lưu động rịng, đồng thời cho biết tình trạng cân đối tài chính của doanh nghiệp. Trường hợp WCTA lớn hơn hoặc bằng 0 chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng đúng nguồn vốn đúng mục đích (tức vốn ngắn hạn để tài trợ cho nợ ngắn hạn). Ngược lại nếu WCTA nhỏ hơn 0, chứng tỏ doanh nghiệp đang bị thiếu hụt nguồn vốn dài hạn phải dùng vốn ngắn hạn để bù đắp. Đây là tình trạng nguy hiểm đáng báo động vì một khi doanh nghiệp bị mất cân đối tài chính thì quyền lợi của các chủ nợ ngắn hạn đang bị đe dọa nếu doanh nghiệp khơng có khoản tiền nào để bù đắp trong thời gian ngắn. Mặc dù vẫn có tài sản để đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ này, tuy nhiên vấn đề là thời gian bao lâu mới thực hiện chuyển đổi được thành tiền của các tài sản này mà đặc biệt là các máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất của doanh nghiệp hay các khoản đầu tư bất động sản trong thời kì suy thối như hiện nay. Nếu lâm vào tình trạng mất cân đối này thì khả năng thanh tốn các khoản NĐH của doanh nghiệp rất thấp. Trừ trường hợp doanh nghiệp có thể gia tăng vốn để bù đắp, nhưng đối với các doanh nghiệp đã lâm vào hồn cảnh này thì việc gia tăng vốn gần như khơng thể. Như vậy, WCTA càng nhỏ hơn khơng thì mức độ mất cân đối tài chính càng lớn và khả năng lâm vào tình trạng phá sản càng cao, tức biến độc lập WCTA có tính chất nghịch biến với biến phụ thuộc.

CLCA là chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh khoản của doanh nghiệp. Nó được tính bằng cơng thức CLCA = Nợ ngắn hạn/tài sản ngắn hạn. Chỉ tiêu này phản ảnh

một đồng tài sản ngắn hạn được tài trợ từ bao nhiêu đồng nợ ngắn hạn, đồng thời phản ảnh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn từ tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn hoặc bằng 1 chứng tỏ doanh nghiệp có đủ tài sản ngắn hạn (tài sản có khả năng chuyển đổi thành tiền nhanh) để kịp thời thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Và ngược lại nếu chỉ số này lớn hơn 1 tức là tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp không đủ để chuyển thành tiền mặt đảm bảo việc thanh toán đầy đủ và đúng hạn cho các khoản nợ ngắn hạn. Tỷ số này càng cao hơn 1 chứng tỏ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn càng thấp và điều này tất nhiên sẽ có ảnh hưởng mạnh tới khả năng lâm vào tình trạng phá sản của doanh nghiệp trong tương lai, tức biến độc lập CLCA có tính chất đồng biến với biến phụ thuộc.

NITA hay thường gọi là ROA là chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của tài sản doanh nghiệp. Nó được tính bằng cơng thức NITA = Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản. Chỉ số này cho thấy một đồng tài sản có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Lợi nhuận là mục đích cuối cùng của doanh nghiệp và là cơ sở để nhà đầu tư đánh giá hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên để đánh giá khả năng sinh lợi của mỗi doanh nghiệp và so sánh giữa các doanh nghiệp thì cần phải so sánh lợi nhuận với một số tiêu chí khác như tổng tài sản, vốn chủ sở hữu hay doanh thu... Có thể lợi nhuận năm nay cao hơn năm trước nhưng chưa chắc đó là dấu hiệu tốt vì cịn phải xem xét thêm sự gia tăng lợi nhuận này có tương xứng với sự gia tăng tổng tài sản mà doanh nghiệp đã đầu tư thêm hay khơng. NITA là một chỉ tiêu tài chính quan trọng để đánh giá khía cạnh này. Từ việc so sánh NITA giữa các năm, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp sẽ đánh giá lại hiệu quả hoạt động của toàn doanh nghiệp, thu hẹp những khoản đầu tư hiệu quả thấp hoặc không hiệu quả, tránh việc đầu tư tràn làn khơng hiệu quả gây thất thốt vốn dẫn đến vỡ nợ như các sự vụ gần đây của các tập đoàn, tổng doanh nghiệp (Tập đoàn Vinashin, Tập đoàn Thái Hịa…) gây ảnh hưởng lớn cho tồn nền kinh tế xã hội. Nếu NITA của doanh nghiệp thấp điều này tất nhiên sẽ ảnh hưởng xấu đến khả năng thanh tốn cơng nợ và tăng nguy cơ lâm vào tình trạng phá sản. Như vậy, NITA là biến độc lập có tính chất nghịch biến với biến phụ thuộc.

NITE hay thường gọi là ROE là chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu doanh nghiệp. Nó được tính bằng công thức NITE = Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu. Chỉ số này cho thấy một đồng vốn chủ sở hữu có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. ROE là chỉ tiêu để các cổ đông, nhà đầu tư xem xét có nên duy trì hoạt động đầu tư hay đầu tư mới vào doanh nghiệp hay không. Nếu NITE của doanh nghiệp thấp hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng (khoản đầu tư được xem là an tồn nhất và có mức sinh lợi thấp nhất) thì các doanh nghiệp rất khó để giữ chân các nhà đầu tư hiện tại chứ chưa nói đến việc huy động vốn từ các cổ đông mới. Nếu NITE của doanh nghiệp cao hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng và các doanh nghiệp kinh doanh cùng lĩnh vực ngành nghề sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn để bổ sung vốn kinh doanh, đặc biệt là nguồn vốn chủ sở hữu góp phần giảm bớt áp lực nợ nần và cũng đồng nghĩa với việc giảm bớt nguy cơ lâm vào tình trạng phá sản. NITE càng cao chứng tỏ hiệu quả sinh lời vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp càng tốt. Vậy, NITE là biến độc lập có tính chất nghịch biến với biến phụ thuộc.

RTA là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp. Nó được tính bằng cơng thức RTA = Doanh thu/Tổng tài sản. Chỉ tiêu này phản ánh một đồng tài sản có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu hay tổng tài sản của doanh nghiệp có thể quay bao nhiêu vịng trong một năm. Vịng quay tổng tài sản là chỉ tiêu đại diện chung cho vòng quay hàng tồn kho, vòng quay khoản phải thu … Vòng quay hàng tồn kho nhanh chứng tỏ doanh nghiệp đang kinh doanh mặt hàng thịnh hành trên thị trường, phạm vi thị trường đầu ra rộng, kế hoạch tồn kho hợp lí. Vịng quay khoản phải thu tốt chứng tỏ cơng tác đánh giá lựa chọn đối tượng khách hàng đầu ra tốt, khách hàng đầu ra uy tín, khả năng quản lí công nợ của doanh nghiệp tốt. RTA càng cao chứng tỏ vòng quay tài sản của doanh nghiệp nhanh, khả năng xoay vòng vốn để thanh toán nợ tốt. Tức, RTA là biến độc lập có tính chất nghịch biến với biến phụ thuộc.

2.3 Phương pháp xử lý số liệu và giải thích kết quả nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp xử lý số liệu

Trong trường hợp nghiên cứu của luận văn, dữ liệu thứ cấp được tập hợp từ số liệu được công bố của các doanh nghiệp niêm yết, cơng cụ xử lý là mơ hình hồi quy Logistic, cần có sự trợ giúp của các phần mềm thống kê như Eview, SPSS, Stata… Stata là phần mềm chuyên hỗ trợ cho các mơ hình thống kê và cho kết quả hồi quy chính xác cao. Do vậy, tác giả sử dụng phần mềm Stata để xử lý số liệu.

Trình tự xử lý số liệu gồm: mơ tả và trình bày dữ liệu, đánh giá độ phù hợp của phương trình hồi quy, lựa chọn biến giải thích.

- Đánh giá mức ý nghĩa của mơ hình hồi quy dựa vào thước đo Chi2. Giá trị của Chi2 càng gần 0 thì mơ hình hồi quy càng có ý nghĩa thống kê.

- Lựa chọn biến giải thích theo tiêu chí tương quan chặt chẽ với biến phụ thuộc trong mức có ý nghĩa thống kê. Thơng thường các nhà nghiên cứu hay sử dụng mức có ý nghĩa là 1% và 5%. Tuy nhiên trong trường hợp ở Việt Nam điều kiện thu thập dữ liệu khó khăn và nền kinh tế đang phát triển, tác giả sẽ xem xét thêm mức có ý nghĩa 10%.

2.3.2 Kết quả thực nghiệm và giải thích kết quả

Sau khi lựa chọn được biến độc lập và biến phụ thuộc, chúng ta đi vào ước lượng phương trình hồi quy Logistic sau:

P(Yi=1)= Exp(B1 + B2ROE + B3ROA + B4RTA + B5WCTA + B6CLCA + B7TLTA)/(1 + Exp(B1 + B2ROE + B3ROA + B4RTA + B5WCTA + B6CLCA + B7TLTA))

Để ước lượng phương trình hồi quy Logistic, tác giả sử dụng phần mềm Stata và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.5: Kết quả thực nghiệm của mô hinh nghiên cứu

Logistic regression Number of obs = 197

Pseudo R2 = 0.9173

Default Coef. Std.Err P> /z/

ROE 9.556307 11.91993 0.423 ROA -40.69496 32.77118 0.214 RTA -38.66687 14.07536 0.006 WCTA 0.4275215 4.700528 0.928 CLCA 29.71471 11.90951 0.013 TLTA 11.57036 6.719903 0.085 _cons 0.944834 2.484194 0.704

(Nguồn số liệu tính tốn của tác giả)

Để đánh giá mơ hình hồi quy có ý nghĩa hay khơng ta có thể kiểm định cặp giả thuyết sau:

H0: Mơ hình hồi quy Logistic khơng có ý nghĩa. H1: Mơ hình hồi quy Logistic có ý nghĩa.

Kết quả thu được từ mơ hình là chi2 = 0.00 cho thấy bác bỏ giả thuyết H0, tức là mơ hình hồi quy Logistic có ý nghĩa thống kê.

Giải thích kết quả: kết quả chạy mơ hình Logistic cho 197 quan sát là các doanh nghiệp đã niêm yết trên HOSE ít nhất 2 năm tại thời điểm 31/12/2011 như sau:

- Đối với biến ROE: theo kết quả mơ hình ROE có tính chất nghịch biến với biến phụ thuộc (ngược với giả thiết ban đầu), P có giá trị rất lớn (0.42). Do vậy, ROE khơng có ý nghĩa về mặt thống kê trong việc đánh giá xác suất phá sản của doanh nghiệp. Điều này có thể là do mẫu nghiên cứu bao gồm nhiều ngành nghề khác nhau, mà ROE của mỗi ngành nghề có khác biệt đáng kể do đó ảnh hưởng đến khả năng phân nhóm của của biến độc lập trong mơ hình.

- Đối với biến ROA: theo kết quả mơ hình ROA có tính chất nghịch biến với biến phụ thuộc (ngược với giả thiết ban đầu), P có giá trị rất lớn

(0.21). Do vậy, ROA khơng có ý nghĩa về mặt thống kê trọng việc đánh giá xác suất phá sản của doanh nghiệp. Điều này có thể là do ảnh hưởng của mẫu nghiên cứu gồm nhiều ngành nghề khác nhau hay mẫu nghiên cứu chưa đủ lớn để tạo ra mối liên hệ giữa biến độc lập và biến phục thuộc.

- Đối với biến RTA: theo kết quả mơ hình RTA có tính chất nghịch biến với biến phụ thuộc (phù hợp với giả thiết ban đầu), P có giá trị rất nhỏ (0.006). Do vậy với mức ý nghĩa 10%, RTA có ý nghĩa về mặt thống kê trọng việc đánh giá khả năng phá sản của doanh nghiệp. Với tính chất nghịch biến, RTA có tác dụng ngược chiều với khả năng lâm vào tình trạng phá sản của doanh nghiệp, tức là RTA càng lớn, doanh nghiệp hoạt động càng hiệu quả thì khả năng lâm vào tình trạng phá sản là rất thấp. - Đối với biến WCTA: theo kết quả mơ hình WCTA có tính chất đồng biến

với biến phụ thuộc (ngược với giả thiết ban đầu), P có giá trị rất lớn (0.92). Do vậy, WCTA khơng có ý nghĩa về mặt thống kê trọng việc đánh giá khả năng phá sản của doanh nghiệp. Điều này có thể do mẫu nghiên cứu khơng đủ lớn để tạo ra mối liên hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc.

- Đối với biến CLCA: theo kết quả mơ hình CLCA có tính chất đồng biến với biến phụ thuộc (phù hợp với giả thiết ban đầu), P có giá trị rất nhỏ (0.01). Do vậy với mức ý nghĩa 10%, CLCA có ý nghĩa về mặt thống kê trọng việc đánh giá khả năng phá sản của doanh nghiệp. Với tính chất đồng biến, CLCA có tác dụng cùng chiều với khả năng lâm vào tình trạng phá sản của doanh nghiệp, tức là nếu doanh nghiệp càng sử dụng nợ ngắn hạn để đầu tư dài hạn thì doanh nghiệp càng tiếp cận gần với nguy cơ lâm vào tình trạng phá sản.

- Đối với biến TLTA: theo kết quả mơ hình TLTA có tính chất đồng biến với biến phụ thuộc (phù hợp với giả thiết ban đầu), P có giá trị nhỏ (0.08). Do vậy với mức ý nghĩa 10%, TLTA có ý nghĩa về mặt thống kê

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng lâm vào tình trạng phá sản của các doanh nghiệp niêm yết trên hose bằng mô hình thực nghiệm (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w