2.2. Điểm qua tình hình hoạt động của ngân hàng trong các sản phẩm dịch vụ chủ
2.2.3. Hoạt động dịch vụ
Ngoài các mảng hoạt động truyền thống của ngân hàng mà tiêu biểu là hoạt động huy động vốn và cấp tín dụng, ngân hàng thương mại Việt Nam cịn cung cấp các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng hiện đại như: dịch vụ thanh toán, chuyển tiền; các dịch vụ ngân quỹ;
dịch vụ thu đổi ngoại tệ; dịch vụ cho thuê két sắt, quản lý tài sản; dịch vụ tư vấn tài chính;…
Đối với các nước phát triển trên thế giới, dịch vụ không phải là một mảng mới trong hoạt động ngân hàng; tuy nhiên ngành ngân hàng Việt Nam, hoạt động dịch vụ chưa thực sự phát triển, điều này thể hiện qua cơ cấu thu nhập của các ngân hàng thương mại trong nước: trong đó nguồn thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng thu nhập của ngành ngân hàng. Năm 2010, tỷ trọng trung bình thu nhập lãi trong tổng thu nhập của 10 NH hàng đầu Việt Nam là 76,8%. Đối với một số NH có qui mơ nhỏ hơn, tỷ trọng này thậm chí cịn lên tới hơn 90% (Liên Việt: 92,2%, Đại Dương: 103,5%, Nam Việt: 93,1%, Phát triển Mê Kông: 98,8%). Điều này cho thấy cơ cấu thu nhập của hệ thống NH Việt Nam chưa có sự đa dạng, phụ thuộc nhiều vào hoạt động tín dụng trong khi thu nhập từ hoạt động dịch vụ chỉ mới đóng góp một phần khiêm tốn vào tổng thu nhập. Mặc dù những năm gần đây, tỷ trọng thu nhập từ hoạt động ngoài lãi của các ngân hàng Việt Nam đã tăng hơn trước, trung bình năm 2012 là 14%, tăng 7% so với năm ngối và có xu hướng tăng nhưng vẫn thấp so với quốc gia Châu Á Thái Bình Dương khác.
Bảng 2.4: Tỷ lệ thu nhập thuần ngoài lãi của một số quốc gia năm 2012
Chỉ tiêu Úc Trung Quốc Singapore Thái Lan Việt Nam
Tỷ lệ thu nhập thuần ngoài
lãi 33% 21% 40% 36% 51
(Nguồn: Khảo sát về ngành ngân hàng của KPMG 2013)
Tình trạng trên là kết quả của nhiều nguyên nhân
•Nguyên nhân đầu tiên nằm ở cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của các ngân hàng Việt Nam còn lạc hậu, kém phát triển trong khi đây là điều kiện tiên quyết để phát triển dịch vụ tài chính-ngân hàng. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay của các NHTM Việt Nam yêu cầu nguồn kinh phí lớn để đầu tư cải tiến hay phát triển mới hệ thống CNTT không phải là chuyện một sớm một chiều do những hạn chế về nguồn vốn nhỏ.
•Một nguyên nhân là do uy tín của các ngân hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế còn chưa cao nên các doanh nghiệp lớn (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lẫn doanh nghiệp Việt) thường chọn những chi nhánh-ngân hàng nước ngồi tại Việt Nam là bên đại diện trong thanh tốn quốc tế, một phần cũng do yêu cầu của bên đối tác nước ngồi địi hỏi phải được bảo đảm bằng uy tín của một ngân hàng có “tên tuổi” trên thế giới.
•Trong lĩnh vực dịch vụ thẻ, hệ thống máy ATM, POS của một số ngân hàng cịn giới hạn số lượng, ngồi ra giữa các ngân hàng với nhau còn chưa liên kết đồng bộ nên gây ra sự khó khăn hay bất tiện cho khách hàng trong q trình sử dụng, thậm chí thường xun xảy ra lỗi hệ thống,… khiến cho khách hàng nhiều khi không mặn mà với việc sử dụng dịch vụ thẻ của các NHTM Việt Nam.
•Mặt khác, trình độ của dân cư cịn chưa đồng đều gây trở ngại cho việc tiếp cận các dịch vụ ngân hàng hiện đại của người dân, thậm chí là tâm lý e ngại giao dịch hay có quan hệ với ngân hàng.
•Ngồi ra, một điều rất quan trọng là hệ thống các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động và xử lý các tranh chấp trong mảng cung ứng dịch vụ như: Internet banking, Mobil banking,… còn hạn chế, chưa theo kịp các yêu cầu đổi mới kỹ thuật tác nghiệp hiện đại, và sự thay đổi thường xuyên trong ứng dụng cơng nghệ vào dich vụ ngân hàng, ngồi ra còn tạo tâm lý e ngại sử dụng và giải quyết tranh chấp.
•Ngồi ra cịn một ngun nhân nữa nằm ở trình độ của nhân viên ở một số ngân hàng nhỏ còn chưa cao, kỹ thuật nghiệp vụ chưa vững vàng cũng hạn chế khả năng đổi mới qui trình nghiệp vụ và ứng dụng cơng nghệ vào hoat động dịch vụ của ngân hàng.
Biểu đồ 2.7: Thu nhập thuần ngoài lãi một số ngân hàng 2011-2012
(Nguồn: Khảo sát về ngành ngân hàng của KPMG 2013)